5
Thời sự -
Thứ Tư 9-8-2023
VŨLONG
N
gày 8-8, thông tin từ
Ban chỉ huy Phòng,
chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông
cho biết dù thời tiết đã nắng,
lượng mưa có giảm nhưng
một số vùng trũng, thấp còn
tình trạng ngập lụt cục bộ,
một số điểm vẫn xảy ra sạt lở.
Đập bị xê dịch,
đường nứt rộng hơn
Đến chiều 8-8, chiều dài
các vết nứt trên đường Hồ
Chí Minh (đoạn qua phường
Nghĩa Thành, TPGia Nghĩa,
nơi có 16 hộ dân đã sơ tán
khẩn cấp) không thay đổi.
Tuy nhiên, các vết nứt cũ có
chiều hướng mở rộng thêm
về chiều rộng và độ sâu.
Cụ thể, tại phần đường gom,
vết nứt, lún lớn nhất có chiều
dài khoảng 40m, nơi sâu nhất
là 4,6 m (tăng thêm 10 cm so
với ngày 7-8).
Các vết nứt khác có chiều
dài khoảng 100 m, bề rộng
lớn nhất từ 40 cm đến 50
cm (tăng thêm 5 cm). Tại
phần mép đường chính và
dải phân cách, hiện vẫn có
chiều dài khoảng 30 m và
chiều sâu 3 m. Tại phần làn
đường chính, các vết nứt có
chiều dài khoảng 110m, chiều
rộng lớn nhất tăng từ 15 cm
lên 25 cm.
Ông Trần Nam Thuần,
Chủ tịch UBND huyện Đắk
Glong (Đắk Nông), cho biết
thời tiết ở địa phương đã có
chuyển biến tích cực, lượng
mưa giảm rõ rệt. “Hiện vị trí
đập thủy lợi Đắk N’Ting vẫn
đang tiếp tục bị di chuyển”
- ông Thuần nói.
Theo kết quả quan trắc (từ
17 giờ 30 ngày 6-8 đến 17
giờ 30 ngày 7-8), hiện khối
đất tiếp tục dịch chuyển về
phía công trình thủy lợi Đắk
đổi không nhiều so với số liệu
quan trắc những ngày trước
đó và cao độ đường bão hòa
vẫn đảm bảo theo yêu cầu.
Đang quan trắc ở
địa bàn bị sụt lún,
sạt lở đất
Ngày 8-8, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
ông Võ
Văn Minh, Phó Giám đốc Sở
TN&MT tỉnh Đắk Nông, cho
biết Liên đoàn Bản đồ địa
chất miền Nam đang khảo
sát hiện trạng, diễn biến hiện
tượng sạt lở, nứt, sụt đất xảy
ra tại địa phương.
“Hiện liên đoàn đang thực
hiện nhiệmvụ tại khu vực bon
BuKrăk,xãQuảngTrực,huyện
Tuy Đức và sẽ thực hiện một
số điểm bị ảnh hưởng còn lại
của tỉnh Đắk Nông. Sau khi
Sạt lở đất ở đường tránh TPGiaNghĩa. Ảnh: VŨ LONG
N’Ting; đẩy toàn bộ ngưỡng
tràn, hệ thống công tác trên tràn
về phía đập đất thêm khoảng
20 cm, vai cầu phía bên trái
bị đẩy cao thêm 11 cm.
Kể từ khi ghi nhận hiện
tượng sạt trượt đến nay, tràn
xả lũ đã bị dịch chuyển về
phía đập đất khoảng 83 cm,
bị đẩy cao lên 38,4 cm và vẫn
chưa có dấu hiệu dừng lại.
Về quan trắc mực nước
thấm trong thân đập cho thấy
ngoại trừ mặt cắt quan trắc
thấm giáp với vai trái không
thể quan trắc (domột số giếng
quan trắc đã bị hỏng bởi sự
dịch chuyển của tràn gây nén
ép, nghiêng lệch), tại các mặt
cắt quan trắc thấm còn lại
theo thiết kế.
Kết quả đo mực nước bão
hòa trong thân đập có sự thay
kết thúc đợt làm việc, liên
đoàn sẽ có nhận xét nguyên
nhân sơ bộ, xem xét đề xuất
giải pháp trước mắt, giải pháp
lâu dài ứng phó kịp thời với
hiện tượng sạt lở, nứt, sụt đất
xảy ra ở tỉnh” - ông Võ Văn
Minh cho hay.
Cùng ngày, Thường trực
Tỉnh ủy Đắk Nông chỉ đạo
Ban cán sự Đảng UBND tỉnh
lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo
các sở, ngành địa phương khắc
phục ngay tâm lý chủ quan, lơ
là, mất cảnh giác. Trong đó,
khẳng định Đắk Nông kiên
quyết di dời người dân ra khỏi
khu vực nguy hiểm nhằm bảo
đảm an toàn tính mạng và tài
sản của người dân.•
Kể từ khi ghi nhận
hiện tượng sạt trượt
đến nay, tràn xả lũ
đã bị dịch chuyển
về phía đập đất
khoảng 83 cm, bị
đẩy cao lên 38,4 cm
và vẫn chưa có dấu
hiệu dừng lại.
Đập Đắk N’Ting đang
xê dịch, đường tiếp tục
nứt, lún
Liên đoàn Bản đồ địa chất miềnNamđang khảo sát sạt lở, nứt, sụt đất
ởĐắk Nông để có đề xuất giải pháp trước mắt và lâu dài.
Tiêu điểm
Mưa lớn kéo dài ởĐắk Nông
làm ngập, ảnh hưởng 192 căn
nhà, vật kiến trúc (183 nhà ở,
chínphòng trọ); ngậpúng hơn
650 ha cây trồng các loại; gần
220 ha thủy sản và 154 ao hồ,
của người dân bị ngập, nhiều
cầu dân sinh bị cuốn trôi.
Cácđịaphươngđãdi dời 283
hộ dân tại các điểm bị sụt lún,
sạt trượt đến nơi an toàn. Ước
tính thiệt hại trên 250 tỉ đồng.
“Sụt lún, sạt lở có yếu tố từ con người”
Theo GS-TS Bảo Huy, chuyên gia tư vấn độc lập về quản
lý tài nguyên và môi trường rừng (FREM, từng công tác ở
khoa Nông lâmTrườngĐHTây Nguyên), nguyên nhân sạt lở
đất ở một số địa bàn Tây Nguyên là do con người tác động.
Việc tác động, làm thay đổi cấu trúc địa chất vốn tồn tại
hàng ngàn năm ở các đồi núi để xây dựng các công trình
giao thông, nhà ở… nhưng không có biện pháp gia cố.
Khi mưa lớn, sẽ tăng trọng lượng lên đất, rơi xuống phần
đất đãbị sạt lởđểbù lại.Từđó, hình thànhvết nứt nhỏ, nguồn
nước cũng ngấmdần qua đây và dẫn sâu trong lòng đất. Về
lâudài, dòngnướcnày sẽ làmdi chuyểncảphầnđất rộng lớn.
Theo quan sát của PV, tại các địa điểm sạt lở hiện nay ở
Đắk Nông, trong đó có khu vực sinh sống của 16 hộ dân
(phường Nghĩa Thành, TP Gia Nghĩa) phải di dời khẩn cấp
do đường Hồ Chí Minh bị sạt lún nghiêm trọng. Thời gian
qua, những hộ này đã thực hiện khoét đất sâu vào chân
đồi để xây dựng nhà.
Xâmphạmđất rừng
SócSơnngày càng
trầmtrọng
Sau bốn nămTPHà Nội ban hành kết luận
thanh tra về đất rừng Sóc Sơn, nhiều cán bộ
bị kỷ luật, việc xây dựng xâmphạmvẫn tiếp
diễn, ngày càng trầm trọng hơn.
Gần đây, ngày 4-8, vụ sạt đất đá vùi lấp hàng
chục ô tô xảy ra tại xóm Ban Tiện, thôn Phù Ninh,
xã Minh Phú, đã làm lộ ra hàng loạt homestay, công
trình kiên cố xây dựng xâm phạm đất rừng.
Theo tìm hiểu của
Pháp Luật TP.HCM
, con
đường bê tông, nơi diễn ra sự cố do các chủ
homestay, biệt thự tự mở, chạy từ dưới chân núi
lên đến giữa thân núi, như một con dốc thẳng đứng,
có đoạn độ dốc 45 độ.
Theo báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn, một
trong những nguyên nhân của vụ sạt lở là do nước từ
đỉnh núi chảy xuống, kéo theo nhiều bùn đất khiến
nhiều xe của khách đỗ bên đường bị đất vùi lấp
ngang thân.
Hiện có khoảng bốn homestay, biệt thự đã xây
dựng hoàn thiện trên diện tích khoảng 300-400 m
2
,
có cơ sở đã treo biển đón khách.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
ngày 7-8, ông
Phạm Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc
Sơn, cho biết đường bê tông do người dân tự ý làm,
không nằm trong quy hoạch và không được cấp có
thẩm quyền cấp phép nên chính quyền đã xử lý.
Đối với các công trình là homestay, biệt thự, ông
Ngọc cho hay đây là khu vực quy hoạch đất rừng,
có chồng lấn với một phần đất ở. Chính quyền địa
phương đã cho rà soát để phân định ranh giới giữa
đất ở với đất rừng để xử lý theo quy định.
Năm 2018, Thanh tra TP Hà Nội đã thanh tra toàn
diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện
Sóc Sơn, trong đó tập trung vào “điểm nóng” vi
phạm tại hai xã Minh Phú và Minh Trí.
Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm đất rừng tại địa
bàn này vẫn không giảm mà còn phát sinh, dù hàng
chục cán bộ buông lỏng quản lý để xảy ra sai phạm
đã bị kỷ luật, xử lý.
Cụ thể, tháng 3-2019, Thanh tra TP Hà Nội ban
hành hai kết luận thanh tra về đất rừng Sóc Sơn.
Trong đó riêng hai xã Minh Phú và Minh Trí, cũng
như khu vực ven bảy hồ lớn trong quy hoạch rừng
có đến 797 công trình vi phạm.
Huyện Sóc Sơn cũng hoàn thiện 164 hồ sơ
chuyển Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội xử lý
theo thẩm quyền…
Dù vậy, việc xây dựng xâm phạm đất rừng Sóc
Sơn tiếp tục tiếp diễn, thậm chí ngày càng trầm
trọng hơn. Báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn cho
hay từ đầu năm đến nay, đã phát hiện 187 trường
hợp vi phạm, trong đó xử lý được 124 trường hợp.
Trong năm 2022, có 245 trường hợp bị xử lý, còn
năm 2021, xử lý hơn 300 trường hợp.
“Vẫn còn một số trường hợp vi phạm nhưng xã
“giấu”, ở trên huyện không biết được. Tháng 7,
huyện đã đi kiểm tra, tuy nhiên việc này hết sức
phức tạp, cần làm từng bước” - ông Ngọc nói và cho
rằng để xử lý gốc rễ vấn đề, chính quyền huyện đang
rà soát để đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy
hoạch rừng Sóc Sơn.
TRỌNG PHÚ
Nhiều homestay, biệt thựmọc lên sát đường bê tông
bị sạt lở đất khiến nhiều ô tô bị vùi lấp ở xómBan Tiện,
thôn PhùNinh, xãMinh Phú, huyện Sóc Sơn, HàNội.
Ảnh: TRỌNGPHÚ