191-2023 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Sáu25-8-2023
Đơn vị tư vấn đề xuất làmđường sắt nối giữa hai sân bay quốc tế Tân SơnNhất và Long Thành, trong đó đoạn sân bay Tân SơnNhất
đi ngầm. Ảnh: PHONGĐIỀN
Nếu tuyếnđường sắt đoạnqua sânbayTânSơnNhất được bố trí ngầmthì có
ưuđiểmlàđi đường thẳngkết nối nhà gaT1,T2, T3một cáchnhanhnhất.
Nghiên cứu làmđường
sắt ngầmdưới sân bay
Tân Sơn Nhất
KIÊNCƯỜNG
T
heo quy hoạch phát triển
GTVT TP.HCM đến năm
2020, tầm nhìn sau năm
2020 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt, hiện nay kết
nối giữa hai cảng hàng không
quốc tế (CHKQT) LongThành
và Tân Sơn Nhất chỉ có tuyến
đường sắt ThủThiêm - sân bay
Long Thành. Mới đây, trong
báo quy hoạch các tuyến, ga
đường sắt khu vực đầu mối
TP.HCM gửi Cục Đường sắt
Việt Nam, đơn vị tư vấn đề
xuất tuyến đường sắt kết nối
sân bay Tân Sơn Nhất (trong
đó có đoạn đi ngầm hoặc đi
cao) đến CHKQTLongThành
trong tương lai.
Điều chỉnh tuyến đường sắt Thủ Thiêm - sân bay Long Thành
“Việc kết nối giữa
các nhà ga trong sân
bay Tân Sơn Nhất,
sân bay Long Thành
cũng như liên kết
với hệ thống giao
thông bên ngoài và
hệ thống đường sắt
đô thị TP.HCM cần
được nghiên cứu phù
hợp, thuận tiện cho
hành khách trong
quá trình di chuyển.”
Tuyến đường sắt nối
hai sân bay
Cụ thể, liên danh tư vấn cho
biết hiện nay nhà gaT3 của sân
bay Tân Sơn Nhất đang được
xây dựng. Sau khi hoàn thiện,
nhà ga Tân Sơn Nhất sẽ đáp
ứng được công suất đến 50 triệu
hành khách/năm.
Ngoàira,CHKQTLongThành
được quy hoạch mỗi năm có
công suất 100 triệu hành khách
và 5 triệu tấn hàng hóa. Sân bay
này đang được xây dựng giai
đoạn 1 với nhà ga có công suất
25 triệu hành khách/nămvà dự
kiến hoàn thành vào năm2025.
“Do đó việc kết nối giữa các
nhà ga (T1, T2, T3) trong sân
bayTânSơnNhất, sânbayLong
Thành cũng như liên kết với
hệ thống giao thông bên ngoài
và hệ thống đường sắt đô thị
TP.HCMcần được nghiên cứu
và xem xét phù hợp, thuận tiện
cho hành khách trong quá trình
di chuyển” - đơn vị tư vấn nêu.
Theo quy hoạch phát triển
GTVTTP.HCM(phêduyệt năm
2007, điều chỉnh năm 2013),
việc kết nối sân bay Tân Sơn
Nhất và Long Thành thông
qua các tuyến đường sắt đô
thị là các tuyến số 4b, số 5, số
2 và tuyến Thủ Thiêm - Long
Thành. Chính vì vậy việc trung
chuyển qua nhiều tuyến đường
sắt đô thị sẽ gây khó khăn cho
hành khách khi muốn qua lại
giữa hai sân bay.
“Vì vậy, trong quy hoạch này
tư vấn sẽ xem xét, nghiên cứu
hướng tuyến và đề xuất tuyến
đường sắt kết nối nội ngoại ô từ
sân bay Tân Sơn Nhất đến sân
bay LongThành” - liên danh tư
vấn nêu lý do cần tuyến mới.
Nghiên cứu đi ngầm
qua sân bay
Tân Sơn Nhất
Theo báo cáo đầu kỳ của đơn
vị tưvấn, hướng tuyếncủa tuyến
đường sắt mới sẽ bắt đầu từ ga
Bà Quẹo (tuyến đường sắt đô
thị số 2) kết nối với nhà ga T3,
T1 và T2 của sân bay Tân Sơn
Nhất. Tuyến tiếp tục đi theo
đường Bạch Đằng, đến Công
viên Gia Định, dọc theo hành
lang đường Phạm Văn Đồng.
Sau đó tuyến đường sắt này sẽ
chunghànhlangvớituyếnđường
sắt quốc gia đến ga BìnhTriệu.
Qua ga Bình Triệu tuyến rẽ
phải và đi theo hành lang đường
vànhđai 2, đếnkhuvực nút giao
Phú Hữu. Tại đây tuyến có thể
kết nối hoặc trung chuyển với
tuyến đường sắt Thủ Thiêm -
Long Thành đi CHKQT Long
Thành. Chiều dài dự kiến tuyến
khoảng 22 km.
Trongbìnhđồdựkiếnđoạnđi
qua sân bayTân SơnNhất, liên
danh tư vấn đưa ra hai phương
án.Trongđó,phươngán1đường
sắt đi cao trên cầu cạn nhưng
phương án này phải đi vòng rất
xa. Phương án 2 đường sắt đi
ngầm với ưu điểm là đi đường
thẳng kết nối nhà gaT1, T2, T3
một cách nhanh nhất.
“Hướng tuyến đề xuất kết
nối nhà ga T3, T2 và T1 của
sân bay Tân Sơn Nhất, trong
đó có đoạn dự kiến đi ngầm
qua khu vực kỹ thuật của sân
bay” - báo cáo đầu kỳ đề xuất
phương án.
Theo liên danh tư vấn, hiện
quy hoạchmạng lưới đường sắt
chưa thể hiện rõ kết nối vận tải
hành khách giữa các trung tâm,
cácCHKQT..., thiếu quy hoạch
tuyến đường sắt kết nối xuyên
tâm theo trục bắc, thiếu tuyến
đường sắt kết nối trực tiếp từ sân
bay Tân Sơn Nhất đến sân bay
LongThành.Điềunàykhiếnvận
tải đường sắt gặp khó khăn, bất
lợi trong việc cạnh tranh hành
khách với hàng không, đường
bộ và cạnh tranh hàng hóa giữa
đường biển và đường bộ.
Đề xuất trên đây của liên
danh Công ty CP Tư vấn thiết
kế GTVT phía Nam và Trung
tâm Tư vấn - đầu tư phát triển
GTVT mới là báo cáo đầu kỳ.
Cục Đường sắt cho biết dự án
lập điều chỉnh quy hoạch ngành
đường sắt còn phải đưa ra lấy ý
kiến của các địa phương trong
thời gian tới.•
Hiện tại, theo quy hoạch phát triển GTVT đến năm 2020, tầm
nhìn sau năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm
2007, điều chỉnh năm 2013), chỉ có tuyến đường sắt kết nối với
CHKQT Long Thành. Theo đó, hướng tuyến của tuyến đường sắt
này bắt đầu từ ga Thủ Thiêm, đi song song về bên phải đường
bộ cao tốc TP.HCM - LongThành - Dầu Giây và đường sắt TP.HCM
- Nha Trang.
Khi đến Km9+200 tuyến rẽ phải thì tuyến đi song song về bên
trái đường vành đai 3 và vượt sông Đồng Nai. Sau khi vượt sông
ĐồngNai, tuyến vẫn bámsát đường vành đai 3 và đi vào dải phân
cách bên trái của đường vành đai 3 theo quy hoạch của huyện
Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Tiếp theo, tuyến rẽ trái và đi vào dải phân cách giữa Tỉnh lộ
25B, tới Km29+100 thì rẽ phải, tách ra khỏi Tỉnh lộ 25B và đi vào
hướngCHKQT LongThành. Chiềudài tuyến trongphạmvi nghiên
cứu từ ga Thủ Thiêm đến ga CHKQT Long Thành là 37,35 km.
Trong dự án lập điều chỉnh quy hoạch tuyến, ga đường sắt khu
vực TP.HCM mà đơn vị tư vấn đang thực hiện, cũng có đề xuất
điều chỉnh, cập nhật bổ sung thêm so với quy hoạch hiện hành
được duyệt. Cụ thể là điều chỉnh vị trí depot về phía bắc sân bay
Long Thành với diện tích khoảng 21,4 ha (quy hoạch trước đây
depot bố trí ở phía namsân bay LongThành với diện tích khoảng
13 ha). Bổ sung và kéo dài đoạn tuyến từ ga Long Thành (ga ở
trung tâm sân bay LongThành) về phía bắc để kết nối với depot.
UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản phản hồi kiến nghị của
các doanh nghiệp (DN) có dự án đầu tư ven biển. Theo đó, các
DN kiến nghị tiếp tục nộp tiền thuê đất như khung giá tính tiền
thuê đất trước năm 2020 để DN vượt qua giai đoạn khó khăn
và hoạt động ổn định.
UBND TP Đà Nẵng cho hay khi hết thời gian ổn định năm
năm của chu kỳ đơn giá, Cục Thuế TP căn cứ vào giá đất tại
bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất và tỉ lệ % tính đơn giá
thuê đất do UBND TP ban hành để xác định đơn giá thuê đất
cho chu kỳ ổn định tiếp theo.
Do đó, UBND TP Đà Nẵng không có cơ sở để xử lý theo
nội dung kiến nghị của DN. Tuy nhiên, UBND TP Đà Nẵng đã
chỉ đạo Sở TN&MT cùng Sở Tài chính rà soát giá đất trên địa
bàn TP và xác định lại hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 để
làm cơ sở báo cáo, tham mưu UBND TP và HĐND TP.
Theo UBND TP Đà Nẵng, trước đó để tháo gỡ khó khăn
cho các cá nhân, tổ chức trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch
COVID-19, TP đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ của
trung ương và địa phương theo đúng quy định.
Ngoài ra, tháng 11-2021, UBND TP Đà Nẵng đã báo cáo
Chính phủ, Bộ Tài chính về nội dung xin giãn thời gian lập bộ
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chu kỳ 2022-2026 do ảnh
hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, Bộ Tài chính trả lời là
không có căn cứ pháp lý để giải quyết và chờ ý kiến của Bộ
TN&MT. Về ý kiến các DN cho hay hiện nay doanh thu và
lợi nhuận rất thấp, chưa đủ trang trải chi phí hoạt động. Cộng
đồng DN mong muốn tài khoản công ty không bị phong tỏa,
nợ tiền thuê đất không bị cưỡng chế do ảnh hưởng của việc
tăng giá đất 300%-400%.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 124 Luật Quản lý thuế
2019, UBND TP Đà Nẵng cho hay các DN nợ tiền thuê đất
quá hạn trên 90 ngày thuộc trường hợp bị cưỡng chế. Căn cứ
vào tình hình thực tế, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp
cưỡng chế phù hợp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.
Một kiến nghị nữa của các DN là được xem xét lại giá thuê
đất. Hiện giá đất thị trường đã giảm 30%-50% so với giai đoạn
trước dịch COVID-19. Liên quan đến nội dung này, UBND
TP Đà Nẵng đã có công văn báo cáo Bộ TN&MT và đề xuất
phương án xử lý, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có văn bản trả lời
của Bộ TN&MT.
TẤN VIỆT
Doanhnghiệpphảnánh tiền thuê đất tăngquá cao, ĐàNẵngnói gì?
Các dự
án nằm
sát biển ở
ĐàNẵng.
Ảnh: TV
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook