14
Bạn đọc -
Thứ Tư 9-8-2023
Tôi năm nay 55 tuổi và đã tham gia BHXH trên 20 năm.
Sắp tới đây, tôi có kế hoạch nghỉ việc tại Việt Nam và ra
nước ngoài định cư.
Cho tôi hỏi trường hợp người lao động tham gia BHXH
trên 20 năm như tôi thì có được nhận BHXH một lần không?
Bạn đọc
Khải Nam
(TP.HCM)
Luật sư
Trịnh Ngọc Hoàn Vũ
,
Đoàn Luật sư TP.HCM,
trả lời: Theo quy định của Luật BHXH và những văn bản
hướng dẫn thì người lao động (NLĐ) tham gia BHXH có
yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong
bốn trường hợp sau đây: Thứ nhất, NLĐ đủ tuổi hưởng
lương hưu mà chưa đóng đủ 20 năm BHXH hoặc lao động
nữ là người hoạt động chuyên trách, không chuyên trách ở
xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có
từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và không tiếp
tục tham gia BHXH tự nguyện.
Thứ hai, NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ
việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không
tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Thứ ba, NLĐ ra nước ngoài định cư.
Thứ tư, NLĐ đang bị mắc một trong những bệnh nguy
hiểm như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao
nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những
bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Dựa vào quy định trên, đối với trường hợp của bạn đã đóng
BHXH trên 20 năm và nếu ra nước ngoài định cư thì thuộc
trường hợp được giải quyết BHXH một lần.
Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn đã tham gia BHXH trên
20 năm mà không thuộc trường hợp ra nước ngoài định cư
hoặc mắc một trong những bệnh nguy hiểm nêu trên thì
không được giải quyết hưởng BHXH một lần mà phải chờ
đến tuổi nghỉ hưu để nhận lương hưu hằng tháng.
VÕ HÀ
Quận 1, TP.HCM: Lối thoát hiểm
duy nhất bị rào chắn
Con hẻm chung cũng là lối thoát hiểm củamột số hộ gia đình đã bị một hộ khác rào chắn, gâymất an
toàn về PCCC…
HUỲNHTHƠ- TRẦNMINH
P
hản ánh đến báo
Pháp
Luật TP.HCM,
một số hộ
dân đang sinh sống trên
địa bàn phường Phạm Ngũ
Lão, quận 1, TP.HCM cho
biết từ trước đến nay, phía
sau nhà của các hộ dân này
có một con hẻm nhỏ, chiều
ngang khoảng 1,2 m, hẻm
này được các hộ dân sử dụng
làm lối thoát hiểm khi có sự
cố xảy ra.
Tuynhiên, vàokhoảng tháng
3-2023, gia đình bà K, cùng
ngụ phường Phạm Ngũ Lão,
quận 1 cho biết hẻm này là
đất thuộc quyền sở hữu của
gia đình bà. Vì thế, gia đình
bà K đã xây dựng một hàng
rào bằng tôn chặn ngang
cửa sau của các hộ dân. Sự
việc khiến các hộ dân và gia
đình bà K xảy ra mâu thuẫn,
các hộ dân cũng đã trình báo
sự việc đến UBND phường
nhưng đến nay chưa được
giải quyết dứt điểm.
Lo lắng khi lối thoát
hiểm bị rào chắn
Chị LêThị Liên, hộdân sống
tại đây, cho biết con hẻm này
đã có từ lâu, trước năm 1975
đến giờ. Mấy chục năm nay
đều do các hộ dân ở đây quản
lý. Nhưng vài tháng nay, gia
đình bà K cho biết con hẻm
này là đất riêng của gia đình
bà và cho xây dựng hàng rào
bằng tôn, rào chặn lối đi phía
sau nhà của mọi người.
“Nhà tôi kinh doanh khách
sạn và đây chính là lối thoát
hiểm duy nhất để sử dụng
khi có sự cố xảy ra. Vậy mà
bây giờ họ tự ý rào lại, thử
Sẽ yêu cầu tháo dỡ rào chắn
Trước sự việc nhà bà K làm rào chắn cửa sau của các hộ dân
ở con hẻm sẽ ảnh hưởng đến PCCC, lối thoát hiểm của các
hộ dân. Vì thế, UBND phường đã liên hệ với chồng của bà K,
người được bà K ủy quyền đến phường làm việc để yêu cầu
tháo dỡ rào chắn nhằmđảmbảo an toàn PCCC. Tuy nhiên, do
người này đang công tác ở nước ngoài nên phường chưa thể
làm việc, người này cho biết sẽ về nước vào giữa tháng 8 này.
Hiện tại, UBNDphường đã đề nghị gia đình bà K tạmngưng
việc lắp rào chắn cửa sau của các hộ dân, đồng thời đã mở
cánh cổng ở đầu hẻm mà trước đó nhà bà K đã khóa lại. Bên
cạnh đó, khi chồng bà K đi công tác về, UBND phường sẽ lập
tức yêu cầu và tiến hành tháo dỡ phần rào chắn bằng tôn đã
lắp trước đó.
Ông
ĐỖ ĐÌNH HẬU
, Phó Chủ tịch UBND
phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM
UBND phường đã đề
nghị gia đình bà K
tạmngưng việc lắp
rào chắn cửa sau của
các hộ dân, đồng thời
đãmở cánh cổng ở
đầu hẻmmà trước đó
nhà bà K đã
khóa lại.
Chị Lê Thị Liên
lo lắng vì cửa
sau cũng là
lối thoát hiểm
của nhà chị bị
chặn bởi rào
tôn kiên cố.
Ảnh:
TRẦNMINH
Người dân đến cơ quan BHXHTP.HCMthực hiện các thủ tục
liên quan đến BHXH. Ảnh: NGUYỄNHIỀN
ĐóngBHXHhơn20nămcóđược nhậnBHXH1 lần?
Trường hợp người lao động đã đóng BHXH trên 20 nămnếu ra nước ngoài định cư thì thuộc
trường hợp được giải quyết BHXHmột lần.
hỏi lúc cao điểm có gần 100
khách thuê ở, nhỡ có hỏa
hoạn xảy ra thì chạy đường
nào. Tôi cũng nhiều lần qua
nhà bà K hỏi tại sao làm như
vậy thì không được họ trả lời
thỏa đáng. Tôi và mọi người
ở đây cũng báo sự việc cho
UBNDphường,cánbộphường
có xuống xem và nói sẽ tháo
dỡ nhưng đến nay hơn bốn
tháng rồi tình trạng vẫn như
vậy. Tôi thật sự lo lắng cho sự
an toàn của gia đình và khách
hàng khi lối thoát hiểm bị rào
chắn” - chị Liên nói.
Theo đó, anh Lương Ngọc
Phương cũng có nhà trổ cửa
sau con hẻm này cho biết
con hẻm này không chỉ là
lối thoát hiểm, mà ngay cả
cống thoát nước sinh hoạt
của các hộ dân cũng đặt tại
đây. Thậm chí trên sơ đồ thửa
đất sổ hồng nhà anh Phương
được cấp năm 2015 cũng thể
hiện rõ đây là hẻm xi măng
chứ không phải là đất thuộc
sở hữu của một cá nhân nào.
“Do cửa sau nhà là lối thoát
hiểm, ít khi mở nên gia đình
chị Liên cũng không để ý,
đến khi nhà chị mở cửa sau
nhà thì mới phát hiện cửa
nhà chị và một nhà sát bên
đã bị bịt kín bằng tôn. Nhà
tôi nằm cuối hẻm, đến khi
họ chuẩn bị rào bịt cửa phía
sau nhà tôi thì tôi phát hiện
và yêu cầu họ dừng ngay việc
thi công hàng rào. Mọi tranh
chấp ở con hẻm chung phải
được đưa ra chính quyền, cơ
quan chức năng giải quyết
chứ không phải ai muốn làm
gì thì làm” - anh Phương
bức xúc.
Sau khi nhận phản ánh
của người dân, PV đã đến
con hẻm và gặp bà K để hỏi
thêm thông tin vụ việc trên.
Bà K chỉ cho biết nhà này là
của cha mẹ bà và đất này là
của gia đình bà, trong giấy
tờ có ghi rõ.
Hai lần hòa giải
không thành
Trao đổi với PV, ông Đỗ
Đình Hậu, Phó Chủ tịch
UBND phường Phạm Ngũ
Lão, quận 1, TP.HCM, cho
biết vào tháng 3-2023, UBND
phường đã nhận được đơn
kiến nghị của ba hộ dân có
địa chỉ nhà 177A-179, 177
và 181 Phạm Ngũ Lão về vụ
việc trên.
Sau khi nhận đơn, UBND
phường đã mời các bên có
liên quan đến phường để tiếp
xúc hòa giải. Sau hai lần hòa
giải vào ngày 31-3 và ngày
21-7, do giữa các hộ không
thống nhất nên kết quả hòa
giải không thành. Vì vậy, theo
quy định, UBND phường đã
hướng dẫn các hộ dân liên
hệ đến tòa án để được giải
quyết theo thẩm quyền.
ÔngHậu cho biết thêmgiấy
chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất
do UBND quận 1 cấp ngày
5-3-2018 cho bà K thì phần
đất này có thể hiện trong chủ
quyền của nhà bà K.
“Phần diện tích đất mà
các hộ dân cho rằng là hẻm
chung tại phần ghi chú thể
hiện là phần diện tích nhà
và đất trong phạm vi quy
hoạch được công nhận. Việc
sổ hồng của các hộ dân có
thể hiện đây là hẻm nhưng
phường chỉ xem xét giấy
tờ mới nhất của bà K vào
năm 2018. Và dù trong sổ
hồng của các hộ dân có thể
hiện đây là hẻm nhưng nó
cũng không thuộc quyền sở
hữu của các hộ dân” - ông
Hậu nói.•