8
Đô thị -
Thứ Sáu18-8-2023
ĐÀOTRANG
T
heo Sở GTVT TP.HCM,
giao thông thủy chia sẻ
hơn20%lượnghànhkhách
cho giao thông đường bộ. Tuy
nhiên, so với tiềmnăng vốn có,
đường thủy chưa thực sự phát
huy hết tiềm năng bởi hàng
loạt cây cầu có tĩnh không
cầu (điểm thấp nhất của cầu
đến mặt nước) quá thấp. Điều
này không chỉ ảnh hưởng đến
giao thông thủy mà còn kìm
hãm sự phát triển của du lịch
đường thủy.
Tàu thuyền phải chờ
“giờ linh” mới dám
qua cầu
CầuBìnhPhước1vàcầuBình
Triệu 1 là hai cây cầu bắc qua
sông Sài Gòn, kết nối từ tỉnh
Tây Ninh, tỉnh Bình Dương,
quận 12, TP Thủ Đức với hệ
thống cảng ở TP.HCM. Tuy
nhiên, nhiều tàu thuyền không
thể qua lộ trình này hoặc phải
chờ nước hạ mới dám đi qua.
Đặc biệt là những tàu thuyền
có sức chở lớn, chồng nhiều
lớp container.
Một người dân sống gần cầu
BìnhTriệu 1 cho biết mỗi ngày
anh đều chứng kiến cảnh nhiều
tàu, ghe chở cát phải đứng chờ
“giờ linh” là giờ nước hạ mới
dám cho sà lan qua cầu.
Theo Sở GTVT, tĩnh không
của cầu Bình Phước 1 và cầu
Bình Triệu 1 hiện chỉ đạt 5-6
m, trong khi đó theo quy hoạch,
tĩnh không của hai cây cầu này
phải đạt 7,5-9,5 m. Trước đó,
tháng 8-2022, cầu Bình Phước
1 bị tông biến dạng nặng, hệ
khung dầm ngang bằng thép
liên kết các dầm chủ tại vị trí
này bị cong vênh.
SởGTVTvà lực lượng chức
năng không xác định được
Chiều 17-8, tại cuộc họp báo định kỳ về tình hình kinh
tế - xã hội TP.HCM, ông Nguyễn Ngọc Minh Phú, Phó
Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật Sở Xây dựng TP.HCM, đã
có thông tin về tình hình ngập nước trên địa bàn.
Ông Phú cho biết thời gian qua tình hình ngập nước đã
được cải thiện đáng kể, đặc biệt là những khu vực ngập
rất nặng mỗi khi có mưa như bùng binh Cây Gõ, chợ Tân
Định...
Theo ông Phú, việc ngập còn do tác động của biến đổi
khí hậu, cường độ mưa rất lớn làm quá tải hệ thống thoát
nước. Ngoài ra, do hệ thống thoát nước của TP.HCM chưa
được đầu tư hoàn thiện nên trong thời gian tới những khu
vực chưa được đầu tư xong khi gặp mưa lớn vẫn xảy ra tình
trạng ngập nước.
Để khắc phục tình trạng này, đại diện Sở Xây dựng cho
hay UBND TP đã ban hành Đề án chống ngập và xử lý
nước thải TP.HCM giai đoạn 2020-2045 và kế hoạch chống
ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2030.
Theo đề án này, mục tiêu của giai đoạn 2021-2025 là
không để tái ngập tại các vị trí đã được giải quyết; tập trung
giải quyết ngập bền vững cho vùng trung tâm TP rộng
khoảng 106 km, cơ bản giải quyết thoát nước cho các vùng
còn lại của TP.
TP sẽ tập trung thực hiện các dự án, nâng cấp, cải tạo hệ
thống thoát nước giải quyết 18 tuyến đường ngập do mưa
còn lại; xây dựng mới, hoàn thiện hệ thống thoát nước tại
khu vực chưa có hệ thống thoát nước, đặc biệt tại khu vực
phía đông TP; nạo vét các trục tiêu thoát nước lớn nhằm
tăng cường khả năng thoát nước cho khu vực trung tâm TP
về phía nam.
Nhiều dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ
tầng ven rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
đến sông Vàm Thuật), quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp;
triển khai các dự án xây dựng hệ thống thoát nước lưu vực
Tây Sài Gòn và lưu vực Tham Lương - Bến Cát.
TP cũng sẽ tập trung cải thiện môi trường nước TP.HCM
lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 3)
nhằm hoàn thiện hệ thống thoát nước, chỉnh trang đô thị
cho các lưu vực trên.
BẢO PHƯƠNG
Người dân
TP.HCM
dắt xe qua
đoạn ngập
mỗi khi trời
mưa lớn.
Ảnh: DQ
TP.HCM: Tập trung triểnkhai các dựán chốngngập
Cầu Bình Triệu 1 sẽ được nâng cấp tĩnh không cầu lên 7mtrong thời gian tới. Ảnh: ĐT
Cần sớm nâng cấp, khơi thông
tĩnh không cầu
Hạ tầng giao thông đường thủy vốn do thiên nhiên ban
tặng, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa từ phía Namđếnmiền
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường
thủy đang bị hạn chế bởi tĩnh không cầu thấp, “làm khó” các
doanh nghiệp vận tải đường thủy. Hiện TP có những cây cầu
đã xây dựng hàng chục năm hoặc lâu hơn có tĩnh không cầu
rất thấp. Vì vậy, cần sớm nâng cấp, khơi thông tĩnh không cầu.
Để đảm bảo lưu thông và phát triển hiệu quả, TP.HCM và Bộ
GTVT cần chú trọng phát triển cảng và xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông kết nối các cảng. Trong đó, hàng hóa phải được
kết nối lưu thông thông suốt từ nơi sản xuất đến phương tiện
thủy nội địa. Đồng thời, TP cũng cần thường xuyên nạo vét
các tuyến luồng, đảmbảo giao thông vận tải thủy thông suốt.
Ông
NGUYỄN ĐỨC THẮNG
,
Hiệu phó Trường CĐ GTVT Đường thủy II
TP.HCM: Hơn 100 cây cầu
ngăn trở tàu thuyền qua lại
TP.HCMcó 222 cây cầu, song có tới 123 cây cầu có tĩnh không cầu
không đạt, thấp hơn nhiều so với quy hoạch.
thời điểm và nguyên nhân xảy
ra sự cố. Song kết quả giám
định xác định nguyên nhân là
do có tác động của ngoại lực
va chạm theo phương ngang
cầu, hướng từ phía hạ lưu về
thượng lưu vào dầm biên tại
nhịp chính của cầuBình Phước
1. Sự cố này đã ảnh hưởng
đến việc lưu thông qua cầu,
Sở GTVT đang kiến nghị TP
chấp thuận chủ trương cho Sở
GTVT sử dụng nguồn kinh phí
thường xuyên để duy tu cầu
Bình Phước 1, khắc phục tình
trạng trên.
Tại cầu Bình Lợi mới và cầu
sắt Bình Lợi nối giữa TP Thủ
Đức về hướng quận Gò Vấp,
quận Bình Thạnh dù có tĩnh
không cầu cao 7 m nhưng cầu
sắt Bình Lợi thường xuyên bị
sà lan tông. Sau khi xây cầu
Bình Lợi mới, tĩnh không cầu
chỉ mới chớm 7 m, trong khi
quy hoạch là 7,5-9,5 m.
Tương tự, trên bờ kênh Tẻ
- Đôi nối quận 4 và quận 7 có
đến bảy cây cầu không đạt về
tĩnh không gồm: Tân Thuận
1, Tân Thuận 2, Nguyễn Văn
Cừ, ChữY, Nhị Thiên Đường,
ChánhHưng…Hiệnnhữngcây
cầu này có độ tĩnh không cầu
khá thấp, chỉ 4,2-5 m, trong
khi đó tĩnh không cầu theo
quy hoạch phải đạt 6-9,5 m.
Tại huyện Nhà Bè, khu vực
rạch Ông Lớn - kênh Cây Khô
cũng có bốn cây cầu gồmCây
Khô, Ông Lớn, Rạch Ông và
Him Lam tĩnh không cầu chỉ
đạt 4,5-6 m, trong khi quy
hoạch phải đạt 6-9,5 m.
Theo Sở GTVT, hiện nay
TP.HCM có 222 cây cầu,
song có tới 123 cây cầu có
tĩnh không cầu không đạt yêu
cầu. Trong đó, đa phần cầu
đều có tĩnh không cầu dưới 5
m, thậm chí nhiều cầu chỉ có
tĩnh không cầu 0,5-1 m. Điều
này ảnh hưởng rất lớn đến giao
thông thủy và cản trở du lịch
đường thủy phát triển.
244 tỉ đồng để nâng
tĩnh không hai cây cầu
Theo SởGTVT, TP.HCMcó
mạng lưới giao thông đường
thủy có kha năng khai thác
101 tuyến với tổng chiều dài
là 913 km. TP có lợi thế của
bốn tuyến sông chinh gồm Sai
Gon, Đông Nai, Lòng Tàu và
Soài Rạp. Cung vơi hê thông
sông, kênh rach tao ra mạng
lưới đường thủy liên kết với các
tỉnh lân cận như Bình Dương,
TâyNinh, ĐồngNai, LongAn,
Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu
và các tỉnh ĐBSCL.
TP có tiềm năng về đường
thủy, song lâu nay thế mạnh
này vẫn chưa khai thác hết.
Các chuyên gia, doanh nghiệp
đầu tư đường thủy cho rằng bên
cạnh chỉnh trang ven sông, TP
cần sớm “xóa sổ” các cây cầu
có tĩnh không cầu thấp.
Ông Bùi HòaAn, Phó Giám
đốc Sở GTVT TP.HCM, cho
biết nhu cầu mở rộng, nâng
tĩnh không cầu là cấp thiết
song nguồn lực còn nhiều hạn
chế. Trong đó, riêng giai đoạn
2020-2025, TPcần hơn 21.000
tỉ đồng để đầu tư phát triển
đường thủy, bao gồm duy tu,
bảo trì, xây dựng cảng, luồng
tuyến, nạo vét…
Ông An thông tin mới đây
HĐNDTP.HCMđã thông qua
việc nâng tĩnh không cầu Bình
Phước 1 trên Quốc lộ 1 và cầu
BìnhTriệu 1 trênQuốc lộ 13 do
chưa đáp ứng tĩnh không thông
thuyền theo quy hoạch. Cả hai
cây cầu này sẽ được nâng tĩnh
không cầu lên 7 m, thực hiện
tronggiai đoạn2023-2025.Theo
đó, dự án nâng tĩnh không cầu
Bình Phước 1 có tổng vốn gần
111 tỉ đồng và dự án nâng tĩnh
không cầuBìnhTriệu 1 có tổng
vốn hơn 133 tỉ đồng.
Ngoài ra, tại khu vực huyện
Nhà Bè, dự kiến ngày 2-9 tới,
cầu Long Kiểng được khánh
thành sẽ xóa bỏ tĩnh không
cầu thấp, tạo điều kiện cho
tuyến vận tải đường thủy ở
khu vực này. Cầu Rạch Đỉa
nối quận 7 với huyện Nhà Bè
cũng đã được khởi công, dự
kiến cũng xóa bỏ tĩnh không
cầu thấp trên trục đường này
vào năm 2024.
Do còn hạn chế nên Sở
GTVT sẽ căn cứ vào quy
hoạch luồng tuyến, đánh giá
thực trạng các cây cầu và tĩnh
không cầu theo quy hoạch để
ưu tiên đề xuất nâng cấp tĩnh
không cầu đối với các cây
cầu cụ thể.•
Mỗi ngày anh đều
chứng kiến cảnh
nhiều tàu, ghe chở
cát phải đứng chờ
“giờ linh” là giờ
nước hạ mới dám
cho sà lan qua cầu.