7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu18-8-2023
HUỲNHHẢI
N
gày 17-8, tại TP Nha Trang,
Khánh Hòa, Tòa án Quân sự
khu vực 2 Quân khu 5 mở phiên
tòa sơ thẩm xét xử Hoàng Văn Minh
(37 tuổi, cựu thiếu tá, trợ lý tài chính
thuộc Ban Tham mưu, Trung đoàn
937, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng
không - Không quân, đóng quân tại
tỉnh Ninh Thuận) về tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ.
Trong vụ án, Phạm Văn Võ (chồng
của dì bị cáo Minh, ngụ tỉnh Bình
Dương), Huỳnh Thị Kim Hằng (vợ
bị cáo Minh) cùng bị đưa ra xét xử
về tội khai báo gian dối.
Gây tai nạn rồi nhờ người
nhận tội thay
Tại phiên tòa, bị cáo Minh khai khi
lái ô tô rẽ vào ngân hàng, “bị cáo có bật
đèn xi nhan, có quan sát gương chiếu
hậu. Tuy nhiên, khi nghe tiếng xẹt, bị
cáo mới biết đã va chạm với xe máy”.
Cựu quân nhân này còn khai lúc này
đang sử dụng điện thoại qua Bluetooth
trên ô tô. Sau khi xảy ra va chạm, bị
cáo đã ngắt Bluetooth và sử dụng đàm
thoại tay để xem tình hình sức khỏe
nạn nhân.
Bị cáoMinh thừa nhận đã nhờ chồng
của dì mình (bị cáo Võ) đứng ra nhận
là người điều khiển ô tô. Bị cáo Võ
đã nhận lời.
“Bị cáo đến hỏi chú Võ có giấy phép
lái xe không, chú trả lời có. Tôi nhờ
chú nhận giúp là người điều khiển xe
nhưng chú không nói gì. Mãi đến khi
đến bệnh viện, chú Võ mới nói nhận
tội thay tôi” - bị cáo Minh khai.
Bị cáo Võ cũng khai rằng sau khi
đượcMinh nhờ đã nhận lời giúp và gọi
điện thoại về thông báo cho vợ mình
biết. Vợ bị cáo Minh cũng biết sự việc
Võ sẽ đứng ra nhận là người điều khiển
phương tiện thay cho chồng mình.
“Bị cáo đã khai với cơ quan điều
tra là người đã điều khiển ô tô và có
cam kết khai báo sự thật trong bản tự
khai” - bị cáo Võ khai nhận.
Bị cáo Hằng cũng thừa nhận đã khai
báo gian dối với cơ quan điều tra do sợ
ảnh hưởng đến công việc của chồng.
Đến sáng 29-6-2022, bị cáo Minh
cùng vợ và bị cáo Võ đến Cơ quan
CSĐT Công an TP Phan Rang - Tháp
Chàm khai nhận Minh là người điều
khiển phương tiện gây ra vụ tai nạn.
Cần làm rõ tính chất
tội phạm của việc
khai báo gian dối
HĐXX đặt câu hỏi: “Khi làm việc
với cơ quan điều tra, các bị cáo có
được nghe phổ biến về quyền và nghĩa
vụ khi khai báo hay không?”. Cả hai
Trả hồ sơ vụ cựu
quân nhân tông chết
nữ sinh ở Ninh Thuận
HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung tính chất tội phạmdo hành vi khai
báo gian dối hai bị cáo PhạmVănVõ vàHuỳnhThị KimHằng gây ra.
Các bị cáo tại phiên tòa. Bị cáoHoàng VănMinh
(đứng giữa)
. Ảnh: TT
Cái chết thương tâm của nữ sinh lớp 12
Cáo trạng công bố tại phiên tòa xác định: Khoảng 8 giờ ngày 28-6-2022, bị
cáo Minh điều khiển ô tô biển số 85A-074.07 chở vợ, ông Võ và một số người
thân đi trên đường 16-4 theo hướng từ biển Bình Sơn đi Quảng trường 16-4, TP
Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Khi đến gần cổng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Ninh
Thuận, bị cáo Minh điều khiển xe chuyển hướng sang phải để vào ngân hàng.
Quá trình chuyển hướng đã va chạm với xe máy biển số 85R9-1279 do cháu
Hồ Hoàng Anh (học sinh lớp 12, ngụ TP Phan Rang - Tháp Chàm) điều khiển
đi cùng chiều.
Vụ tai nạn làm cháu Hoàng Anh ngã xuống đường, va vào trụ đèn chiếu sáng
trước cổng ngân hàng và tử vong sau đó.
Hai bị cáo có hành vi
khai báo gian dối, cho
rằng mình không được
cơ quan điều tra giải thích
về quyền và nghĩa vụ
khi khai báo.
Nhổ 14 chiếc răng, épviết
phầnmềmđánhbạc
Ngày 17-8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử ba bị
cáo trong vụ án hành hạ dã man một người nước ngoài để
ép viết phần mềm đánh bạc trên mạng.
HĐXX tuyên phạt Vương Văn Kiệm 24 năm tù, Phạm
Văn Huấn 22 năm tù, Lý Văn Hoàng 12 năm tù về hai tội
bắt giữ người trái pháp luật và cố ý gây thương tích.
HĐXX nhận định hành vi của các bị cáo man rợ, tàn
bạo, mất nhân tính, gây phẫn nộ, tạo nên hậu quả khôn
lường về tinh thần, sức khỏe cho bị hại. Do bị hại không
yêu cầu bồi thường nên HĐXX dành quyền khởi kiện cho
bị hại khi có yêu cầu.
HĐXX xác định: 21 giờ 30 ngày 14-7-2022, Huấn và
Hoàng bị bắt quả tang về hành vi bắt, giữ người trái pháp
luật; từ đây cả hai khai ra hành vi tra tấn người khủng
khiếp.
Cụ thể, cuối năm 2019, do việc kinh doanh tại Trung
Quốc gặp khó khăn, anh Fang Lijing đã sang Việt Nam để
tìm đối tác phát triển thị trường trong lĩnh vực viết phần
mềm trò chơi trên mạng Internet.
Sau khi sang Việt Nam, anh Fang Lijing quen Hoàng
Thanh Sơn. Quá trình hợp tác, anh Fang Lijing chưa lập
trình được trò chơi nào đi vào hoạt động. Do đó, Sơn nảy
sinh ý định bắt giữ để buộc anh viết phần mềm trò chơi
đánh bạc.
Sơn thuê Kiệm trông giữ anh Fang Lijing. Kiệm lại thuê
Huấn với tiền công là 7 triệu đồng/tháng. Đến ngày 13-3-
2022, Sơn cùng Kiệm, Huấn đến chỗ ở và đưa anh Fang
Lijing lên ô tô, đưa về giữ tại căn hộ do Kiệm thuê để tra
tấn và ép nạn nhân viết lập trình trò chơi đánh bạc.
Tại phiên tòa, khi tranh luận, VKS nhận xét hành vi của
các bị cáo tàn bạo, vô nhân đạo như thời trung cổ. Với
những dụng cụ như kìm, búa đinh, dao, máy khoan, dùi
cui điện…, trong suốt ba tháng các bị cáo liên tiếp tấn
công nạn nhân, dùng kìm nhổ 14 chiếc răng của anh.
Kiệm chỉ đạo Huấn, Hoàng hằng ngày chỉ cho anh
Fang Lijing ăn cơm với đậu phụ, không cho ăn thịt, cá và
các chất có nhiều dinh dưỡng. Để tránh việc người xung
quanh nghe thấy tiếng nạn nhân la hét, các đối tượng dùng
loa mở nhạc công suất lớn.
Mặc dù bị tra tấn tàn bạo nhưng anh Fang Lijing vẫn
không đồng ý thực hiện việc viết phần mềm trò chơi đánh
bạc trên mạng Internet.
Khi được giải cứu, anh Fang Lijing bị thương tích ở
nhiều vị trí trên cơ thể, sức khỏe yếu, bị tổn hại sức khỏe
88%.
Sơn đang bỏ trốn, cơ quan điều tra tách hành vi của bị
cáo để xử lý sau.
Tại phiên tòa, bị cáo Hoàng khai được Kiệm thuê để
nấu ăn và thừa nhận có giữ nạn nhân để các bị cáo khác
thực hiện hành vi tra tấn. Bị cáo hiểu là nạn nhân bị bắt
giữ để bắt làm game.
“Bị cáo thấy rất dã man” - bị cáo Hoàng khai. Khi được
chủ tọa phiên tòa hỏi về lý do không báo công an, bị cáo
Hoàng nói rằng “nghĩ là làm một tháng rồi nghỉ”.
Tuy nhiên, bị cáo Kiệm khai người thuê là một người
Trung Quốc, tên là A Tiêu, không phải là Sơn như lời khai
ban đầu tại cơ quan điều tra. Theo lời bị cáo Kiệm, A Tiêu
đã ba lần đưa tiền, tổng cộng 150 triệu đồng.
Chủ tọa hỏi bị cáo: “Con người với con người mà đối
xử với nhau như thế à?”. Trước câu hỏi này, bị cáo Kiệm
nói: “Bị cáo nghĩ A Tiêu là người chỉ đạo nên không nghĩ
bị cáo sẽ bị như thế này”.
Còn khi được hỏi: “Bị cáo có thấy hành vi của bản thân
dã man không?”, bị cáo Kiệm nói đã “định không làm rồi
nhưng A Tiêu chi tiền, bị cáo lại…”.
BÙI TRANG
Các bị cáo Vương Văn Kiệm, PhạmVănHuấn, Lý VănHoàng
(từ trái qua phải)
. Ảnh: CTV
bị cáo Võ và Hằng đều khai “không
được nghe”.
Đại diệnVKSQuân sự khu vực 2 cho
rằng cần trả hồ sơ điều tra bổ sung để
làm rõ hành vi, mức độ phạm tội của
hành vi khai báo gian dối, nhất là việc
hai bị cáo khai không được giải thích
về quyền và nghĩa vụ khi khai báo.
Cùng quan điểm, luật sư bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại
cho rằng cần trả hồ sơ điều tra bổ
sung, luật sư lý giải vụ tai nạn là vô
ý, tuy nhiên sau đó các bị cáo đã có
bàn bạc, tính toán. Do đó, phía bị hại
đề nghị HĐXX xử lý nghiêm minh
hành vi của từng bị cáo trong vụ án;
đồng thời xem xét việc bỏ lọt tội phạm
trong vụ án này.
Tại phiên tòa, HĐXX cũng cho
biết lý lịch nhân thân của bị cáo Võ
do bị cáo này trình bày tại tòa không
đúng với trong hồ sơ vụ án. Bị cáo Võ
khai do mẹ bị cáo đã mất từ hơn 10
năm trước ở quê nên giấy tờ không
chính xác.
Sau khi nghị án, HĐXX căn cứ vào
kết quả xét hỏi đã quyết định trả hồ
sơ điều tra bổ sung tính chất tội phạm
do hành vi của bị cáo Phạm Văn Võ
và Huỳnh Thị KimHằng gây ra, đồng
thời điều tra làm rõ nhân thân của bị
cáo Võ.•