010-2023 - page 14

14
Giả danh nhân viên BHXH,
công an để lừa đảo
Thông quamạng xã hội, các đối tượng giả danh nhân viên BHXH, công an
yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để được giải quyết chế độ.
Bạn đọc -
ThứNăm12-1-2023
lao động phải đóng đủ sáu tháng
trong vòng 12 tháng trước khi sinh
thì mới đủ điều kiện nhận trợ cấp.
Vì thế, trường hợp của chị không
được giải quyết.
Vài tháng sau, lúc chị T truy cập
Facebook, chị thấy có trang BHXH
Việt Nam cùng những dòng chữ
“cung cấp dịch vụ giải ngân trước
hạn; làm lại sổ BHXH; hỗ trợ giải
ngân hồ sơ quá hạn”.
Nghĩ trường hợp của mình có thể
được giải ngân hồ sơ trợ cấp thai
sản quá hạn nên chị T đã kích vào
mục “gửi tin nhắn” và nhận được tin
nhắn qua ứng dụng Messenger có
nội dung liên hệ với chuyên gia về
bảo hiểm qua Zalo để được tư vấn.
Nhận được tin nhắn trên, chị T
đã kết bạn với tài khoản Zalo của
một người tự xưng là chuyên viên
của BHXH Việt Nam.
Sau đó, người này yêu cầu chị T
cung cấp thông tin cá nhân, chụp ảnh
CCCD và tài khoản ngân hàng để
cơ quan BHXH chuyển 17.706.000
đồng tiền giải quyết chế độ thai sản
cho chị. Thế nhưng, số tiền trên chị
T sẽ không được nhận một lần mà
phải chia thành năm lần. Mỗi lần
giải ngân, chị T phải chuyển khoản
cho chuyên viên BHXH giả mạo
này số tiền là 820.000 đồng phí
giải quyết hồ sơ.
Chị T làm theo hướng dẫn và đã
chuyển tiền lần giải ngân thứ nhất
qua tài khoản. Khoảng 10 phút sau
khi chuyển tiền, chị T nhận được tin
nhắn yêu cầu kiểm tra lại thông tin
cá nhân đã đúng chưa để chuyển tiền.
Sau khi chị T xác nhận thông
tin đã đúng thì người này lại tiếp
tục yêu cầu chị chuyển thêm vào
tài khoản đã cung cấp bốn lần phí
chuyển tiền, mỗi lần là 820.000
đồng để được nhận toàn bộ số tiền
ngay trong ngày.
Thấy khả nghi, chị T đã tìm đến
cơ quan BHXH huyện Cần Giờ
nhờ tư vấn và biết mình đã bị lừa.
Một trường hợp khác, kẻ gian
giả danh cán bộ CSGT để lừa đóng
“phạt nguội”. Cụ thể, anh LVT (trú
quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho
biết khoảng hai tuần trước anh bị
đánh thức bởi cuộc gọi có đầu số
+1844498… lúc 22 giờ. Người bên
kia đầu dây xưng là tổng đài viên
của Cục CSGT, đề nghị anh cung
cấp họ tên, số CCCD…
Sau khi cung cấp các thông tin cá
nhân, anh T được thông báo mình
vượt đèn đỏ, gây tai nạn rồi bỏ chạy
ở Đà Nẵng, đang bị cơ quan công
an điều tra.
Bất ngờ và lo lắng, anh T nói
mình không hề di chuyển vào Đà
Nẵng nên không thể vi phạm, đầu
dây bên kia liền cho rằng có thể
anh làm rơi giấy tờ nên bị giả mạo.
Sau một lúc trao đổi, trước thái độ
kiên quyết của anh T, đối phương
NGUYỄNHIỀN
T
hời gianqua,
PhápLuật TP.HCM
nhận được thông tin của một
số bạn đọc phản ánh về việc
bị số điện thoại lạ gọi đến tự xưng
cán bộ làm trong một số cơ quan
nhà nước để lừa đảo.
Với thủ đoạn khác nhau, nhiều
đối tượng đã giả danh cán bộ làm
trong các cơ quan nhà nước, sau đó
yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào
tài khoản của mình để chiếm đoạt.
Giả nhân viên BHXH,
cán bộ CSGT
Giữa năm 2022, cơ quan Bảo
hiểm xã hội (BHXH) huyện Cần
Giờ, TP.HCM có nhận được thông
tin phản ánh của chị NTT về việc
chị bị một người tự xưng là chuyên
viênBHXHViệt Nam lừa đảo chiếm
đoạt tiền.
Theo lời kể của chị T, hơn một
năm trước chị có tham gia BHXH
nhưng sau đó chị nghỉ việc để sinh
con. Sinh con xong, chị đến cơ quan
BHXH hỏi thủ tục nhận trợ cấp thai
sản. Tuy nhiên, nhân viên BHXH
giải thích: Theo quy định, người
Các đơn vị CSGT không
gọi điện thoại thông
báo vi phạm trật tự, an
toàn giao thông, không
yêu cầu người vi phạm
chuyển tiền nộp phạt vào
bất kỳ tài khoản nào.
Cơ quan BHXH
không triển khai
bất kỳ hình thức
giải quyết các
chế độ BHXH
quamạng
xã hội. Ảnh:
NGUYỄNHIỀN
chủ động ngắt máy. Anh T cho biết
qua báo chí, anh cũng biết có tình
trạng lừa đảo này nên đã cảnh giác.
Không giải quyết chế độ
qua mạng xã hội
Liên quan đến chiêu lừa giả danh
nhânviênBHXHđể giải quyết chế độ
BHXH, một đại diện cơ quanBHXH
TP.HCM cho biết việc có người tự
xưng là người của cơ quan BHXH
để giải quyết chuyển tiền giải ngân
hưởng các chế độ BHXH qua các
trang mạng xã hội như Messenger,
Zalo, Viber... là lừa đảo.
Hiện nay, cơ quan BHXH không
triển khai bất kỳ hình thức giải quyết
thanh toán chi trả các chế độ BHXH
qua mạng xã hội.
Cơ quan BHXHTP.HCMkhuyến
cáo: Người dân cần nâng cao cảnh
giác khi vào các trang mạng xã
hội có tên cơ quan BHXH và cá
nhân tự xưng là người của cơ quan
BHXH. Người dân tuyệt đối không
thực hiện bất cứ yêu cầu nào của
các đối tượng này, nhất là không
chuyển tiền hoặc cung cấp thông
tin cá nhân cho họ qua điện thoại,
Zalo, Viber hoặc Messenger.
Trong trường hợp nhận được các
cuộc gọi, tin nhắn như trên, người
dân cần báo ngay cho cơ quan công
an để xử lý hoặc thông báo trực tiếp
đến cơ quan BHXH gần nhất trên
địa bàn TP. Người dân cũng có thể
gọi đến hotline của BHXHViệt Nam
1900.9068 để được tư vấn, hỗ trợ
và giải đáp kịp thời.•
Từngày1-7,bạnđọctrẻcủabáo
PhápLuậtTP.HCM
gửibàiviếttham
dự cuộc thi“Tổ ấmtôi mơ”sẽ có cơ
hội được trao tặng một căn hộ trị giá gần 1 tỉ đồng khi đoạt giải cao
nhất của cuộc thi. Đây là cuộc thi viết do báo
Pháp Luật TP.HCM
phối
hợp cùng Tập đoàn CT Group tổ chức.
Với slogan“Cùng người trẻ kiến tạo cuộc sống”, cuộc thi tạo sân chơi
cho các bạn trẻ thoải mái thể hiện khát khao kiến tạo cuộc sống hiện
đại, giàu cảm hứng qua việc viết và thiết kế ngôi nhà mơ ước, tổ ấm
yêu thương trong tương lai.
Đối tượng thamgia: Là côngdânViệt Nam, độ tuổi từ 22 đến 35 (tính
đến thời điểmgửi bài dự thi), đang sống và làmviệc tạiTP.HCM; có khát
khaovà kếhoạch sinh sống, làmviệc lâudài, cốnghiến cho sựphát triển
của TP.HCM trong tương lai. Người tham gia thuộc diện chưa có nhà ở,
đồng thời cũng không sở hữu bất kỳ bất động sản nào tạiTP.HCMhoặc
các tỉnh, thành khác…
Người thamgia sẽ trải qua ba vòng thi:Vòng 1:Viết lại giấcmơ; vòng
2: Họa hình giấc mơ; vòng 3: Chinh phục giấc mơ.
Tất cả tác phẩm gửi về email:
Giải thưởng:
5 giải thưởng chính gồm:
+1giảiđặcbiệt:MộtcănhộthuộcbrandDiyas doCTGrouptraotặng
+ 1 giải I: 40 triệu đồng
+ 1 giải II: 25 triệu đồng
+ 1 giải III: 15 triệu đồng
+ 2 giải khuyến khích: 5 triệu đồng/giải.
Các giải thưởng phụ:
+ Giải bài viết xuất sắc của tháng: 3 triệu đồng/giải (mỗi tháng sẽ
chọn ra tối đa hai bài viết xuất sắc nhất).
+ Giải ý tưởng“Họa hình giấc mơ”(vòng 2) được bạn đọc bình chọn
nhiều nhất trên mạng xã hội: 5 triệu đồng.
+Giải“Nhàthiếtkếđồnghành”:Sáugiảidànhchosáunhómsinhviên
tham gia tư vấn, hỗ trợ cho các thí sinh tương ứng với các giải thưởng
của các thí sinh, gồm:
.
1 giải đặc biệt: 10 triệu đồng
.
1 giải I: 5 triệu đồng
.
1 giải II: 3 triệu đồng
.
1 giải III: 2 triệu đồng
.
2 giải khuyến khích: 1 triệu đồng/giải.
.
Ngoài ra, các sinh viên tham gia sẽ được nhận giấy chứng nhận
của ban tổ chức.
Để biết thêm thông tin chi tiết về thể lệ cuộc thi, cách thức thamgia
cuộc thi, thành phần ban giám khảo cuộc thi… bạn đọc quét mã QR
hoặc vào website của cuộc thi tại địa chỉ toamtoimo.plo.vn.
Trân trọng mời bạn đọc tham gia cuộc thi!
Người đoạt giải cao nhất cuộc thi “Tổ ấm tôi mơ” sẽ được trao tặng căn hộ gần 1 tỉ đồng.
Người đoạt giải cao nhất của cuộc thi sẽ được Tập đoànCTGroup
tặng căn hộ thuộc brandDiyas trị giá gần 1 tỉ đồng.
Mời bạnđọc thamgia cuộc thi “Tổấmtôimơ”
ĐƠN VỊ TÀI TRỢ
CSGT không gọi điện thoại thông báo
vi phạm an toàn giao thông
Theo Cục CSGT, tất cả trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông
được phát hiện thông qua hệ thống giám sát hoặc các thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ (còn gọi là phạt nguội), CSGT sẽ gửi thông báo bằng văn bản
tới chủ xe hoặc người điều khiển xe vi phạm và đề nghị tới đơn vị phát
hiện vi phạm để xử lý.
Ngoài ra, khi đi đăng kiểm xe, nếu có vi phạm, người vi phạm sẽ được
cơ quan đăng kiểm thông tin về trường hợp vi phạmcủamình và đề nghị
tới đơn vị CSGT phát hiện vi phạm để xử lý.
Do vậy, khi nhận được giấy thông báo vi phạmcủa cơ quan chức năng,
đến ngày hẹn, chủ xe hoặc người điều khiển xe mang đầy đủ giấy tờ cần
thiết đến trụ sở đơn vị CSGT ra thông báo để làm việc.
Các đơn vị CSGT không gọi điện thoại thông báo vi phạm trật tự, an
toàn giao thông, không yêu cầu người vi phạm chuyển tiền nộp phạt
vào bất kỳ tài khoản nào.
PV
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook