6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu25-8-2023
16 người hỗn chiến giữa phố
ở Bình Dương lãnh án
Ngày 24-8, TAND huyện Phú Giáo (Bình Dương) mở
phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án gây rối trật tự công cộng đối
với 16 bị cáo.
Tại phiên tòa, các bị cáo tỏ ra ăn năn hối hận về những
hành vi đã gây ra, đồng thời thành khẩn khai báo hành vi
phạm tội. Với hành vi coi thường pháp luật, gây hoang mang
dư luận, kết thúc phiên tòa HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo
mức hình phạt từ hai năm đến hơn ba năm tù về tội gây rối
trật tự công cộng. Tổng mức phạt cho 16 bị cáo là 36 năm tù.
Theo cáo trạng,
ngày 22-9-2022,
Phạm Văn Đẹp hát
karaoke tại quán
Hoàng Yến (thị
trấn Phước Vĩnh,
huyện Phú Giáo).
Tại đây, Đẹp xảy
ra mâu thuẫn với
Trần Quốc Phong,
Phong dùng tay
đánh Đẹp nhưng được mọi người can ngăn nên tất cả ra về.
Chiều cùng ngày, Đẹp đến nhà Lâm Thành để nhậu cùng
một số người bạn. Khi biết việc Đẹp bị Phong đánh, Thành
gọi điện thoại cho Phong thách thức rồi hẹn nhau giải quyết
mâu thuẫn.
Sau đó, hai nhóm mang theo hung khí đến điểm hẹn. Tại
khu vực gần cổng Trung tâm hành chính Phú Giáo, hai nhóm
lao vào hỗn chiến gây náo loạn khu vực này.
Đến khi lực lượng công an tiếp cận hiện trường, nổ súng
trấn áp thì hai nhóm mới vứt bỏ hung khí và tẩu thoát. Qua
quá trình điều tra, các thành viên trong hai nhóm đều bị bắt
giữ.
LÊ ÁNH
Giúp chú họ có người “nối dõi
tông đường”, cháu trai lãnh án
Ngày 24-8, TAND TP Hà Nội mở phiên xử đối với các
bị cáo trong đường dây tổ chức mang thai hộ vì mục đích
thương mại.
Có mặt tại phiên tòa, ông Lê Hồng Th (59 tuổi, ngụ Hà
Nội) nói rằng ông không có con trai, với truyền thống Á
Đông nên sau khi về hưu ông mong muốn có con trai để nối
dõi tông đường. Vì vậy, ông Th đã nhờ cháu họ là bị cáo Lê
Văn Đạo, nhân viên xét nghiệm ở phòng xét nghiệm Folap,
giúp đỡ. Việc này ông tự làm, không bàn bạc với ai.
Sau khi người mang thai hộ sinh con, ông Th đã làm khai
sinh và gia đình ông đang nuôi dưỡng cháu bé.
Đây là một trong tám trường hợp nhờ mang thai hộ trong
đường dây tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
được đưa ra xét xử.
HĐXX phạt bị cáo Đinh Thị Bình năm năm sáu tháng
tù; vợ chồng bị cáo Đinh Thị Thiện (em gái bị cáo Bình) và
Nguyễn Bá Minh mức án năm năm tù, cùng về hai tội tổ
chức mang thai hộ vì mục đích thương mại và làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Các bị cáo Dư Văn Linh nhận mức án hai năm tù, Dư
Văn Giang 15 tháng tù, Lê Văn Đạo chín tháng tù nhưng
cho hưởng án treo và Dư Văn Kiên tám tháng tù, cùng về
tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Theo nội
dung vụ án, đầu năm 2021, Bình đến một số bệnh viện để
làm quen với những người có nhu cầu nhờ mang thai hộ.
Bình thỏa thuận chi phí mang thai hộ 650-700 triệu đồng/
trường hợp, mang thai đôi thì phải trả thêm 30-50 triệu
đồng.
Bình lên mạng Facebook tìm người nhận mang thai hộ,
mức giá 230-250 triệu đồng, được nuôi ăn ở, chăm sóc
miễn phí. Tìm được
người nhận mang thai,
Bình đưa họ về căn hộ
chung cư do Bình thuê
để chờ xét nghiệm khi
có người thuê mang
thai hộ.
Do bệnh viện yêu
cầu các trường hợp
thụ tinh nhân tạo phải
có giấy chứng nhận
kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân kèm theo người
hiến tinh trùng nên Bình thuê người làm giả giấy tờ cho hai
trường hợp.
Sau khi vợ chồng em gái Bình là Thiện và Minh có thể
làm giả được các tài liệu trên thì Bình chuyển công việc
này cho họ. Vợ chồng Thiện biết phải có những giấy tờ giả
trên thì Bình mới tổ chức mang thai hộ được nên đã đồng ý.
Đến ngày thụ tinh nhân tạo, Bình đưa người mang thai
hộ cầm giấy tờ đến trình với bộ phận quản lý hồ sơ của
bệnh viện để làm thủ tục hồ sơ, khám, hiến trứng và thụ
tinh nhân tạo. Ngay sau khi thụ tinh thành công, Bình thu
hồi rồi hủy bỏ. Đối với hai người anh chồng của Bình là
Dư Văn Giang và Dư Văn Kiên, trong trường hợp người
thuê mang thai hộ không muốn lộ thân phận, họ sẽ đóng giả
người thuê đi làm các thủ tục. Sau đó, tráo nộp tinh trùng
của người thuê cho các bệnh viện.
Bình thường đưa người hiếm muộn đến khám tại phòng
xét nghiệm Folap (quận Hà Đông, Hà Nội) nên quen Lê
Văn Đạo là nhân viên xét nghiệm. Đạo biết Bình tổ chức
mang thai hộ nên đã nhờ Bình tổ chức mang thai hộ cho
chú họ là ông Lê Hồng Th.
BÙI TRANG
Kiến nghị
mở rộng đối
tượng kê
biên, phong
tỏa tài khoản
Cầnmở rộng đối tượng kê biên, phong
tỏa tài khoản là người được nhận, chuyển
nhượng tài sản khi đã chứngminh được
tài sản đó là do phạm tội mà có.
SONGMAI
N
gày 24-8, VKSNDTP.HCM tổ
chức tọa đàmvề kết quả nghiên
cứu, rà soát và sơ kết thực tiễn
năm năm thi hành BLTTHS năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021.
Tại tọa đàm, nhiều ý kiến có căn
cứ về mặt lý luận, thực tiễn được
các phòng nghiệp vụ, VKSND các
quận, huyện đưa ra. Trong đó có các
ý kiến như mở rộng đối tượng kê
biên, phong tỏa tài khoản; kiến nghị
chế tài trong giám định, định giá…
Mở rộng đối tượng kê
biên, phong tỏa tài khoản
Về kê biên tài sản và phong tỏa
tài khoản, Điều 128 BLTTHS quy
“Khi cơ quan trưng cầu
giám định đã cung cấp
đầy đủ hồ sơ, tài liệu thì
không có cớ gì cơ quan
giám định lại không
thực hiện được trong
thời hạn.”
Ông
Nguyễn Thanh Sang
Rà soát nội dung đóng góp trước khi trình
VKSND Tối cao
Phát biểu kết luận tọa đàm, Viện trưởng VKSND TP.HCM Nguyễn Đức
Thái ghi nhận tinh thần, trách nhiệm và đánh giá cao những ý kiến góp
ý của các đại biểu. Đồng thời, ông Thái đề nghị các bộ phận liên quan
tổng hợp đầy đủ, trình Ủy ban Kiểm sát VKSND TP.HCM rà soát lần cuối,
bảo đảm nội dung trước khi trình VKSND Tối cao.
Ông Thái cũng đề nghị các đơn vị tiếp tục rà soát, nghiên cứu các quy
định của thông tư liên tịch, hướng dẫn BLTTHS; nội dung nào luật hóa
được thì phải kiến nghị đưa vào quy định trong luật.
ÔngNguyễnĐức Thái, Viện trưởng VKSNDTP.HCM, phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: SONGMAI
định: Kê biên tài sản bị can, bị cáo
về tội mà BLHS quy định hình
phạt tiền hoặc có thể bi tịch thu tài
sản hoặc để bảo đảm bồi thường
thiệt hại; Điều 129 BLTTHS quy
định về phong tỏa tài khoản chỉ áp
dụng đối với người bị buộc tội về
tội mà BLHS quy định hình phạt
tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo
đảm bồi thường thiệt hại khi có căn
cứ xác định người đó có tài khoản
tại tổ chức tín dụng hoặc kho bạc
nhà nước.
Theo Viện trưởng VKSND quận
GòVấpNguyễnQuỳnhLan, các quy
định nêu trên chưa điều ch nh hết
các đối tượng cần kê biên, phong
tỏa tài khoản.
Viện trưởng VKSND quận Gò
Vấp kiến nghị sửa đổi theo hướng
mở rộng đối tượng kê biên là người
thân của bị can, bị cáo thuộc trường
hợp phải kê biên tài sản khi được
nhận, chuyển nhượng tài sản từ bị
can, bị cáo này.
Theo Phòng Thực hành quyền
công tố và Kiểm sát án kinh tế, tham
nhũng, chức vụ (Phòng 3) VKSND
TP.HCM, ý kiến này có căn cứ về
mặt lý luận, thực tiễn; đề nghị sửa
đổi những điều luật này theo hướng
mở rộng các đối tượng là người
được nhận, chuyển nhượng tài sản
từ các bị can, bị cáo khi cơ quan
chức năng đã chứng minh được tài
sản do phạm tội mà có.
Kiến nghị quy định thời
hạn giám định, định giá
Về vấn đề định giá tài sản, ông
Ngô Phạm Việt, Trưởng phòng 3
VKSNDTP.HCM, nêu ý kiến: Luật
không quy định thời hạn cụ thể ra
kết luận giám định, kết luận định giá
tài sản và chế tài buộc phải trả lời
đúng hạn. Từ đó dẫn đến việc giám
định, định giá tài sản trong nhiều
trường hợp kéo dài. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến việc bảo đảm thời
hạn điều tra, truy tố; tiến độ, chất
lượng giải quyết vụ án, nhất là các
vụ án phức tạp thuộc diện Ban ch
đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng theo dõi ch đạo.
Ông Nguyễn Thanh Sang, Phó
Viện trưởng VKSND TP.HCM,
kiến nghị cần quy định thời hạn ban
hành kết luận giám định, định giá
tài sản chặt chẽ như thời hạn tạm
giam, tạm giữ.
“Khi cơ quan trưng cầu giám định
đã cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu thì
không có cớ gì cơ quan giám định
lại không thực hiện được trong thời
hạn. Án nào cũng nơm nớp lo sợ
không kịp thời gian, một vụ án lớn
cũng phải đợi kết quả giám định mà
không có chế tài nào buộc họ phải trả
lời đúng hạn” - ông Sang phát biểu.•
16 bị cáo gây rối trật tự công cộng.
Ảnh: TT
Các bị cáo trong đường dây tổ chức
mang thai hộ vì mục đích thươngmại.
Ảnh: CTV