177-2023 - page 3

3
Ngày 8-8, tại Hà Nội đã diễn ra phiên họp toàn thể lần
thứ tám Ủy ban Quốc phòng và An ninh. Phiên họp nhằm
thẩm tra dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị quyết 657/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội (UBTVQH) quy định cụ thể chức vụ, chức danh của sĩ
quan Công an nhân dân (CAND) có cấp bậc hàm cao nhất
là trung tướng, thiếu tướng chưa được quy định cụ thể
trong Luật CAND năm 2018.
Phát biểu mở đầu phiên họp, Trung tướng Lê Tấn Tới, Chủ
nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH, cho biết tại
kỳ họp thứ năm vừa qua, QH đã thông qua Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật CAND (Luật CAND 2023).
Luật CAND 2023 đã bổ sung năm vị trí có cấp bậc hàm
cao nhất là thiếu tướng, đồng thời tiếp tục giao UBTVQH
quy định cụ thể vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là trung
tướng, thiếu tướng chưa được quy định cụ thể trong luật.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 15-8.
Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ
cho biết việc sửa đổi Nghị quyết 657 nhằm hoàn thiện
cơ sở pháp lý về cấp bậc hàm cao nhất là thiếu tướng để
thực hiện phong, thăng cấp bậc hàm thiếu tướng CAND,
bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong Luật CAND 2023.
Qua đó, thể chế hóa quan điểm của Đảng về xây dựng lực
lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy,
tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình
hình mới.
Trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên họp, Đại tá Vũ
Huy Khánh, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và
An ninh, cho biết ủy ban này nhất trí với sự cần thiết ban
hành nghị quyết với những lý do như đã nêu trong tờ trình
của Chính phủ.
Qua thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đều bày tỏ sự
nhất trí cao với sự cần thiết ban hành nghị quyết cũng như
bố cục, nội dung dự thảo nghị quyết và góp ý một số vấn
đề về mặt kỹ thuật lập pháp.
Trong lời cuối phiên họp, Trung tướng Lê Tấn Tới
khẳng định Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh
sẽ nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện báo cáo
thẩm tra, trình UBTVQH theo quy định...
PHI HÙNG
Về vấn đề NƠXH, ông
Mẫn khẳng định đây là vấn
đề được Đảng, Nhà nước đặc
biệt quan tâmvì liên quan đến
an sinh xã hội, đảm bảo cuộc
sống của người dân và công
bằng xã hội. Do vậy, những
giải pháp về cơ chế, chính
sách và việc tổ chức triển
khai các chính sách NƠXH
sẽ góp phần đáp ứng được
mức sống ngày càng cao của
người dân và phù hợp với xu
hướng phát triển bền vững,
là động lực phát triển kinh
tế - xã hội.
“Một trongnhữngmục đích,
yêu cầu cơ bản đặt ra đối với
đoàn giám sát là phải đề cao
trách nhiệm, góp phần “giải
mã” được thực chất những
vấn đề thực tiễn đang đặt ra
để quá trình tiếp tục hoàn thiện
pháp luật và tổ chức thực thi
pháp luật tốt hơn” - Phó Chủ
tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo đó, ông Mẫn thống
nhất giám sát trực tiếp tại
12 địa phương và cân đối
đến yếu tố vùng miền, vùng
kinh tế; hoàn thiện đề cương
báo cáo giám sát đối với các
chủ thể được giao việc thực
hiện chính sách, pháp luật về
quản lý thị trường BĐS và
phát triển NƠXH…
DN BĐS gặp khó về
giá đất, quy hoạch…
Liên quan thị trường BĐS
và NƠXH, mới đây Bộ Xây
dựng có báo cáo, cho biết lĩnh
vực BĐS quý II-2023 vẫn có
mức tăng trưởng thấp hơn so
với cùng kỳ năm 2022, đồng
thời còn nhiều khó khăn,
thách thức. Các khó khăn,
thách thức tập trung chủ yếu
vào vấn đề thể chế, về pháp
lý của các dự án, nguồn vốn
tín dụng, trái phiếu và việc
tổ chức, triển khai, thực thi
của địa phương.
“Hiện nay, các địa phương
và các chủ đầu tư dự án
NƠXH đang tập trung triển
khai thực hiện đề án “Đầu
tư xây dựng ít nhất 1 triệu
căn hộ NƠXH cho đối tượng
có thu nhập thấp, công nhân
khu công nghiệp giai đoạn
2021-2030”. Theo đó, hiện
có khoảng 108 dự án đã được
cấp phép xây dựng, đang triển
khai đầu tư xây dựng” - Bộ
Xây dựng thông tin.
Về hoạt động của DN
BĐS, Bộ Xây dựng cho hay
số DN đã giải thể trong quý
II-2023 tăng khoảng 30,4%
so cùng kỳ năm trước, số
DN thành lập mới chỉ bằng
61,4% so với cùng kỳ năm
trước. Nhiều DN phải cắt
giảm hơn 60% lao động để
vượt qua giai đoạn khó khăn
hiện nay…
Theo Bộ Xây dựng, về mặt
pháp lý, hiện nhiều DN BĐS
gặp khó trong việc thực hiện
quy định về phương pháp
định giá đất, các vấn đề về
TRỌNGPHÚ
S
áng 8-8, Phó Chủ tịch
thường trực Quốc hội
Trần ThanhMẫn đã chủ
trì phiên họp thứ nhất Đoàn
giám sát chuyên đề “Việc
thực hiện chính sách, pháp
luật về quản lý thị trường
bất động sản (BĐS) và phát
triển nhà ở xã hội (NƠXH)
từ năm 2015 đến hết 2023”.
Giám sát để minh bạch
thị trường, phát triển
nhà ở xã hội
Theo Nghị quyết 95/2023
của Quốc hội, đoàn giám sát
do Phó Chủ tịch thường trực
Quốc hội Trần Thanh Mẫn
làm trưởng đoàn và các phó
trưởng đoàn gồm: Chủ nhiệm
Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng
Thanh (Phó Trưởng đoàn
thường trực), Tổng Thư ký
Quốc hội Bùi Văn Cường,
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội
Nguyễn Thúy Anh.
Phó Chủ tịch Quốc hội
Trần Thanh Mẫn, Trưởng
đoàn giám sát, cho biết đây
là một trong bốn chuyên đề sẽ
thực hiện giám sát trong năm
2024 và báo cáo Quốc hội tại
kỳ họp thứ tám, dự kiến diễn
ra vào cuối năm 2024. Theo
ôngMẫn, chuyên đề giám sát
này có phạmvi giám sát rộng,
phức tạp, liên quan nhiều bộ,
ngành, địa phương và nhiều
đối tượng tác động.
“Thị trường BĐS hiện có
vai trò rất quan trọng đối với
nền kinh tế, tác động trực tiếp
và rộng lớn đến người dân,
doanh nghiệp (DN), đến tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
Hiện nay, thị trường BĐS
đã và đang bộc lộ nhiều hạn
chế, bất cập, mà yêu cầu cơ
bản, xuyên suốt đó chính là
việc hoàn thiện cơ chế pháp
lý đồng bộ và thực thi minh
bạch thông tin thị trường” -
ông Mẫn nêu.
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần ThanhMẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: THẮNGPHẠM
Sẽ giám sát 12 địa phương về
bất động sản, nhà ở xã hội
Hiện các doanh nghiệp bất động sản gặp khó về phương pháp định giá đất, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Hoàn thiện cơ sởpháp lý về vị trímangbậc hàmthiếu tướngCAND
Làm rõ giá bán nhà ở xã hội
Đối với lĩnh vực BĐS, trong đợt này đoàn giám sát sẽ tập
trung vàomột số nội dung như: Làmrõ các khó khăn, vướng
mắc của các dự án BĐS; tình hình xử lý các sai phạm trong
lĩnh vực BĐS; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân xuất phát từ
thể chế, quy địnhpháp luật và việc tổ chức thực hiện các quy
định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô
thị, xây dựng, nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếuDN.
Đối với vấn đề NƠXH, đoàn giám sát sẽ tập trung vào
chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển NƠXH;
đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về
NƠXH quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng NƠXH; việc thực
hiện dự án xây dựng NƠXH; loại nhà và tiêu chuẩn diện
tích NƠXH; việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán
NƠXH; nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua NƠXH;
quản lý, vận hành NƠXH.
Mục tiêu của cuộc
giám sát chuyên đề
về quản lý thị trường
bất động sản và
phát triển nhà ở xã
hội để hoàn thiện cơ
chế pháp lý và minh
bạch thị trường.
Thời sự -
Thứ Tư 9-8-2023
Toàn cảnh phiên họp thứ nhất của đoàn giámsát sáng 8-8.
Ảnh: PHẠMTHẮNG
quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, về điều chỉnh chủ trương
đầu tư, thẩm quyền chuyển
nhượng dự án…
Cùng với đó, cơ chế phối
hợp giữa các sở, ban ngành,
địa phương còn chưa kịp thời,
đồng bộ cũng đã gây ra nhiều
khó khăn, vướng mắc cho dự
án BĐS trong quá trình giải
phóng mặt bằng, bồi thường
tái định cư; giao đất; hoàn
thiện hồ sơ dự án.
Đặc biệt, nhiều DN BĐS
đang gặp nhiều khó khăn
trong tiếp cận vốn vay tín
dụng và hầu như không huy
động được vốn trái phiếu
DN và huy động vốn khác,
dẫn đến thiếu vốn để thực
hiện dự án, phải giãn tiến
độ, dừng triển khai dự án.
“DN BĐS đang phải tiếp
tục đối mặt với rất nhiều
khó khăn về thanh khoản,
dòng tiền, đặc biệt trong
bối cảnh áp lực đáo hạn và
trả nợ trái phiếu DN vào các
tháng cuối năm 2023 rất lớn,
nhiều DN chậm thanh toán
gốc, lãi trái phiếu” - báo cáo
của Bộ Xây dựng cho biết.•
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook