177-2023 - page 13

13
VÕTHƠ
N
gày8-8,TP.HCMtổchức
lễ tổng kết và trao giải
cuộc vận động viết về
công tác phòng, chống dịch
COVID-19 trên địa bàn TP
với chủ đề “Vượt qua đại
dịch - hướng tới tương lai”.
Chuyện tình đẹp
nhưng dang dở
Tác phẩm
Ranh giới mong
manh
viết về nỗi tiếc thương
người chồng chưa cưới, một
chiến sĩ áo xanh đã hy sinh
trong tuyếnđầu chốngdịch của
cô giáo Nguyễn Bích Vàng,
Trường Tiểu học An Hội,
quận Gò Vấp (một trong hai
tác giả đoạt giải nhất) khiến
nhiều người rơi lệ.
“Chúng tôi quen nhau khi
tham gia chiến dịch tình
nguyện mùa hè xanh. Chàng
dân quân thật thà, chất phác,
gương mặt phúc hậu thu hút
ánh nhìn của tôi đầu tiên. Khi
quen anh, từ một cô gái nhút
nhát, tự ti tôi trở thành người
vui vẻ, hòa đồng và anh luôn
cho tôi cảm giác an toàn” - cô
giáo Bích Vàng kể lại.
Sau hai năm quen nhau, lúc
anh chị lên kế hoạch cưới hỏi
thì TPbước vào giai đoạn cao
điểm dịch COVID-19 bùng
phát. Ban đầu chị không cho
anh thamgia chốngdịchnhưng
sau khi được anh động viên
và giải thích về công việc,
chị yên tâm hơn để anh lên
đường làm nhiệm vụ.
“Nhìn hình ảnh của anh khi
tham gia chống dịch như ngồi
xổm ăn vội ổ bánh mì, ngả
lưng nghỉ tạm bên hiên nhà
dân hay trời mưa mặc bộ đồ
bảo hộ ướt sũng khiến tôi xót
xa nhưng cũng rất tự hào về
anh. Khi đó tôi tin mình đã
chọn đúng người” - chị Vàng
xúc động kể lại.
Thế nhưng chỉ qua năm
ngày tham gia chống dịch,
người chồng sắp cưới của chị
đã ra đi để lời hứa qua dịch
nên duyên vợ chồng mãi mãi
không thực hiện được. Mặc
dù nỗi đau vẫn còn nhưng
mỗi lần kể lại, chị Vàng đều
tự hào về anh vì sự hy sinh
của anh đã góp phần giúp cho
TP vượt qua đại dịch.
Chuyến công tác
đặc biệt trong đời
Ấn tượng với tấm lòng nhân
ái, tính cách hào sảng của
người dân TP.HCM trong đợt
dịch vừa qua khiến PGS-TS
PhạmThị Dung, Trưởng đoàn
công tác Trường ĐHYDược
Thái Bình, chắp bút viết tác
phẩm
Chuyến công tác đặc
biệt trong đời
và đoạt giải ba.
“Cuộcđời tôi thamgiakhông
biết baochuyếncông tácnhưng
đây là chuyến công tác đặc
biệt nhất. Có sự đồng hành,
sẻ chia của đồng nghiệp, gia
đình càng tiếp thêm sức mạnh
để tôi hoàn thành chuyến đi ý
nghĩa, nhiều cảm xúc” - TS
Dung chia sẻ.
Trướcđó, tháng6và7-2021,
đoàn công tác của TS Dung
tham gia chống dịch ở Bắc
Giang, đến khi TP.HCM cần
hỗ trợ, TS Dung không ngần
ngại xung phong vào chống
dịch cùng người dân TP.
“Nhiều người hỏi tôi tại
sao đã tham gia chống dịch
ở Bắc Giang rồi mà còn xung
phong vào chống dịch ở
TP.HCM nữa. Lúc đó tôi chỉ
cười, đáp: Người bệnh, người
dân trong đó đang cần chúng
tôi và nếu tôi không đi chắc
chắn sẽ ân hận suốt đời” - TS
Dung cười nói.
Cô giáo
Nguyễn
Bích Vàng
chia
sẻ câu
chuyện
về người
chồng
chưa cưới
hy sinh khi
thamgia
chống
dịch. Ảnh:
VÕTHƠ
Những con số ấn tượng
Sau hơn bảy tháng triển khai, ban tổ chức đã nhận được
2.267 bài dự thi, qua đó chọn được 245 bài vào vòng chung
khảo và từ đó chọn lựa để trao giải cho 36 tập thể và 48
cá nhân.
Hai giải nhất cá nhân gồm bà Nguyễn Bích Vàng, Trường
Tiểu học An Hội, quận Gò Vấp và bà Trần Nguyễn Ngọc
Phượng, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận 8.
GiảinhấttậpthểthuộcvềBanTuyêngiáoThànhủyThủĐức.
Giải nhì cá nhân gồmbà Nguyễn Phạm LinhTâm, Trường
THCS Tăng Bạt Hổ, quận 4; em Nguyễn Nam An, học sinh
lớp 10A11, Trường THPT Tam Phú, TP Thủ Đức; bà Nguyễn
Thị Xuân Dinh, BV TP Thủ Đức; bà Phan Thị Nguyệt Nga, Ủy
ban MTTQ Việt Nam quận Phú Nhuận; bà Trương Thị Kiều
Oanh, Trường Tiểu học Tuy Lý Vương, quận 8.
Giải nhì tập thể thuộc về Ban Tuyên giáo Quận ủy quận
1; Ban Tuyên giáo Quận ủy quận 10; Ban Tuyên giáo Quận
ủy quận 8; BanTuyên giáo Huyện ủy Bình Chánh; BanTuyên
giáo Huyện ủy Nhà Bè.
Tổng kinh phí các giải thưởng là 240 triệu đồng.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Văn bản số 3899/BGDĐT-
GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học
năm học 2023-2024.
Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các sở giáo dục và đào
tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học thực hiện các
nhiệm vụ năm học 2023-2024 với sáu nhiệm vụ chung.
Cụ thể, năm học tới, ngành triển khai chương trình giáo
dục phổ thông 2018 đối với các lớp 6, 7, 8, 10 và 11; thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông 2006 đối với lớp 9 và
lớp 12, bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình năm
học; củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục trung học.
Toàn ngành tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch phát
triển mạng lưới trường, lớp, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai chương
trình giáo dục phổ thông 2018; nâng cao chất lượng phổ
cập giáo dục THCS; thực hiện hiệu quả công tác giáo dục
hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS và THPT.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục đẩy mạnh
chuyển đổi số, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực hiện
quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng
và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục trung học.
Các nhà trường tăng cường đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức giáo dục, đẩy mạnh
các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học của học
sinh; triển khai ứng dụng công nghệ số trong dạy và học.
Năm học tới, ngành giáo dục cũng tập trung phát triển
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu
cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; chú
trọng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội
ngũ giáo viên, bảo đảm đủ giáo viên theo môn học để tổ
chức dạy học các môn học trong chương trình.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đặt nhiệm vụ tăng
cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; bảo
đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện kế
hoạch năm học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu
quả với thiên tai, dịch bệnh.
Về nhiệm vụ cụ thể, Bộ GD&ĐT lưu ý việc thực hiện
chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm chất lượng.
Theo đó, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch giáo dục nhà
trường bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên, cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học; thực hiện hiệu quả các phương
pháp và hình thức dạy học; thực hiện hiệu quả các phương
pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá; nâng cao chất lượng
giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng; tham gia
tổ chức các kỳ thi, cuộc thi.
Hướng dẫn của bộ cũng lưu ý vấn đề phát triển mạng
lưới trường, lớp, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục
trung học cơ sở; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất
lượng giáo dục trung học (phát triển đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học, học liệu); tiếp tục thực hiện đổi mới công
tác quản lý giáo dục; công tác thi đua, khen thưởng.
TN
Họ đã nói
Đây
không chỉ đơn giản là
một cuộc thi bình thường, mà
còn là cách để thu thập, lưu giữ
những câu chuyện về một giai
đoạnkhókhăncủaTP.Giaiđoạn
TPgồngmình chiếnđấu với đại
dịchCOVID-19khôngchỉdừnglại
ởnhữngtácphẩmdựthilầnnày
mà vẫn còn nhiều câu chuyện,
nhiều nhân vật chưa được khai
thác, chưa được kể lại, viết lại.
Hy vọng cuộc thi sẽ tiếp tục
pháthuyhơnnữatínhnhânvăn,
ý nghĩa cao đẹp để nhiều người
chưa có dịp viết, kể hoặc những
người không thể kể bằng lời có
thểthamgiađểcùnglưugiữkýức
vềmộtgiaiđoạnđángnhớcủaTP.
Ông
NGUYỄNVĂN NÊN
,
Bí thư Thành ủy TP.HCM
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 9-8-2023
Giải nhất viết về COVID-19:
Ai đọc cũng rưng rưng
Câu chuyện tình đẹp nhưng dang dở của cô giáo Nguyễn Bích Vàng và anh dân quân hy sinh trong đại dịch
COVID-19 khiến nhiều người xúc động.
Chỉ với năm thầy cô cùng
245 sinh viên, đoàn công tác
của TSDung đến tiếp sức cho
TP.HCM trong giai đoạn dịch
COVID-19 khắc nghiệt nhất.
Vượt lên những khó khăn,
đoàn đã nhận lại tình cảm
quý giá không thể đong đếm
hết của người dân TP.
“Những người dân không
biết mặt, không biết tên
6nhiệmvụ chủyếu củagiáodục trunghọc nămhọc 2023-2024
Người bệnh, người
dân trong đó đang
cần chúng tôi và
nếu tôi không đi
chắc chắn sẽ ân hận
suốt đời.
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn VănNên tặng hoa
chúcmừng PGS-TS PhạmThị Dung, Trưởng đoàn công tác
TrườngĐHYDược Thái Bình. Ảnh: NT
chúng tôi vẫn gửi đồ ăn,
thức uống, có người lái xe
rất xa để mang đến những
cốc chè, những điều tuy nhỏ
nhưng khiến chúng tôi nhớ
mãi ân tình của người dân
nơi đây. Người Sài Gòn
tánh kỳ, cứ thấy ai khó là
giúp, dù mình chẳng dư giả
gì nhiều” - TS Dung cười
chia sẻ.•
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook