185-2023 - page 9

9
VIẾT LONG
B
ộ GTVT vừa có văn bản
đề nghị UBND TP.HCM
thống nhất phương án
hướng tuyến, vị trí và quy
mô nhà ga, trạm bảo dưỡng
thuộc dự án đường sắt tốc độ
cao Bắc - Nam đoạn đi qua
địa phận TP này. Đây là thủ
tục quan trọng làm cơ sở báo
cáo Hội đồng thẩm định nhà
nước (TĐNN) quyết định
hướng tuyến dự án.
Ga Thủ Thiêm sẽ là
ga đầu mối
Báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi dự án đường sắt tốc độ cao
Hướng đi của
tuyến đường
sắt tốc độ cao
Bắc - Nam
đoạn đi qua địa
phận TP.HCM.
Đồ họa:
THÙY TRANG
Báo cáo Bộ Chính trị cuối năm nay
Tháng 2-2019, Bộ GTVT trình Chính phủ báo cáo tiền khả
thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đến năm 2021, Hội
đồngTĐNN lựa chọn tư vấn thẩmtra.Tư vấn thẩmtra đã nghiên
cứu độc lập về hướng tuyến, gửi hồ sơ xin ý kiến địa phương.
Theo đại diện Bộ GTVT, về nguyên tắc, hướng tuyến của tư
vấn thẩm tra nghiên cứu chỉ là gợi mở để tham khảo cho quá
trình lựa chọn hướng tuyến dự án.
Để đẩy nhanh tiến độ dự án trên, mới đây Chính phủ cũng
yêu cầu Bộ GTVT cùng Bộ KH&ĐT hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
để báo cáo Bộ Chính trị vào cuối năm nay.
TP.HCM đề nghị
nghiên cứu phương
án kết nối hành
khách vào khu vực
đầu mối TP.HCM
và xem xét nghiên
cứu một tuyến kết
nối từ ga Thủ Thiêm
đến ga Tân Kiên cho
vận tải hành khách.
Đề nghị TP.HCM
thống nhất hướng đi
đường sắt tốc độ cao
Bộ GTVT đề nghị UBNDTP.HCM thống nhất hướng đi của
tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Namđoạn đi qua địa phận TP.
Bắc - Nam do Bộ GTVT trình
Hội đồng TĐNN (được liên
danh tư vấn do Tổng Công
ty Tư vấn thiết kế giao thông
vận tải - TEDI đứng đầu lập),
đề xuất hướng tuyến dự án
qua khu vực TP.HCM được
xác định, sau khi vượt sông
Đồng Nai về phía hạ lưu cầu
Long Khánh của tuyến đường
bộ cao tốc TP.HCM - Long
Thành - DầuGiây, tuyến đi vào
địa phận TP.HCM. Tuyến đi
song song và chung hành lang
về phía nam đường bộ cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây. Trên địa phận TP.HCM,
tuyến giao cắt với nút giao
đường vành đai 3, Nguyễn
Duy Trinh, đường vành đai 2,
Đỗ Xuân Hợp và nút giao An
Phú về ga Thủ Thiêm.
GaThủThiêm thuộc phường
An Phú, TPThủ Đức, có diện
tích khoảng 17,2 ha và là ga
đầu mối phía nam của tuyến
đường sắt tốc độ cao Bắc -
Nam. Vị trí ga tại TP.HCM
đóng vai trò quan trọng trong
việc kết nối giữa tuyến đường
sắt tốc độ cao và các hệ thống
giao thông của khu đô thị mới
Thủ Thiêm và của TP.HCM.
Khu vực quảng trường ga Thủ
Thiêm là không gian xây dựng
các điểm dừng xe buýt, bãi đỗ
taxi, ga của tuyến đường sắt đô
thị (tuyến số 2), kết nối quảng
trường ga với trục Đông - Tây
vào trung tâm TP.HCM qua
hầm Thủ Thiêm; đồng thời
khu vực xung quanh quảng
trường ga được quy hoạch
phát triển khu dân cư, khu đô
thị mới Thủ Thiêm.
Theo liên danh tư vấn, đề
xuất trên đảm bảo kết nối
hướng tuyến các địa phương
liền kề (Đồng Nai ở phía bắc);
đáp ứng các tiêu chí chiều
dài tuyến ngắn, hạn chế ảnh
hưởng tới các công trình hiện
hữu, bám sát để đi về vị trí ga
được lựa chọn theo yêu cầu
của địa phương.
Khu depot được quy hoạch
tại phường Long Trường, TP
Thủ Đức cho tuyến đường sắt
TP.HCM - Nha Trang. Vị trí
depot được quy hoạch nằmgần
nút giao đường cao tốc Long
Thành - Dầu Giây và đường
vành đai 3.
Đề xuất chuyển khu
depot Long Trường
về Long Thành
Dựa theo báo cáo trên của
Bộ GTVT, Hội đồng TĐNN
tiến hành thuê tư vấn thẩm tra
để thẩm tra dự án. Trong quá
trình này, tư vấn thẩm tra đề
xuất hướng tuyến khác với tờ
trình trên của Bộ GTVT. Cụ
thể, sau khi vượt hai nhánh
sông Soài Rạp và vượt cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây, đường sắt tốc độ cao
Bắc - Nam sẽ đi song song
chung hành lang về phía bắc
với đường bộ cao tốc này.
Tư vấn thẩm tra cũng kiến
nghị điều chỉnh hướng tuyến
theo tim tuyến đường sắt Thủ
Thiêm - Long Thành để lồng
ghép dự án tuyến đường sắt
Thủ Thiêm - Long Thành đi
Long Thành trở thành tuyến
đường sắt liên vùngThủThiêm
- Nha Trang. Sau đó, tuyến đi
chung hành lang đường sắt
tốc độ cao đoạn Thủ Thiêm
đi Long Thành và cầu vượt
sông Đồng Nai tích hợp cầu
hai tầng đi chung đường bộ
và đường sắt.
Trên địa phận TP.HCM, tư
vấn đề xuất một nhà ga Thủ
Thiêm tại vị trí theo quy hoạch
địa phươngvà kiếnnghị chuyển
vị trí khu depot Long Trường
về khu vực Long Thành để
có thể sử dụng chung hạ tầng
depot cho tuyến đường sắt
Biên Hòa - Vũng Tàu.
Phản hồi lại kết quả thẩm
tra này, liên danh tư vấn do
TEDI đứngđầu cho rằnghướng
tuyến do tư vấn thẩm tra đề
xuất như trên có hạn chế. Cụ
thể, ảnh hưởng đến các quy
hoạch của địa phương, công
trình hiện hữu, khu dân cư…
Song song đó, hướng này sẽ
giao cắt với đường bộ cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giâydohướng tuyếnchưađược
nghiên cứu chi tiết đi chung
lồng ghép với hành lang của
tuyến đường bộ cao tốc.
Đối với việc sử dụng chung
depot với tuyến đường sắt Biên
Hòa - Vũng Tàu, liên danh tư
vấn cho rằngviệc này là “không
thực hiện được” do khu vực
Long Thành chỉ có depot của
tuyến đường sắt Thủ Thiêm
- Long Thành. Thêm vào đó,
hiện ga Thủ Thiêm không đủ
quỹ đất để bố trí nhà ga đầu
mối và bãi đỗ tàu, do đó khu
vực đỗ tàu phải được sử dụng
trong các depot.•
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương,
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(TKV) yêu cầu bảo đảm cung ứng điện các tháng cuối năm và
năm 2024.
Trong văn bản, Thủ tướng đánh giá việc thực hiện cung ứng
điện trong giai đoạn cuối mùa khô năm 2023 gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt là ở khu vực miền Bắc. Hậu quả đã để xảy ra
tình trạng thiếu điện cục bộ ở miền Bắc giai đoạn cuối tháng 5
đến ngày 22-6. Do vậy, trên cơ sở cuộc họp về đảm bảo cung
ứng điện, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương,
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm rõ trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thiếu
điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt vừa qua để có hình
thức xử lý theo đúng quy định.
Về kế hoạch bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, kinh
doanh và sinh hoạt của nhân dân các tháng cuối năm 2023 và
năm 2024, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương
chủ trì, phối hợp cùng EVN, PVN, TKV và các bộ, ngành,
cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, cập nhật, hoàn thiện bản kế
hoạch này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8-2023.
Thường trực Chính phủ giao Bộ Công Thương chịu trách
nhiệm chung về thực hiện kế hoạch bảo đảm cung ứng điện,
vận hành ổn định và khắc phục nhanh các sự cố đối với các
nguồn điện trong cả nước.
Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công Thương cần
khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan,
các địa phương để hoàn thiện kế hoạch thực hiện Quy hoạch
điện VIII, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25-8.
Đồng thời, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp cùng Ủy ban
Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp triển khai các bước
chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng dự án đường dây truyền tải
500 kV từ Quảng Trạch ra các tỉnh Bắc Bộ (đến Phố Nối),
hoàn thành trong tháng 6-2024 để tăng cường năng lực truyền
tải ra các tỉnh Bắc Bộ vào các tháng cao điểm nắng nóng năm
2024.
Với các dự án nguồn, lưới điện chậm tiến độ, Thủ tướng
giao Bộ Công Thương nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền
chế tài xử lý. Đáng lưu ý, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương
khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8-2023
về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Điện lực, trong đó có các quy định về cơ chế, chính sách
mua bán điện, kể cả mua bán điện trực tiếp, đối với năng lượng
tái tạo.
AN HIỀN
Thủ tướng yêu cầu làmrõ tráchnhiệmcánhân, tổ chức để xảy ra thiếuđiện
Nhân viênĐiện lực HàNội kiểmtra đảmbảo an toàn điện.
Ảnh: EVNHN
ĐỒNG NAI
TP.HCM
BÌNH DƯƠNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook