11
Ngày 7-8, Công ty cổ phầnThanh toánQuốc giaViệt Nam
(NAPAS) phối hợp với các ngân hàng thành viên tổ chức lễ ra
mắt dịch vụVietQRCash. Theo đó, trong giai đoạn đầu triển
khai dịch vụ, khách hàng có thẻ NAPAS và sử dụng ứng dụng
Mobile Banking của támngân hàng gồmBIDV, VietinBank,
Vietcombank,Agribank, Saigonbank, Sacombank, NCB và Nam
ABank có thể thực hiện rút tiền trên hệ thốngATMcủa 6/8 ngân
hàng (hiện chưa bao gồmATMcủa Ngân hàngNCB và Nam
ABank) thông qua phương thức quét mãVietQRmà không cần
mang theo thẻ vật lý.
Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Lê Văn Tuyên cho biết:
Việc NAPAS phối hợp với các ngân hàng triển khai thêm
dịch vụ rút tiền bằng mã VietQR sẽ giúp đem lại sự tiện
ích cho khách hàng khi có nhu cầu cần tiền mặt. Đồng
thời đem đến trải nghiệm dịch vụ đồng nhất cho khách
hàng khi sử dụng ứng dụng thanh toán di động (mobile
app) của các ngân hàng.
Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc NAPAS,
cho biết: Sau khi hoàn thành triển khai với tám ngân
hàng đầu tiên, NAPAS đã sẵn sàng mở rộng kết nối dịch
vụ VietQRCash ra toàn thị trường ngay trong năm nay.
Qua đó góp phần hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm, dịch
vụ trên nền tảng số, đáp ứng nhu cầu thanh toán của mọi
người dân và hỗ trợ các hoạt động chuyển đổi số trong các
lĩnh vực của nền kinh tế.
Theo ông Minh, sử dụng VietQRCash giúp giao dịch
rút tiền trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn. Khách hàng
chỉ cần truy cập ứng dụng thanh toán của các ngân hàng
(mobile app) để quét mã QR hiển thị trên màn hình máy
ATM. Sau khi chọn loại thẻ (trong trường hợp có nhiều
thẻ), khách hàng có thể lựa chọn số tiền cần rút trên
mobile app của ngân hàng hoặc trên máy ATM và hoàn
thành bước xác thực.
Ông Minh cho biết tổng số lượng ATM của các ngân
hàng đầu tiên triển khai dịch vụ VietQRCash chiếm hơn
60% tổng số lượng ATM hiện có trên thị trường sẽ là điều
kiện thuận lợi giúp khách hàng gia tăng trải nghiệm khi sử
dụng dịch vụ mới.
T.LINH
Kinh tế -
ThứBa8-8-2023
Khách hàng có thể rút tiềnmặt liên ngân hàng trênmáy ATM
mà không cần thẻ vật lý. Ảnh: T.LINH
Ngân hàng B.
Với quy định này, khách
hàng hoàn toàn có thể đến
Ngân hàng B đề xuất nhu
cầu vay vốn để trả nợ trước
hạn cho khoản vay mua nhà
mà khách hàng đang vay tại
Ngân hàng A.
Dù gần một tháng nữa
quy định trên mới áp dụng
nhưng những ngày qua, chị
Hoa (quận Tân Bình) đã
tham khảo lãi suất cho vay
ở một số ngân hàng để xem
xét chuyển hợp đồng vay
sang ngân hàng khác với hy
vọng sẽ giảm áp lực gánh
nặng lãi vay.
“Tôi đang có hợp đồng
vay mua nhà với giá trị 750
triệu đồng tại một ngân hàng
thương mại, lãi suất 14,3%/
năm. Mỗi tháng, riêng tiền
lãi là 8,8 triệu đồng. Từ ngày
11-7, tôi nhận được thông báo
của ngân hàng là sẽ giảm lãi
suất về 13,8%/năm, tương
đương giảm được 300.000
đồng tiền lãi/tháng” - chị
Hoa cho biết.
Theo chị Hoa, mức giảm
này vẫn quá thấp. Vì vậy, khi
nghe sắp tới có quy định cho
người vay tiêu dùng chuyển
khoản vay từ ngân hàng này
sang ngân hàng khác để hưởng
lãi suất thấp hơn, chị rất hào
hứng tìm hiểu.
“Tuy nhiên, tôi phải dùng
chính căn hộ của mình đang
ở để làm tài sản thế chấp
cho khoản vay và dư nợ còn
tới gần 550 triệu đồng. Giờ
không biết lấy đâu ra tiền để
tất toán khoản vay này để
sang ngân hàng mới” - chị
Hoa băn khoăn.
Được vay nếu đáp ứng
các quy định
Hiện nhiều người đi vay
đang băn khoăn về điều kiện
để có thể tiếp cận vốn vay
giá rẻ khi quy định này chính
thức có hiệu lực.
Về vấn đề trên, ôngNguyễn
Đức Lệnh, Phó Giám đốc
NHNN Chi nhánh TP.HCM,
cho biết: Theo quy định
tại Thông tư 06/2023, sửa
đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư 39/2016, tại
khoản 2 Điều 1 của Thông
tư 06, tổ chức tín dụng có
thể cho khách hàng vay để
trả nợ trước hạn ở tổ chức
tín dụng khác nếu đáp ứng
đầy đủ các điều kiện theo
quy định. Đó là thứ nhất,
thời hạn cho vay không vượt
quá thời hạn cho vay còn lại
của khoản vay cũ. Thứ hai,
THÙY LINH
K
ể từngày1-9-2023,Thông
tư 06/2023 sửa đổi, bổ
sung một số điều của
Thông tư 39/2016 quy định
về hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng đối với khách
hàng chính thức có hiệu lực.
Tại thông tư này, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) bổ sung
quy định tổ chức tín dụng
được xem xét và quyết định
cho khách hàng vay để trả
nợ khoản vay tại tổ chức tín
dụng khác với mục đích vay
phục vụ nhu cầu đời sống.
Cơhội chọn ngânhàng
lãi suất thấp
Theo quy định hiện hành,
khách hàng chỉ được vay từ
tổ chức tín dụng này để trả
nợ khoản vay tại tổ chức tín
dụngkhác để phục vụ sảnxuất,
kinh doanh. Thế nhưng theo
Thông tư 06/2023 sửa đổi, kể
từ ngày 1-9, ngân hàng được
phép cho khách hàng vay để
trả nợ khoản vay tại tổ chức
tín dụng khác với mục đích
phục vụ nhu cầu đời sống
như mua nhà, mua ô tô…
Theo NHNN, quy định
trên sẽ tạo điều kiện cho
khách hàng tiếp cận thêm
các vốn tín dụng ngân hàng,
có thêm cơ hội lựa chọn dịch
vụ và tiện ích tốt hơn. Đơn
cử, một khách hàng cá nhân
đang có khoản vay mua nhà
tại Ngân hàng A. Trong khi
đó, tại Ngân hàng B, cùng
khoản vay mua nhà như vậy
nhưng lãi suất cho vay thấp
hơn Ngân hàngA. Đồng thời
nếu khách hàng vay vốn sẽ
được hưởng thêm ưu đãi đối
với một số dịch vụ khác tại
Hiện nhiều người đi
vay đang băn khoăn
về điều kiện để có
thể tiếp cận vốn vay
giá rẻ khi quy định
này chính thức có
hiệu lực.
Hiện nhiều khách hàng đã tìmhiểu lãi suất của các ngân hàng để có kế hoạch tài chính
cho các khoản vay củamình. Ảnh: NGUYỆTNHI
Săn lãi vay thấp từ ngân hàng này
trả ngân hàng khác
Còn gầnmột tháng nữa quy định vay ở ngân hàng này để trả nợ cho ngân hàng khác có hiệu lực,
hiện nhiều khách hàng cá nhân đã thămdò lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng.
khoản vay chưa thực hiện
cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Như vậy, đối với các
khoản vay cũ, không phân
biệt là khoản vay phục vụ
hoạt động kinh doanh nếu
đáp ứng đủ điều kiện theo
quy định và được tổ chức
tín dụng thẩm định, đồng
ý cho vay, khách hàng có
thể vay để trả nợ trước hạn.
“Sự điều chỉnh này của
NHNN tạo điều kiện cho
khách hàng, doanh nghiệp
sử dụng vốn vay linh hoạt
hơn, phù hợp với nhu cầu
thực tế phát sinh trong quá
trình hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Từ đó bảo đảm
tối đa hóa hiệu quả sử dụng
vốn tín dụng ngân hàng của
doanh nghiệp và người dân
trong việc lựa chọn sản phẩm
tín dụng phù hợp. Đồng thời
thúc đẩy sự cạnh tranh và phát
triển dịch vụ tín dụng của các
ngân hàng thương mại. Tuy
nhiên, để phát huy ý nghĩa
này đòi hỏi các ngân hàng
thương mại và chính khách
hàng phải tuân thủ đúng quy
định của Thông tư 06 cũng
như quy định pháp luật có
liên quan” - ông Lệnh nói.
Giám đốc chi nhánh một
ngân hàng thương mại cũng
cho biết: “Trước đây chỉ có
mục đích cho vay để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng, để
sản xuất, đầu tư thì giờ đây
Thông tư 06 bổ sung mục
đích cho vay để trả nợ.
Trước đây, không có quy
định này thì khách hàng vẫn
vay để trả nợ nhưng người
đi vay “lách” sang mục đích
vay tiêu dùng. Sau khi được
giải ngân thì họ dùng khoản
vay này để trả nợ khoản vay
tại một ngân hàng khác. Do
đó, với quy định tại Thông
tư 06 sẽ giúp minh bạch hơn
về mục đích cho vay và rõ
ràng hơn về dòng tiền”.•
Rút tiềnmặt liênngânhàngkhông cần thẻATM
Lãi thấp, điều kiện cho vay
sẽ chặt chẽ hơn
BàNguyễnThị Phượng, PhóTổngGiámđốc Agribank, cho
biết: Khi ngân hàng thẩmđịnh hồ sơ vay vốn và đồng ý cho
vay để trả nợ trước hạn, họ sẽ cử cán bộ tín dụng đi cùng
sang ngân hàng mà khách hàng đang vay để tiếp nhận hồ
sơ, chứ không thể làm theo kiểu“thả gà ra đuổi”, bởi chẳng
may trục trặc ở khâu nào là vô cùng nguy hiểm.
Hơn nữa, mỗi ngân hàng khi ban hành sản phẩm cho
vay (mua xe, mua nhà…) sẽ có những quy định riêng và có
“khẩu vị”rủi ro khác nhau. Ngân hàng cho vay lãi suất thấp
thì điều kiện cho vay bao giờ cũng chặt chẽ hơn.
“Trước khi ngân hàng quyết định cho khách hàng vay để
trả nợ thì bộ hồ sơ của khách hàng phải chứng minh được
khoản nợ đang nằm tại ngân hàng nào, sao kê tình trạng
trả nợ khoản vay hiện tại, khả năng trả nợ ra sao, hợp đồng
công chứng tài sản đảmbảo đang thế chấp…Chính vì vậy,
khó có tình trạng với quy định này sẽ khiến khách hàng chạy
“ào ào”từ ngân hàng lãi suất cao sang ngân hàng có lãi suất
thấp là vay được ngay” - bà Phượng cho hay.