191-2023 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứSáu25-8-2023
THẢOPHƯƠNG
T
heo báo cáo mới nhất của
Trung tâmKiểmsoát bệnh
tật TP.HCM(HCDC), các
quận, huyện trên địa bàn hiện
có số ca mắc sốt xuất huyết
(SXH) trên 100.000 dân cao
là quận 1, huyện Bình Chánh
và Nhà Bè.
Chủ quan tưởng con
chỉ sốt thông thường
Anh VVA (35 tuổi, ngụ
TP.HCM) có con chín tuổi
mắc SXH đang thở máy tại
BV Nhi đồng Thành phố,
cho biết bé nhập viện vào
ngày thứ bảy của bệnh. Trước
đó, anh chị cho con về quê
chơi thì bé sốt về chiều, gia
đình cho bé uống hạ sốt kèm
lau mát.
“Sau bốn ngày thấy không
đỡ, tôi đưa con vào lại
TP.HCM đi khám. Bác sĩ
(BS) chẩn đoán khả năng bé
bị SXH, cho nhập BV quận
Tân Phú. Vài tiếng sau thì
chuyển đến đây, bé được
đặt nội khí quản, thở máy
tại khoa Hồi sức tích cực.
Hiện đang được theo dõi tổn
thương phổi” - anh A nói.
Chị NTK (ngụ TP.HCM)
chăm con gái 13 tuổi đang
điều trị SXH tại khoa Nhiễm
BV Nhi đồng 2 đã bốn ngày.
Chị cho biết trước đó bé sốt
cao hơn 38 độC, được laumát
và uống thuốc hạ sốt nhưng
không hạ. Hai ngày sau, chị
K đưa con đến phòng khám
tư, BS xét nghiệm và chẩn
đoán bé mắc SXH.
“Để chắc chắn, tôi đưa
con đến BV Nhi đồng 2 và
BS cũng chẩn đoán bé mắc
SXH, cho nhập viện điều
trị. Sức khỏe của bé đã ổn
định, BS dự kiến sẽ sớm
xuất viện” - chị K nói.
Dự báo tăng cao
trong tháng 9
BSQui nhậnđịnhnămtrước
dịch SXH dữ dội nên người
dân cảnh giác hơn, trẻ sốt 2-3
ngày, sốt cao liên tục là đưa
đi khám kịp thời. Cũng có
trẻ sốt cao 1-2 ngày đầu, BS
khám chẩn đoán viêm họng,
điều trị ở khoa khác. Sau 48
tiếng làm thêm xét nghiệm,
nếu mắc SXH sẽ chuyển về
khoa Nhiễm.
“Có khả năng cuối tháng
9 đến đầu tháng 10, SXH
sẽ bùng lên. Nếu số lượng
bệnh tăng, khoa đã có 40-50
giường xếp dự phòng, cạnh
đó các khoa khác có thể hỗ
trợ” - BS Qui nói.
CònPGS-TS-BSPhạmVăn
Quang, Trưởng khoa Hồi sức
tích cực - chống độc BVNhi
đồng 1, cho rằng năm nay số
ca mắc SXH vẫn có thể nhiều
nhưng không bằng năm trước.
“Thông thường SXH tăng cao
vào khoảng tháng 8, năm nay
khoảng tháng 9 sẽ bắt đầu
tăng” - BS Quang dự đoán.
Còn BV Bệnh nhiệt đới
(TP.HCM), khoa Cấp cứu -
hồi sức tích cực - chống độc
trẻ em đang điều trị ba ca sốc
SXH. Mỗi ngày trung bình
khoa tiếp nhận và điều trị 1-2
ca sốc SXH nặng.
BS Phan Tứ Quý, Trưởng
khoa Cấp cứu - hồi sức tích
cực - chống độc trẻ em, cho
hay mùa mưa kéo dài đã hơn
hai tháng nhưng ca mắc SXH
không tăng so với năm trước.
“Năm nay chúng ta dự phòng
tốt. Ngoài ra, SXH chủng D2
đang lưu hành năm trước đã
gây ra dịch vì thế cộng đồng
đã có miễn dịch” - BS Quý
chia sẻ.•
TP.HCM: Sốt xuất huyết
tăng hơn 19% sau 1 tháng
Tuần qua,
TP.HCMghi
nhận 350 ca
mắc bệnh sốt
xuất huyết
mới, tăng
19,1% so với
trung bình
bốn tuần
trước.
Dấu hiệu cảnh báo
sốt xuất huyết trở nặng
Thườngngàybốn, ngàynăm
của bệnh là giai đoạn nguy
hiểm. Dấu hiệu cảnh báo trở
nặngcầnđưađếnBVngay:Nôn
ói nhiều, ói ramáu hoặc đi tiêu
phânđen; đaubụngnhiều; bứt
rứt hoặc li bì; tay chân lạnh ẩm,
rịn mồ hôi; tiểu ít.
Từ ngày một đến ngày ba
của bệnh, trẻ sốt cao liên tục
39-40độC, có thể cho trẻdùng
thuốc hạ sốt paracetamol cách
4-6 tiếng/lần kết hợp lau mát
với nước ấm. Nên cho trẻ ăn
thức ăn dễ tiêu hóa, tránh thực
phẩm có màu đỏ, màu đen vì
nếu lỡ nôn ói sẽ khó phân biệt
do thức ăn hay máu.
ThS-BS
NGUYỄN ĐÌNH QUI
,
Phó
Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 2
Tiêu điểm
Một bệnh
nhi mắc
sốt xuất
huyết
phải thở
máy tại BV
Nhi đồng
Thành
phố. Ảnh:
THẢO
PHƯƠNG
Ca nặng có
xu hướng tăng
Ngày 24-8, khoa Hồi sức
tích cực - chống độc BVNhi
đồng Thành phố đang điều
trị sáu ca SXH phải thở máy.
BS CKII Lê Vũ Phượng Thy,
Trưởng khoa, cho biết trong
những tuần gần đây, số bệnh
nhân mắc SXH không tăng
quá cao nhưng số ca nặng
có xu hướng tăng.
“Cách đây một tháng, mỗi
tuần khoa tiếp nhận điều trị
5-6 ca SXH, trong đó chỉ có
1-2 ca thởmáy. Tuy nhiên, vài
tuần trở lại đây, số ca nặng
thở máy tăng. Đa số từ tuyến
dưới chuyển lên, trong đó chỉ
có vài ca xử trí chưa đúng
phác đồ, không ghi nhận ca
nhập viện trễ” - BS Thy nói.
Tại BV Nhi đồng 1, khoa
Sốt xuất huyết - huyết học
đang điều trị 35 ca SXH, ca
nặng chiếm 10%, tăng nhẹ
so với bốn tuần trước. Trung
bình mỗi ngày khoa tiếp nhận
nămcamới, tăng khoảng 15%
so với tháng trước.
Theo BS Nguyễn Minh
Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất
huyết - huyết học, SXH năm
nay không tăng so với năm
trước.Tuynhiên, vẫncó trường
hợp người dân chủ quan nên
đưa người bệnh đến BV trễ,
cũng ghi nhận trường hợp tự
điều trị bệnh tại nhà.
Hiện khoa Nhiễm BV Nhi
đồng2đangđiều trị 18caSXH,
trong đó có sáu ca cảnh báo.
ThS-BS Nguyễn Đình Qui,
PhóTrưởng khoaNhiễm, chia
sẻ trung bình mỗi ngày khoa
tiếpnhậnđiều trị khoảng5-8 ca
mắcmới. Cách đâymột tháng,
khoa chỉ tiếp nhận khoảng 4-5
ca mắc mới mỗi ngày.
Tháng 7, BV Nhi đồng 2
tiếp nhận 248 ca SXH điều trị
ngoại trú, 92 ca điều trị nội trú,
trong đó có 17 ca nặng. Riêng
ba tuần của tháng8, số ca ngoại
trú tăng lên 251 ca, 66 ca nội
trú, trongđó chín ca nặng.May
mắn không có ca nhập viện trễ.
Một số ca nặng từ tuyến dưới
chuyển lên cũng an toàn do đã
được điều trị kịp thời.
Thêm 1 ca tử vong do tay-chân-miệng
ở Đắk Lắk
Ngày 24-8, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
(CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa ghi nhận trường hợp thứ
hai tử vong do bệnh chân-tay-miệng (TCM) trên địa bàn.
Bệnh nhân là cháu MMQ (nam, hai tuổi, huyện Krông
Pắk, tỉnh Đắk Lắk).
Theo người nhà cháu bé, ngày 16-8, cháu khởi phát
bệnh với triệu chứng sốt cao 39
o
C. Bốn ngày sau, cháu bị
nổi mụn nước ở lòng bàn tay, chân, loét miệng, được gia
đình đưa vào Trung tâm Y tế huyện Krông Pắk. Do diễn
biến bệnh ngày càng nặng, cháu được chuyển lên BV đa
khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán: Suy hô hấp độ 4,
phù phổi cấp, theo dõi viêm cơ tim, bệnh TCM độ 4 ngày
năm, nhiễm trùng huyết.
Đến 23 giờ ngày 21-8, cháu Q tử vong với chẩn đoán
bệnh TCM độ 4, phù phổi cấp, viêm cơ tim cấp, nhiễm
trùng huyết. Theo điều tra dịch tễ, trước khi mắc bệnh,
cháu có chơi chung đồ chơi và tiếp xúc trực tiếp với một
bệnh nhân nghi mắc TCM tạm trú tại xã Yang Kang,
huyện Krông Bông tại cơ sở giữ trẻ. Hiện tại cơ sở này
không có thêm trường hợp mắc TCM nào.
VŨ LONG
Mất 1 bên thận vì tự điều trị thuốc Nam
Ngày 24-8, thông tin từ BV 19-8, Bộ Công an cho biết
BV mới phẫu thuật cho hai bệnh nhân đều phải cắt thận
phải do mất chức năng. Cả hai bệnh nhân đều ngụ Hà
Nội, phát hiện có sỏi thận từ lâu nhưng do không đau
nên chủ quan không đến BV điều trị, thay vào đó uống
thuốc Nam để sỏi tự tan. Gần đây, do thấy sức khỏe yếu,
đau tức nặng hố thắt lưng phải liên tục nên mới đến BV
19-8 thăm khám.
Sau khi khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác
sĩ chẩn đoán hai bệnh nhân có thận phải giãn ứ nước độ
4, mất chức năng do sỏi vị trí khúc nối bể thận niệu quản,
buộc là phải cắt bỏ bên thận hỏng. Cả hai bệnh nhân đều
được nội soi cắt thận phải, hiện sức khỏe đã ổn định.
Khi có dấu hiệu đau lưng hoặc vùng thắt lưng, dưới
mạn sườn, đau khi đi tiểu, tiểu són, bí tiểu... cần đến ngay
cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh
để đáng tiếc như hai bệnh nhân trên.
HX
Các biểu hiện của trẻmắc tay-chân-miệng.
Vẫn có trường hợp
người dân chủ quan
với sốt xuất huyết
nên đưa người bệnh
đến bệnh viện trễ,
cũng có trường hợp
tự điều trị bệnh
tại nhà...
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook