176-2023 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa8-8-2023
Tuy nhiên, theo bà Phương, đoàn
giám sát nhận thấy còn nổi lên một
số tồn tại, hạn chế. Cụ thể như số
lượng chung cư thực hiện việc phân
hạng là không nhiều, chỉ gồm bảy
chung cư trên cả nước, còn lại không
thực hiện phân hạng và công nhận
phân hạng theo quy định của Luật
Nhà ở năm 2014.
“Nhiều trường hợp nhà đầu tư
không thực hiện việc phân hạng
và công nhận phân hạng chung cư
theo quy địnhmà tự phong hạng cho
chung cư do mình đầu tư xây dựng
bằng những tên gọi gây nhầm lẫn
cho người mua, thuê căn hộ chung
cư” - bà Phương nói.
Cùng vấn đề, ông PhạmVăn Hòa,
Phó Chủ tịchHội Luật gia tỉnhĐồng
Tháp, cho biết mặc dù Luật Nhà ở
năm 2014 có tách ra nội dung phân
hạng chung cư nhưng theo thông
tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng thì
tùy chủ đầu tư (CĐT) muốn phân
hạng hay không.
“CĐT đề nghị mới phân hạng,
còn không thì thôi. Họ không chịu
đâu vì họ quảng cáo chung cư cao
cấp, hạng sang, không có CĐT nào
nói chung cư của tôi loại trung bình
hay yếu, toàn loại xịn hết. Tôi đề
xuất trong luật quy định thẳng là
phải có phân hạng chung cư” - ông
Hòa nêu ý kiến.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban
Pháp luật củaQHHoàngThanhTùng
cho hay hiện có một nhóm đề xuất
là bỏ luôn việc phân hạng chung cư.
Tuy nhiên, ông Tùng cũng nêu quan
điểm rằng phải chăng nên quy định
khi CĐT lập dự án xây dựng chung
cư thì yêu cầu đề xuất luôn chung
cư đó hạng bao nhiêu. Sau khi xây
dựng xong, cơ quan chức năng đi
kiểm tra kết quả xây dựng đúng
như cam kết thì công bố phân hạng.
Ban quản trị chung cư
có cần đại diện CĐT?
ÔngHà PhướcThắng, PhóTrưởng
đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu
QH đơn vị TP.HCM, cho hay hiện
tại các chung cư có số lượng người
thuê lại căn hộ rất đông, có nơi chiếm
hơn một nửa số căn hộ. Vì vậy cần
có quy định người thuê lại căn hộ
của chủ sở hữu có quyền lợi, trách
nhiệm, đóng góp thế nào đối với
chung cư đó.
“Nội dung vận hành, quản lý
chung cư cần quy định thêm khi tổ
chức hội nghị chung cư, khách thuê
thời hạn bao nhiêu thì được thaymặt
cho chủ nhà dự hội nghị này. Nếu
triệu tập lần đầu không dự thì lần
hai, lần ba xử lý thế nào cần phải
TẤNVIỆT
C
hiều 7-8, tại TP Đà Nẵng, Ủy
ban Pháp luật của Quốc hội
(QH) tổ chức phiên giải trình
tình hình thực hiện chính sách, pháp
luật về quản lý, vận hành, cải tạo,
xây dựng lại chung cư.
Không mặn mà
phân hạng chung cư
Trình bày báo cáo của đoàn giám
sát, bàNguyễnThịMai Phương, Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của
QH, cho hay công tác quản lý, vận
hành chung cư trên cả nước đã cơ
bản đi vào nề nếp. Cả nước có hơn
90% số lượng chung cư đang được
quản lý, vận hành an toàn, ổn định,
không xảy ra tranh chấp, khiếu nại.
ÔngHoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệmỦy ban Pháp luật củaQuốc hội, chủ trì phiên giải trình. Ảnh: TẤNVIỆT
Nhiều vướng
mắc trong
quản lý
nhà chung cư
Công tác quản lý, vận hành nhà chung cư
không thuộc sở hữu nhà nước đang gặp
nhiều vướngmắc trong quy định về
phân hạng, thành lập ban quản trị…
có quy định” - ông Thắng cho hay.
Còn liên quan việc thành lập
ban quản trị (BQT) chung cư, ông
Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH,
cho hay đang có kiến nghị rằng đại
diện CĐT phải có trong thành phần
BQT. Nhưng nếu quy định như vậy
thì rất khó thành lập BQT, bởi nhiều
người dân ở chung cư cho rằng BQT
không có CĐT càng tốt.
“Quy định hiện nay khi biểu quyết
căn cứ vào mét vuông. Ví dụ, CĐT
giữ lại một tầng 1.000m
2
không bán.
Khi họp BQT, chủ mỗi căn hộ 100
m
2
chỉ có một phiếu, trong khi CĐT
có đến 10 phiếu là thiệt thòi cho
người dân. Do vậy cần tách riêng
CĐT ra càng nhanh càng tốt” - ông
Giang nêu quan điểm.
Về vấn đề này, theo ông Hoàng
Thanh Tùng, pháp luật hiện nay quy
định CĐT phải là thành viên BQT.
“Nhưng CĐT cố tình gây khó khăn
để không thành lập được BQT cho
nên không ra mặt. Không thành lập
được BQT thì CĐT không bàn giao
kinh phí bảo trì, cứ lần lữa làm khó
chuyện này. Cho nên đoàn giám sát
kiến nghị là BQT không cần phải
có CĐT và BQT đó vẫn đủ thành
phần, cơ cấu, hoạt động theo quy
định pháp luật. Còn nếu CĐT tích
cực thì cứ tham gia thôi” - ông Tùng
cho hay.•
Một nội dung mới rất được quan tâm là chính sách
hỗ trợ, bồi thường đối với chung cư. Theo ông Nguyễn
TrườngGiang, PhóChủnhiệmỦy ban Pháp luật củaQH,
không có chung cư nào vĩnh viễn nhưng đất thì sở hữu
lâu dài. Hai khoản này vênh nhau dẫn đến tình trạng
chung cư đổ sập do thiên tai thì Nhà nước nghĩ cách hỗ
trợ, thành ra chung cư lại có tính đặc thù. Nhưng nhà
ở riêng lẻ do thiên tai làm đổ sập thì Nhà nước chỉ hỗ
trợ hay cứu trợ một lần, sau đó người dân xây thế nào
thì xây. Riêng chung cư đổ sập thì Nhà nước bỏ tiền ra,
thuê đất, thuê nhà cho người dân ở tạm rồi khi xây lại
chung cư thì cho người dân tham gia dự án. “Tôi thấy
như vậy là không công bằng” - ông Giang nói.
Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp
luật của QH, lý giải dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến
quy định một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối
với chung cư không thuộc sở hữu nhà nước. Cụ thể là
trong một số trường hợp do thiên tai, chung cư bị tàn
phá, hư hỏng thì lúc đấy Nhà nước có chính sách hỗ trợ,
thậm chí là bồi thường đối với chủ sở hữu chung cư.
“Đấy cũng là chính sách rất nhân văn. Thế tại sao
nhà ở riêng lẻ thì không được quy định như vậy, tính
hợp lý của quy định này thế nào vẫn cần tiếp tục bàn
thảo” - ông Tùng cho hay.
Làm sao công bằng giữa chung cư và nhà ở riêng lẻ?
Pháp luật hiện nay quy
định chủ đầu tư phải là
thành viên ban quản trị
nhưng thực tế có việc chủ
đầu tư gây khó khăn để
không thành lập được
ban quản trị.
Có tình trạng công chứngviên cho thuê bằngđể hưởng lợi
Sáng cùng ngày 7-8, bắt đầu chương trình làm việc tại
TP Đà Nẵng, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (QH) đã tổ
chức phiên giải trình về thực hiện một số quy định của
pháp luật về hoạt động công chứng.
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, từ năm 2020 đến 2022,
có 2.886 người đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công
chứng hoặc tốt nghiệp khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
Tuy nhiên, chỉ có 507 công chứng viên được bổ nhiệm.
Qua khảo sát, tỉ lệ đạt yêu cầu kỳ thi kiểm tra kết quả tập
sự hành nghề công chứng những năm gần đây rất thấp, có
địa phương chỉ khoảng 25%.
Bà Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng Đoàn đại biểu QH
tỉnh Hòa Bình, nêu ý kiến: “Việc thi đỗ đạt tỉ lệ thấp như
vậy làm cho chúng tôi rất băn khoăn, bởi hiện nay trên địa
bàn các tỉnh số lượng công chứng viên còn ít, chưa đảm
bảo phủ khắp. Nhiều nơi do ít công chứng viên nên việc
thành lập văn phòng công chứng, phòng công chứng còn
gặp khó khăn”.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Văn Hòa,
Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Tháp, cho rằng số
lượng công chứng viên mới còn ít, không đáp ứng nhu
cầu. Do đó dẫn đến tình trạng cho thuê bằng công chứng
viên để thành lập văn phòng công chứng.
Theo ông Hòa, cần phải quy định mức trần độ tuổi của
công chứng viên.
“Tuổi hành nghề công chứng viên là không quy định,
80-90 tuổi cũng được, thậm chí cả trăm tuổi cũng được, miễn
người đó còn sống là được. Tôi nghĩ điều rất bất hợp lý nên
dẫn đến tình trạng hiện nay rất nhiều người đã là công chứng
viên rất cao tuổi rồi không hoạt động, cho thuê bằng công
chứng để hưởng lợi” - ông Phạm Văn Hòa nêu rõ.
Về vấn đề này, ông Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư
pháp, giải thích: “Để đảm bảo chất lượng công chứng viên
thì phải qua hai quá trình. Thứ nhất là phải thi đậu lớp đào
tạo công chứng viên, quan trọng hơn nữa là công chứng
viên phải tập sự 12 tháng. Quá trình tập sự này rất quan
trọng và là yếu tố quyết định chính việc công chứng viên
đạt yêu cầu hay không. Bộ Tư pháp cũng tiếp thu ý kiến
và qua quá trình quản lý nhà nước thì chúng tôi cũng đã
thấy và hiện nay đang sửa đổi Thông tư 04 về hướng dẫn
tập sự và kiểm tra nghề tập sự, đảm bảo ứng dụng công
nghệ thông tin trong kiểm tra, nâng cao chất lượng của
công chứng viên”.
Trao đổi thêm về nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp
luật của QH Hoàng Thanh Tùng cho biết: “Việc đào tạo,
sát hạch và thi cử để bổ nhiệm phải đảm bảo tiêu chuẩn.
Chúng ta không thể nào hạ thấp tiêu chuẩn để bổ nhiệm
công chứng viên mà họ chưa đạt được tiêu chuẩn về nghề
nghiệp, sẽ ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ công”.
Q.LINH
(Theo
quochoi.vn
)
ÔngPhạmVănHòa,PhóChủtịchHộiLuậtgiatỉnhĐồngTháp.
Ảnh:quochoi.vn
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook