176-2023 - page 9

9
trục “xương sống” Bắc - Nam,
năm 2030 bắt đầu khởi công
một số tuyến kết nối các cảng
biển cửa ngõ quốc tế (Hà Nội
- Hải Phòng, Biên Hòa - Vũng
Tàu...), cửa khẩu quốc tế (Hà
Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng
Sơn...), sân bay (Thủ Thiêm
- Long Thành), đường sắt
vành đai phía đông khu đầu
mối Hà Nội (Ngọc Hồi - Lạc
Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi).
Đối với tuyếnTP.HCM- Cần
Thơ, Bộ Chính trị định hướng
đầu tư bằng phương thức đối
tác công tư (PPP) hoặc phương
thức đầu tư khác phù hợp trong
giai đoạn đến năm 2030. Cạnh
đó, Bộ Chính trị cũng đặt mục
tiêu hoàn chỉnh mạng lưới
đường sắt đô thị tại Hà Nội
và TP.HCM vào năm 2035.
Tiền đâu làm
đường sắt tốc độ cao
Bắc - Nam?
Đầu tư đường sắt cần khoản
tiền khổng lồ, vì vậy Bộ Chính
trị xác định nhiệm vụ thời gian
tới cần phải xây dựng các chính
sách để huy động vốn từ nhiều
nguồn. Chẳng hạn như vốn
đầu tư công trung hạn, nguồn
tăng thu, tiết kiệm chi hằng
năm, nguồn từ khai thác quỹ
đất dọc tuyến đường sắt…
Song song đó, huy động vốn
xã hội hóa bằng các phương
thức PPP.
Sau đó, khi xây xong tuyến
đường sắt, cơ quan chức năng
cần nghiên cứu xây dựng
và ban hành chính sách về
nhượng quyền khai thác một
phần kết cấu hạ tầng đường
sắt để thu hồi vốn các công
trình được đầu tư từ vốn vay,
kể cả vốn ODA và vốn trái
phiếu Chính phủ.
Để cụ thể hóa chủ trương
trên, mới đây Thủ tướng ban
VIẾT LONG
H
iện thị phần vận tải lùi
sát về số 0, đường sắt
không tồn tại theo đúng
nghĩa. Hệ thống hạ tầng giao
thông lâm vào tình thế mất cân
đối nặng nề, đặt nền kinh tế -
xã hội đối mặt với quá nhiều
rủi ro, thách thức. Trước yêu
cầu bức thiết trên, Bộ Chính
trị vừa ban hành kết luận vạch
ra định hướng phát triển ngành
đường sắt đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045.
Xác định lại vai trò,
vị trí của đường sắt
Kết luận của Bộ Chính trị
xác định một quan điểm rất
quan trọng đó là mang đến
một nhận thức chung của cả
hệ thống chính trị về vị trí, vai
trò, tầm quan trọng và sự cần
thiết của vận tải đường sắt.
Trong đó, mục tiêu lớn nhất,
quyết tâm nhất là xây dựng
một tuyến đường sắt tốc độ
cao xuyên suốt Bắc - Nam.
Đây là dự án có tính chất bản
lề, là trục “xương sống” trên
tuyến hành lang quan trọng bậc
nhất cả nước. Từ đó, hệ thống
đường sắt sẽ kết nối các tỉnh,
cảng biển, sân bay…giúp vận
tải hàng hóa, hành khách được
thông suốt.
Để làm được như vậy, Bộ
Chính trị đưa ra mục tiêu
đầu tiên là đến năm 2025
phải chuẩn bị thật kỹ hồ sơ
để trình Quốc hội cho chủ
trương đầu tư đường sắt
tốc độ cao Bắc - Nam. Nếu
được Quốc hội đồng thuận,
năm 2026-2030 bắt đầu triển
khai làm trước hai đoạn Hà
Nội - Vinh, TP.HCM - Nha
Trang và hoàn thành toàn
tuyến trước năm 2045.
Sau khi có được hình hài
Kịchbản2củadựánđườngsắttốcđộcaoBắc-Nam.Đồhọa:THÙYTRANG
ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO BẮC - NAM KHÔNG THỂ CHẬM HƠN - BÀI 2
Quyết tâm xây dựng đường sắt
tốc độ cao Bắc - Nam
Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng phát triển đường sắt thể hiện sự quyết tâm chính trị mạnhmẽ, nhằm
xác định lại tầmquan trọng của hệ thống đường sắt trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
hành quyết định về kế hoạch
huy động nguồn lực phát triển
đường sắt thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, lãnh đạo Chính
phủ giao các bộ, ngành cần
nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
quy định về thuế ưu đãi đối
với các doanh nghiệp kinh
doanh kết cấu hạ tầng đường
sắt, kinh doanh đường sắt đô
thị, công nghiệp đường sắt
trong Luật Đất đai; quy định
về miễn thuế nhập khẩu đối
với máy móc, thiết bị, phụ
tùng thay thế, phương tiện
giao thông đường sắt…
Thủ tướng cũng giao cho
các cơ quan chức năng nghiên
cứu bổ sung quy định địa
phương được phép sử dụng
ngân sách để cải tạo, nâng cấp,
đầu tư kết cấu hạ tầng đường
sắt quốc gia. Song song đó,
bổ sung quy định pháp luật
về đất đai để địa phương sử
dụng quỹ đất quy hoạch tại
khu vực nhà ga đường sắt
quốc gia tạo nguồn lực tham
gia đầu tư phát triển đường
sắt quốc gia…•
ACV sẽ trả lời khiếu nại của liên danh Hoa Lư trong 7 ngày
Bộ Chính trị đưa ra
mục tiêu đầu tiên là
đến năm 2025 phải
chuẩn bị thật kỹ hồ
sơ để trình Quốc hội
cho chủ trương đầu
tư đường sắt tốc độ
cao Bắc - Nam.
Trao đổi với PV, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng
hàng không Việt Nam (ACV) Vũ Thế Phiệt cho biết ACV
sẽ trả lời các khiếu nại của liên danh nhà thầu Hoa Lư trong
vòng bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn của nhà
thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.
Ông Phiệt cho biết ACV đã nhận được khiếu nại của liên
danh Hoa Lư, liên danh này cũng gửi rất nhiều cơ quan
Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành.
Cụ thể, liên danh Hoa Lư khiếu nại khi cho rằng có bằng
chứng thành viên đứng đầu của liên danh Vietur là Tập
đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC ISTAS
(Thổ Nhĩ Kỳ) vi phạm quy định về đấu thầu và không đủ
tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gói thầu 5.10.
Đây là gói thầu xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành
khách sân bay Long Thành, trị giá 35.200 tỉ đồng. Liên
danh này đồng thời đề nghị ACV xem xét lại Thông báo số
3134/2023 về đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong gói thầu trên.
Lãnh đạo ACV chia sẻ tổng công ty đánh giá theo đúng
hồ sơ đề xuất của nhà thầu đã nộp tuân thủ theo đúng quy
định về pháp luật. Quy trình đấu thầu đảm bảo công bằng
và minh bạch để chọn được nhà thầu có năng lực, kinh
nghiệm đáp ứng hồ sơ mời thầu để thực hiện dự án đúng
tiến độ và chất lượng.
Liên danh Hoa Lư gồm các công ty: Công ty cổ phần Xây
dựng Coteccons (đứng đầu liên danh), Công ty cổ phần Xây
dựng Hòa Bình, Công ty cổ phần Xây dựng Central, Tổng
Công ty Thành An (Binh đoàn 11 - Bộ Quốc phòng), Công
ty Delta, Công ty Xây dựng An Phong, Công ty TNHH Đầu
tư xây dựng Unicons và Công ty Power Line Engineering
(Thái Lan).
PHONG ĐIỀN
PhốicảnhsânbayLongThành.Ảnh:ACV
Vềtiếnđộchuẩnbịđầutưdựán
đường sắt tốc độ caoBắc - Nam,
BộGTVTchobiếtđangtậptrung
vào2/4 kịchbản. Kịchbản1, xây
dựng đường sắt đôi khổ 1.435
mm, chiều dài 1.545 km, tốc độ
thiết kế tối đa 350 km/giờ, tốc
độ khai thác 320 km/giờ để vận
tải hành khách. Tổng mức đầu
tư dự kiến khoảng 58,71 tỉ USD.
Kịch bản 2, xây dựng đường
sắt đôi khổ 1.435 mm để vận
tải hành khách và hàng hóa,
tốc độ khai thác tàu khách tối
đa 180 km/giờ, tàu hàng tối đa
120 km/giờ. Tổng mức đầu tư
khoảng 64,9 tỉ USD.
Theobáocáomới đây củaHội
đồng thẩm định nhà nước, tư
vấnđề xuất lựa chọn kịchbản 2.
Tiêu điểm
Theo Bộ trưởngBộGTVTNguyễnVănThắng,
hiện ngành đang tập trung nghiên cứu tuyến
đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đây là dự án
có quy mô rất lớn, ảnh hưởng sâu rộng và lâu
dài đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp,
nguồn lực đầu tư đặc biệt lớn. Dự án này cũng
chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được triển khai tại
Việt Nam nên Bộ GTVT đang xây dựng đề án
chủ trương đầu tư dự án.
Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng sẽ làm tổ trưởng
tổ công tác xây dựngđề án trên.Tổ cónhiệmvụ
nghiêncứuxâydựngcác cơchế, chính sách, giải
pháp lớnmang tính tổng thể, liên ngành và chỉ
đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa
phương trong quá trình xây dựng đề án. Đồng
thời chỉ đạo xây dựng đề án chủ trương đầu tư
đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trình
Chính phủ, Quốc hội, Bộ Chính trị quyết định.
Cũng theo Bộ GTVT, dự án trên cần được
nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng để lựa chọn
phương thức và nguồn vốn đầu tư, yếu tố kỹ
thuật (công nghệ, tốc độ khai thác, đối tượng
phục vụ...). Cạnh đó, dự án cần cómô hình khai
thác hợp lý trên cơ sở phù hợp với xu thế phát
triển quốc tế, điều kiện thực tế của Việt Nam,
bảo đảm tầm nhìn chiến lược, dài hạn.
Hiện Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị liên
quan tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định
nhà nước. BộGTVT cũng tổ chức đoàn công tác
đi học hỏi kinh nghiệm tại một số quốc gia có
hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển như
châuÂu,TrungQuốcđể cậpnhật, bổ sunghoàn
thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
“Để cóđầy đủ cơ sở khoa học và kháchquan,
Bộ GTVT cũng sẽ huy động tư vấn quốc tế có
kinh nghiệmđể nghiên cứu, hoàn thiện làmcơ
sở trình cấp có thẩmquyền xemxét quyết định
chủ trương đầu tư trong năm 2025…” - lãnh
đạo Bộ GTVT cho hay.
Nghiên cứu bài bản để trình Quốc hội
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook