3
Thời sự -
ThứSáu25-8-2023
ĐỨCMINH
C
hiều 24-8, tiếp tục phiên
họp thứ 25, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội
cho ý kiến về việc giải trình,
tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật
Kinh doanh bất động sản
(BĐS) (sửa đổi).
Giao dịchbất động sản
qua sàn: Khuyến khích
hay bắt buộc
Tại phiên họp, một trong
những nội dung còn ý kiến
khác nhau liên quan đến quy
định các giao dịch BĐS thông
qua sàn.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh
tế Vũ Hồng Thanh cho hay
nhiều ý kiến đề nghị không
quy định bắt buộc mà chỉ
khuyến khích giao dịch BĐS
thông qua sàn. Một số ý kiến
nhất trí về quy định các loại
giao dịch BĐS thông qua sàn.
Nêu quan điểmcủaThường
trực Ủy ban Kinh tế, ông Vũ
HồngThanh nói thực tiễn tổng
kết thi hành Luật Kinh doanh
BĐS 2014 cho thấy các sàn
giao dịchBĐS hiện nay không
bảo đảm minh bạch, không
bảo đảm tính an toàn pháp lý
của giao dịch. Nguyên nhân
bởi sàn giao dịch BĐS là một
bên hưởng lợi ích trong quan
hệ giao dịch.
Theo cơ quan chủ trì thẩm
tra dự án luật, việc bắt buộc
giao dịch qua sàn giao dịch
BĐS là không phù hợp với hệ
thống pháp luật hiện hành, cản
trở quyền tự do kinh doanh,
tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng
quy định của pháp luật để
Bộ Xây dựng Nguyễn Văn
Sinh cho biết tờ trình đưa ra
hai phương án: khuyến khích
và bắt buộc qua sàn. Chính
phủmongmuốn các giao dịch
BĐS cần phải thông qua sàn
và bắt buộc thông qua sàn.
Theo ông Sinh, thực tế hiện
nay chỉ mới “khuyến khích”
nên các điều kiện, yêu cầu của
sàn cũng như các quy định
về giao dịch của sàn không
được quy định rõ ràng; để lại
những hệ lụy ảnh hưởng đến
rất nhiều đến người mua. Chủ
đầu tư không công khai minh
bạch giao dịch, ảnh hưởng tới
thị trường.
Do đó, Chính phủ đề xuất
các hoạt động kinh doanh
BĐS qua sàn để đảmbảo công
khai, kiểm soát, chống thất
thu thuế. Giao dịch qua sàn
Sẽxâydựngsàngiaodịchquốcgia
về bất động sản
độc quyền, làm lũng đoạn thị
trường, không bảo đảm thực
hiện nhiệm vụ phát triển thị
trường BĐS lành mạnh, an
toàn, bền vững.
Dự thảo luật cũng bổ sung
việc “Nhà nước khuyến khích
tổ chức, cá nhân thực hiện
giao dịch mua bán, chuyển
nhượng, cho thuê mua, cho
thuê nhà ở, công trình xây
dựng và quyền sử dụng đất
thông qua sàn giao dịchBĐS”.
Tại phiên họp, Thứ trưởng
sẽ bảo vệ người mua, nhất là
khi BĐS là tài sản lớn.
Cùng với đó, dự luật sẽ bổ
sung các điều kiện kinh doanh
của sàn, đảmbảohiệu lực quản
lý của Nhà nước trong hoạt
động kinh doanh BĐS, giúp
cho thị trường BĐS phát triển
ổn định, lành mạnh.
Lên sàn, tạominhbạch
Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc
hội Vương Đình Huệ lưu ý
chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội 10 năm đề cập xây
dựng cơ chế minh bạch, đánh
giá giá trị đất đai, BĐS theo
cơ chế thị trường. Nghị quyết
18 của trung ương về quản
lý, sử dụng đất đai yêu cầu
xây dựng hệ thống thông tin
BĐS gắn với thông tin đất đai.
Ông Vương Đình Huệ đề
Chính phủ đề xuất
các hoạt động kinh
doanh bất động
sản qua sàn để
đảm bảo công khai,
kiểm soát, chống
thất thu thuế.
Giao dịch qua sàn giao dịch quốc gia sẽ bảo vệ người mua, nhất là khi bất động sản là tài sản lớn.
Cònnhiềuý kiếnvề giákhởi điểmsốđiện thoại đẹpđemđấugiá
Ngày 24-8, tiếp tục phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh
lý dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
Liên quan đến quy định đấu giá quyền sử dụng kho
số viễn thông, tài nguyên Internet, Chủ nhiệm Ủy ban
KHCN&MT Lê Quang Huy cho hay một số ý kiến đề
nghị chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc;
các quy định khác về trình tự, thủ tục đấu giá sẽ dẫn chiếu
theo Luật Đấu giá tài sản.
Theo dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), Chính phủ quy
định chi tiết việc quản lý, đấu giá kho số viễn thông, tài
nguyên Internet… Giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao
dịch vụ viễn thông di động mặt đất được xác định bằng
tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người theo
giá hiện hành của năm liền kề trước thời điểm đấu giá theo
công bố của Tổng cục Thống kê tính cho một ngày.
Góp ý nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Hoàng Thanh Tùng cho rằng loại tài sản này thời gian qua
khó đưa ra đấu giá vì không xác định giá khởi điểm. “Việc
xác định giá khởi điểm để đấu giá một số loại tài sản ngay
trong dự thảo luật là cần thiết, để đảm bảo tính khả thi” -
ông Tùng nói.
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh
Hùng cho biết hiện trong kho số có hàng trăm ngàn, thậm
chí là hàng triệu số điện thoại đẹp. Quy định hiện hành phải
định giá từng số một, khi định giá phải thuê tư vấn. Bởi vậy,
chi phí để thẩm định giá số đẹp có thể lên đến hàng trăm
triệu đồng nhưng khi bán chỉ được chục triệu đồng.
Nhấn mạnh quy định trên “không khả thi”, ông Hùng
cho hay dự thảo lần này sửa đổi quyết định mức giá khởi
điểm cố định cho tất cả số đẹp. Theo đó, một số đẹp đưa
ra có hàng triệu người quan tâm, tức là tính thị trường rất
cao. Dự thảo luật quy định hướng đến để thị trường quyết
định. “Nếu chúng ta thông qua được dự luật theo hướng
có một giá khởi điểm cố định cho tất cả số đẹp thì việc
đấu giá số đẹp sẽ khả thi” - ông Hùng nói.
Thông tin thêm, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Lê
Quang Huy cho rằng việc chưa đấu giá được quyền sử
dụng kho số viễn thông và tên miền Internet có nguyên
nhân chính là xác định giá khởi điểm để đấu giá.
Cũng theo ông Huy, dự thảo Chính phủ trình đưa ra
mức giá khởi điểm cụ thể là 1 triệu đồng. Tuy nhiên, sau
khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu, cơ quan thẩm tra dự
án luật đang nghiên cứu theo hướng xác định giá khởi
điểm trên cơ sở tính GDP/tổng số dân/số ngày trong một
năm. “Con số tính ra khoảng 262.000 đồng. Trên cơ sở đó,
chúng tôi sẽ có được giá khởi điểm như vậy quy định ở
trong luật. Rất hy vọng sẽ triển khai được đấu giá, không
chỉ viễn thông mà các vấn đề liên quan đến tài nguyên
Internet” - ông Huy nói.
Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải giao
Ủy ban KHCN&MT phối hợp với cơ quan soạn thảo hoàn
thiện dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét thông qua tại
kỳ họp thứ sáu vào cuối năm nay.
ĐỨC MINH
nghị các cơ quan liên quan rà
soát lại quy định tại dự thảo
xem đã đáp ứng yêu cầu trên
chưa? Ngoài ra, người đứng
đầu Quốc hội cũng nhắc tới
yêu cầu hoàn thiện cơ sở pháp
lý, tăng cường thanh toán
không dùng tiền mặt trong
giao dịch BĐS.
“Nếu thanh toán qua ngân
hàng cả thì sàn hay không sàn
vẫn minh bạch. Quan trọng
không phải là ép người ta lên
sàn mà phải kiểm soát được
dòng tiền” - Chủ tịch Quốc
hội nói.
ÔngVươngĐìnhHuệ cũng
nhấn mạnh thị trường BĐS
cần vận hành theo nguyên
tắc thị trường, nếu không sẽ
giống thời kỳ chúng ta trả
giá rất nhiều cho sàn giao
dịch vàng.
Cũng theo Chủ tịch Quốc
hội, các công ty BĐS tự tổ
chức mạng lưới phân phối
của họ, có tập đoàn, có công
ty chuyên phân phối hoặc
liên kết để thực hiện phân
phối hoặc qua các nhà đầu
tư thứ cấp…
“Không phải cứ có sàn là
tốt. Việc này phải thông suốt
về nhận thức. Tập đoàn kinh
doanhBĐS tựphân phối nhiều
chứ đừng lo thay cho người
ta” - Chủ tịch Quốc hội nói.
“Thông tin thị trường đầy
đủ, thanh toán không dùng tiền
mặt thì tự nhiên minh bạch…
Tôi tin sàn minh bạch, chẳng
bắt người ta cũng theo. Không
bắt buộc người ta làm những
cái họ khôngmuốn hoặc quản
không được thì cấm” - Chủ
tịch Quốc hội nói.•
Chủ tịchQuốc hội VươngĐìnhHuệ cho ý kiến tại phiên họp. Ảnh: QH
Lên sàn sẽ bảo vệ lợi ích
của người mua
Phát biểu sau đó, PhóThủ tướngTrầnHồngHà thừa nhận
thị trường BĐS thời gian qua bộc lộ rất nhiều tồn tại. Đó là
sự thiếu lành mạnh, méo mó, tình trạng giao dịch ngầm,
thổi giá, đầu cơ, làm giá, đặc biệt là cơ cấu các sản phẩm
BĐS chưa hợp lý.
“Chủ tịch Quốc hội đã chỉ ra rất đúng, sàn giao dịch hiện
nay chủ yếu là của các nhà đầu tư, của các nhà phân phối.
Quản lý về mặt pháp lý đối với các sàn giao dịch này hết
sức lỏng lẻo…” - Phó Thủ tướng thừa nhận.
Ông Trần Hồng Hà cho biết Chính phủ sẽ xây dựng một
sàn giao dịch quốc gia, ở đây có thể hình thành các tổ chức
như doanh nghiệp sự nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công.
Nếu đã lên sàn này, Chính phủ nắm được các thông tin
và khi đã trao đổi trên sàn này sẽ bảo vệ được lợi ích của
người tiêu dùng. “Chúng tôi kiến nghị đối với các nhà đầu
tư kinh doanh các thị trường BĐS hình thành trong tương
lai thì bắt buộc phải đưa lên sàn này, đây là điều kiện tiên
quyết” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó
Chủ tịch
Quốc hội
Nguyễn
Đức Hải
điều hành
phiên
họp.
Ảnh: QH