3
Thời sự -
ThứSáu18-8-2023
CHÂNLUẬN
C
hiều17-8,ỦybanThường
vụ Quốc hội (QH) nghe
báo cáo kết quả giám sát
bước đầu chuyên đề giám sát
củaQHvề việc triển khai thực
hiện các nghị quyết củaQHvề
Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2021-2025,
giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2021-2025, phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021-2030.
Hai tiêu chí
vượt mục tiêu
Báo cáo tại phiên họp, Chủ
tịch Hội đồng Dân tộc của
QH Y Thanh Hà Niê Kđăm,
Phó Trưởng Đoàn thường
trực Đoàn giám sát, cho biết
Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025, mục
tiêu giai đoạn 2021-2025 đến
nay đã có hai tiêu chí vượt
mục tiêu.
Cụ thể là tiêu chí số 14 về
giáo dục và đào tạo, tiêu chí
số 16 về văn hóa, ngoài ra có
tám tiêu chí được đánh giá
gần đạt được mục tiêu.
Về giải ngân vốn, đến hết
tháng 6-2023, vốn đầu tư công
năm 2022 chuyển sang thực
hiện năm 2023 giải ngân đạt
khoảng 88%, vốn thực hiện
năm 2023 đạt khoảng 34,3%,
cao nhất trong ba chương trình
mục tiêu quốc gia.
Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền
Dự kiến cuối năm 2023 sẽ
có thêm chín xã đặc biệt khó
khăn được công nhận hoàn
thành mục tiêu xây dựng
nông thôn mới, tổng cộng
10/54 xã, đạt 61,73% so với
mục tiêu 30% số xã đặc biệt
khó khăn thoát khỏi tình trạng
nghèo theo chỉ tiêu giao đến
năm 2025.
Về các chỉ tiêu, mục tiêu
của Chương trình phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021-2030, theo
báo cáo của Ủy ban Dân tộc
vẫn khá tích cực, tỉ lệ nghèo
giảm 3,4% (đạt và vượt 3%
mục tiêu kế hoạch giao).
Làm rõ những
khó khăn, vướng mắc
Đoàn giám sát đánh giá
chung việc triển khai các
Giải pháp sinh kế cho
3 chương trình mục tiêu quốc gia
vững giai đoạn 2021-2025,
đến năm 2023, theo báo cáo
đánh giá, chương trình sẽ
đạt chỉ tiêu QH, Chính phủ
giao. Trong đó, ước tính tỉ lệ
hộ nghèo theo chuẩn nghèo
đa chiều còn 2,93% (giảm
1,1%); tỉ lệ hộ nghèo tại các
huyện nghèo còn khoảng 33%
(giảm 5,62%), tỉ lệ hộ nghèo
dân tộc thiểu số còn khoảng
17,82% (giảm 3,2%).
chương trình mục tiêu quốc
gia đã có tác động, góp phần
nâng cao nhận thức, huy động
sự vào cuộc của hệ thống
chính trị, người dân, doanh
nghiệp trong việc phát triển
kinh tế - xã hội, giảm nghèo
ở vùng nông thôn, miền núi
khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, về số lượng các
văn bản quản lý, đến nay cơ
bản dù đã hoàn thành nhưng
qua giámsát, nhiềuđịa phương
phản ánh số lượng văn bản quá
nhiều, trên 300 văn bản của
cả trung ương và địa phương.
Nguồn vốn đầu tư phát
triển ngân sách trung ương
phân bổ chậm (quý II-2022
mới giao), chưa có cơ chế
giao kế hoạch vốn sự nghiệp
nguồn ngân sách nhà nước
giai đoạn năm năm cho các
chương trình mục tiêu quốc
“Cần làm rõ vì sao
chậm, vì sao vướng
mắc, điểm nghẽn ở
đâu và tháo gỡ như
thế nào trong quá
trình thực hiện ba
chương trình mục
tiêu quốc gia.”
Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ
Việc thực hiện các chương trìnhmục tiêu quốc gia đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảmnghèo
ở vùng nông thôn, miền núi khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Sẽ giámsát về bất động sản, nhàở xãhội tạiHàNội, TP.HCMvà10địaphương
Chiều 17-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo
kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề “Việc thực hiện
chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản
(BĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) từ năm 2015
đến hết 2023”.
Đây là chương trình giám sát chuyên đề đã được kỳ họp
Quốc hội thứ năm ban hành nghị quyết.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay
mục đích của giám sát chuyên đề lần này là nhằm đánh
giá toàn diện, khách quan, trung thực các kết quả đạt
được; đồng thời chỉ ra những tồn tại, khó khăn trong việc
ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về
quản lý thị trường BĐS và phát triển NƠXH từ năm 2015
đến hết 2023.
Trên cơ sở đó, xác định nguyên nhân, trách nhiệm, bài
học kinh nghiệm, kiến nghị, đề xuất các giải pháp hoàn
thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu
quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị
trường BĐS và phát triển NƠXH…
Công tác giám sát sẽ tập trung vào việc thực hiện các vấn
đề nêu trên trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết 2023.
Đối với chính sách, pháp luật quản lý thị trường BĐS,
giám sát sẽ tập trung vào công tác quản lý, chỉ đạo, điều
hành, tổ chức triển khai quản lý thị trường BĐS; quy
hoạch, tình hình hoạt động của doanh nghiệp BĐS; các
chính sách về thuế và việc thực hiện các nghĩa vụ tài
chính của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh BĐS.
Công tác giám sát còn tập trung vào việc triển khai các
dự án BĐS, sử dụng đất để thực hiện dự án BĐS; thu hồi,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; định giá đất, tính thu tiền
sử dụng đất đối với dự án BĐS; giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất… cùng rất nhiều vấn đề liên quan khác.
Đối với NƠXH, giám sát tập trung vào chương trình, kế
hoạch, các hình thức phát triển NƠXH; đối tượng và điều
kiện được thụ hưởng chính sách về NƠXH; quỹ đất, nguồn
vốn để xây dựng NƠXH; việc thực hiện dự án xây dựng
NƠXH…Việc thực hiện các kết luận giám sát, kiểm tra,
thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển NƠXH…
Đối tượng giám sát được xác định gồm Chính phủ, các
bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc
trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ông Vũ Hồng Thanh cũng cho hay Đoàn giám sát dự
kiến còn tổ chức giám sát trực tiếp tại 12 địa phương gồm
TP Hà Nội, TP.HCM, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng, TP Cần
Thơ, các tỉnh Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Khánh
Hòa, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên.
“Trong quá trình giám sát, tùy theo tình hình thực tế và
các điều kiện cho phép, Đoàn giám sát có thể điều chỉnh
kế hoạch giám sát và yêu cầu các đối tượng chịu sự giám
sát, các cơ quan có liên quan báo cáo bổ sung các nội
dung ngoài đề cương giám sát để làm rõ các nội dung
thuộc phạm vi chuyên đề giám sát” - ông Thanh nói.
CHÂN LUẬN
gia. Việc lồng ghép nguồn
vốn giữa các chương trình
mục tiêu quốc gia khó thực
hiện, phân bổ vốn còn manh
mún, chưa phù hợp với đặc
thù của từng vùng miền, thiếu
cơ sở thực tiễn...
Do đó, Đoàn giám sát đề
nghị thực hiện hiệu quả,
đồng bộ các giải pháp huy
động nguồn lực, trong đó huy
động tối đa nguồn lực của địa
phương để tổ chức triển khai
chương trình. Đồng thời tăng
cường thanh tra, kiểm tra,
giám sát, đánh giá việc thực
hiện các chương trình ở các
cấp, ngành; đồng thời có biện
pháp phòng ngừa, kịp thời
ngăn chặn các biểu hiện tiêu
cực, lãng phí, xử lý nghiêm
các vi phạm trong quá trình
thực hiện.
Phát biểu tại phiên họp,
Chủ tịch QH Vương Đình
Huệ cho biết QHmong muốn
nghị quyết giám sát thực sự
có những kiến nghị, đề xuất
đúng và trúng để thúc đẩy
thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia. Trong đó,
tập trung vào mục tiêu, chỉ
tiêu, nhiệm vụ đã có của các
chương trình, sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị, các
nguồn lực nói chung trong
thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia…
“Cũng cần làm rõ vì sao
chậm, vì sao vướng mắc,
điểm nghẽn ở đâu và tháo gỡ
như thế nào trong quá trình
thực hiện” - Chủ tịch QH
Vương Đình Huệ nói và cho
biết phải xác định được trách
nhiệm của đơn vị, địa phương
chưa thực hiện tốt các nhiệm
vụ được giao, đồng thời đề
xuất, kiến nghị giải pháp khắc
phục cụ thể.
Tiếp thu ý kiến tại phiên
họp, Phó Chủ tịch QH Trần
Quang Phương, TrưởngĐoàn
giám sát, cho biết Đoàn giám
sát sẽ tiếp tục hoàn thiện báo
cáo, dự thảo nghị quyết trình
QH tại kỳ họp thứ sáu, QH
khóa XV.•
Chủ nhiệmỦy ban Kinh tế VũHồng Thanh trình bày báo cáo
tại phiên họp chiều 17-8. Ảnh: QH
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
lao động
Cả ba chương trình đều có điểm chung là hướng đến
người nghèo, vùngnông thôn, dân tộc thiểu số khó khăn.
Vì vậy, giải pháp về sinh kế, nâng cao thu nhập cần phải
được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.
Song song với quá trình đẩy mạnh sản xuất hàng hóa
thì cần có giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ
cấu lao động nông nghiệp sang làmviệc ở khu vực công
nghiệp, dịch vụ. Cùng với đó là thúc đẩy phát triển kinh
tế nông thôn, tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu
nhập, thuhút laođộng có trìnhđộ về làmviệc ở vùngnày.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH
Y THANH HÀ NIÊ KĐĂM
Chủ tịchHội
đồngDân
tộc củaQuốc
hội Y Thanh
HàNiê Kđăm,
Phó Trưởng
Đoàn thường
trực Đoàn
giámsát, phát
biểu tại phiên
họp. Ảnh: QH