13
Năm 2022 ngành BHXH chi
380.000 tỉ cho người dân
VIẾT LONG
N
ăm 2022, Bảo hiểm xã
hội (BHXH) Việt Nam
đối diện với khó khăn
do dịch COVID-19 và việc
thay đổi chính sách hỗ trợ
người tham gia bảo hiểm y
tế (BHYT), khiến khoảng 4,9
triệungười không tiếp tụcđược
hỗ trợ thẻ BHYT. Tuy nhiên,
ngành đã chủ động ứng phó,
nhờ vậy số người tham gia
BHYT đạt 91,1 triệu người,
tỉ lệ bao phủ 92,04% dân số,
tăng hơn 2,2 triệu người so với
năm 2021” - đại diện BHXH
Việt Nam thông tin như trên
tại hội nghị trực tuyến triển
khai nhiệm vụ công tác năm
2023 diễn ra ngày 11-1.
38,08% lực lượng lao
động tham gia BHXH
Về chính sách BHXH,
ngành bảo hiểm cho biết
khoảng 17,5 triệu người tham
gia BHXH, đạt 38,08% lực
lượng lao động trong độ tuổi.
Như vậy, độ bao phủ BHXH,
BHYT tăng đồng nghĩa lưới
an sinh xã hội được mở rộng,
có thêm hàng chục triệu lượt
người được thụ hưởng chế độ.
Cũng trong năm 2022,
BHXH đã giải quyết cho trên
95.600 hồ sơ hưởng mới và
chi trả kịp thời đến 3,3 triệu
người hưởng lương hưu, trợ
cấp BHXH hằng tháng; gần
11 triệu lượt người hưởng chế
độ ốm đau, thai sản, dưỡng
sức phục hồi sức khỏe; trên
977.000 người hưởng các
chế độ bảo hiểm thất nghiệp
(BHTN); 151,4 triệu lượt
người hưởng BHYT. Tổng số
tiền chi cho người hưởng lên
đến 380.000 tỉ đồng.
Ngành cũng triển khai kịp
thời các gói hỗ trợ từ các quỹ
BHXH, BHTN cho người lao
động và người sử dụng lao
động, nâng tổng số tiền hỗ
trợ lên trên 47.200 tỉ đồng,
chiếm 45,2% trên tổng các
gói hỗ trợ COVID-19 của
Chính phủ. Qua đó giúp ổn
định đời sống người dân cũng
như phục hồi sản xuất, kinh
doanh cho doanh nghiệp;
khẳng định vai trò trụ cột của
chính sách BHXH, BHYT
trong hệ thống an sinh xã
hội quốc gia.
Đáng chú ý, ngành đã kiểm
tra, thanh tra 36.065 đơn vị
chậm đóng BHXH. Theo
đó, số tiền các đơn vị chậm
đóng trước khi có quyết định
thanh tra, kiểm tra là 3.298 tỉ
đồng, số đã khắc phục, nộp
tiền chậm đóng là 3.068 tỉ
đồng (93%), tăng 25,5% so
với cùng kỳ năm 2021. Nhờ
đó, số tiền chậm đóng phải
tính lãi chỉ chiếm 2,91% số
phải thu - đây là tỉ lệ số tiền
chậm đóng trên số phải thu
thấp nhất từ năm 2016 trở lại
đây (năm 2016 là 6%).
“Những chuyển biến tích
cực trong thu hồi số tiền
chậm đóng đã góp phần bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người lao động, nâng cao
nhận thức, ý thức tôn trọng
pháp luật của người sử dụng
lao động trong thực hiện chính
sách…” - BHXH thông tin.
Ứng phó kịp thời
với tình hình mới
Tổng giámđốc BHXHViệt
NamNguyễnThếMạnh nhận
định tình hình thế giới năm
2023 dự báo tiếp tục diễn biến
nhanh, phức tạp, khó lường.
Do đó ngành BHXH cần đổi
mới phương thức, cách thức
hoạt động, đặc biệt là tăng
cường ứng dụng công nghệ
thông tin, chuyển đổi số nâng
cao chất lượng, hiệu quả thực
hiện chính sách trong tình hình
mới. Cùng với đó là nâng cao
chất lượngphục vụngười tham
gia, thụ hưởngBHXH, BHYT.
Ông Mạnh cũng yêu cầu
ngành nắm bắt, đánh giá các
vướngmắc trong thực tiễn triển
khai, từ đó phối hợp chặt chẽ
với các ngành, các cấp đề xuất
sửa đổi, bổ sung chính sách,
BHXHTP.HCMchobiết trongnăm2022đơn
vị đã tổ chức giám định và thanh toán BHYT
cho 17,34 triệu lượt người, với số tiền chi trả
là 19.878 tỉ đồng (bằng 99,31%dự toán), đảm
bảoquyền lợi chongười dân.Tiếpnhậnvàgiải
quyết trên 1,59 triệu lượt người hưởng chế
độ BHXH với số tiền 32.194 tỉ đồng. Tổ chức
thực hiện thanh tra, kiểmtra trên5.500đơn vị.
Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế như việc
phát triển người thamgia BHXH, BHYT so với
quy mô dân số và lực lượng lao động của TP
vẫn còn thấp. Nợ BHXH, BHYT còn cao do
nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản
xuất, kinh doanh, sức khỏe doanh nghiệp
chưa phục hồi. Một số doanh nghiệp cũng
dựa vào tình hình dịch bệnh cố tình để nợ,
không trích đóng hoặc đóng không đủ số
người thuộc diện phải tham gia.
Đời sống xã hội -
ThứNăm12-1-2023
Số tiền trên phần lớn chi trả tiền lương, trợ cấp thất nghiệp, phí khám chữa bệnh bảo hiểmy tế…
pháp luật cho phù hợp. Phối
hợp với các tỉnh thực hiện tốt
chính sách, pháp luật BHXH,
BHYT, BHTN.
Cùng với đó, ngành phải
triển khai đồng bộ các giải
pháp phát triển người tham
gia; đảm bảo giải quyết, chi
trả kịp thời, đầy đủ các quyền
lợi về BHXH, BHYT, BHTN.
Tập trung đôn đốc thu, giảm
nợ, tăng cường công tác thanh
Tiêu điểm
Hiện kho cơ sở dữ liệu của
ngành BHXH đã cập nhật
thông tin của trên 98,7 triệu
người dân, kết nối liên thông
với gần 13.000 cơ sở khám
chữa bệnh, tiếp nhận khoảng
300 triệu hồ sơ giao dịch trực
tuyến trên hệ thống giao dịch
điện tử và hệ thống thông tin
giám định BHYT…
tra, kiểm tra đột xuất và kịp
thời xử lý các hành vi vi phạm.
“Ngoài ra, cần khai thác và
phát huy tối đa hiệu quả hệ
thống công nghệ thông tin,
cơ sở dữ liệu của ngành để
kiểm tra, phòng ngừa gian lận,
trục lợi quỹ. Thực hiện đồng
bộ các biện pháp để quản lý
quỹ an toàn, tăng trưởng bền
vững, hiệu quả…” - ôngMạnh
nhấn mạnh.•
Tình hình thế giới
năm 2023 dự báo
tiếp tục diễn biến
nhanh, phức tạp,
khó lường. Do đó,
ngành BHXH cần
đổi mới phương
thức hoạt động, tăng
cường ứng dụng
công nghệ thông tin,
chuyển đổi số.
Chiều 11-1, thông tin từ Trường ĐH Bách khoa (ĐH
Quốc gia TP.HCM) cho biết PGS-TS Lê Thị Kim Phụng,
giảng viên trường, vừa được vinh danh là nhà khoa học
nữ duy nhất toàn châu Á nhận được giải thưởng Sáng tạo
xuất sắc nhất của Quỹ toàn cầu Hitachi năm 2022.
Lễ trao giải vừa được diễn ra tại trụ sở chính của Tập
đoàn Hitachi ở Tokyo (Nhật Bản) ngày 10-1.
Được biết đây là giải thưởng được trao cho các nhà
khoa học có những sáng kiến, đổi mới công nghệ có tiềm
năng ứng dụng và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội,
hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.
Năm nay, giải thưởng này trao hai giải sáng tạo xuất sắc
nhất, ba giải sáng tạo nổi bật và các giải khuyến khích. Trong
đó, PGS-TS Lê Thị Kim Phụng đạt giải sáng tạo xuất sắc
nhất với công trình “Advanced Bio-based Aerogels from
Agricultural Waste for Water Treatment - Chế tạo vật liệu
tiên tiến aerogel từ chất thải nông nghiệp để xử lý nước”.
Giải thưởng trị giá 3 triệu yen, tương đương khoảng
540 triệu đồng. Giải thưởng này vinh danh nghiên cứu
của PGS-TS Lê Thị Kim Phụng và các cộng sự vì đã phát
triển kỹ thuật sản xuất vật liệu cellulose aerogel tính năng
cao từ nguồn phế phẩm nông nghiệp, theo hướng sản xuất
thân thiện với môi trường và khả thi về kinh tế.
Theo thông tin của trường có được từ nhóm nghiên cứu,
aerogel được biết đến là một loại vật liệu nhẹ nhất thế giới,
có tính năng cao và được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực.
Yếu tố làm nên tính đặc sắc của sản phẩm là nguyên
liệu aerogel composite mang cả cốt sợi cellulose và chất
kết dính như hemi và lignin giúp cải thiện cơ tính, có
nguồn gốc sinh học. Công nghệ sấy thăng hoa cải tiến
giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng sản xuất, cải tạo
được tính năng vật liệu, có thể nâng cấp lên quy mô công
nghiệp và không sử dụng dung môi hóa chất như các công
nghệ hiện hành. Sản phẩm cellulose aerogel có khối lượng
riêng, độ rỗng, khả năng hấp thụ kim loại nặng, dung môi
hữu cơ, màu vượt trội so với các sản phẩm trên thị trường.
PGS-TS Lê Thị Kim Phụng cho biết hiện quy trình
được phát triển trên quy mô phòng thí nghiệm và quy mô
pilot, đã đăng ký sáng chế. Với giải thưởng này, dự án sẽ
phát triển ứng dụng trên nước thải công nghiệp.
Ngoài ra, Trường ĐH Bách khoa có PGS-TS Bùi Xuân
Thành (Trưởng phòng thí nghiệm trọng điểm ĐH Quốc
gia TP.HCM về công nghệ xử lý chất thải bậc cao) cũng
nhận giải sáng tạo nổi bật với đề tài nghiên cứu về “Công
nghệ đất ngập nước trên mái phục vụ xử lý nước thải và
đô thị bền vững”. Giải thưởng trị giá 1 triệu yen, tương
đương khoảng 180 triệu đồng.
PHẠMANH
Nhàkhoahọc nữở châuÁđạt giải thưởng sáng tạo xuất sắc nhất
Người dân làmthủ tục tại Bảo hiểmxã hội TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
ÔngOsamuNaito, Chủ tịchQuỹ toàn cầuHitachi (The Hitachi
Global Foundation), trao giải thưởng Sáng tạo xuất sắc nhất cho
PGS-TS Lê Thị KimPhụng. Ảnh: NTCC