194-2023 - page 3

3
ThứBa29-8-2023
mới để hải sản
với phát triển du lịch. Bởi theo
ông, nếu nuôi với mật độ, vị
trí hợp lý thì sẽ hỗ trợ phát
triển du lịch. Ngược lại, nếu
quy hoạch quá dày ở những vị
trí không hợp lý, nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường rất cao.
Điều này sẽ gây mâu thuẫn,
kìm hãm sự phát triển của
ngành du lịch tỉnh nhà.
Ngoài ra, PhúYên cũng xác
định phải áp dụng công nghệ
mới trong nuôi tôm hùm. Hiện
đã nuôi thử nghiệm thành công
tôm hùm trên cạn, nếu điều
kiện cho phép thì thời gian
tới sẽ đẩy mạnh theo hướng
này. “Chúng tôi đã chuẩn bị
80 ha trong quy hoạch để phát
triển nuôi tôm hùm trên cạn,
đồng thời đang tính toán đến
việc nuôi ở những vùng xa
ĐÈN TRÊN BIỂN” ĐẾN PHÚ YÊN
trường
Ông Lê TấnHổ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên
(bên phải)
và ôngNguyễnĐức Hiển, Phó Tổng Biên tập
thường trực báo
Pháp Luật TP.HCM
, đồng chủ trì cuộc họp bàn
về việc tổ chức chương trình tại Phú Yên. Ảnh: H.HẢI
thống thu mẫu thuộc quản lý của ban quản lý cảng cá.
Cùng đó là tăng nguồn vốn khuyến ngư và vốn khoa
học công nghệ để xây dựng mô hình về ứng dụng khoa
học công nghệ vào khai thác, chế biến, bảo quản sản
phẩm trên tàu cá để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng đối với
sản phẩm từ khai thác.
Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên cũng đề nghị đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ cho ngành thủy sản, trong đó
có lực lượng thu mẫu, xử lý mẫu. Điều tra nguồn lợi, dự
báo ngư trường, đối tượng khai thác có giá trị kinh tế
cao còn khả năng cho phép khai thác như cá ngừ, mực,
bạch tuộc và một số loài cá, giáp xác, nhuyễn thể khác;
hướng dẫn công nghệ khai thác vùng nước sâu giúp ngư
dân tổ chức khai thác có hiệu quả.
hơn khi có điều kiện” - Phó
Chủ tịch thường trực Lê Tấn
Hổ cho hay.
Cònđối với cángừđại dương,
ông Lê Tấn Hổ cho rằng cần
giải được bài toán là làm sao
tăng sản lượng đánh bắt. Theo
ông, dù Phú Yên được xem
là “cái nôi” của cá ngừ đại
dương nhưng nhiều năm qua
sản lượng đánh bắt còn thấp
do năng lực tàu thuyền chưa
đạt. Vì vậy, việc trước mắt là
phải nâng năng lực đánh bắt
của tàu thuyền.
Kế đó, cần xây dựng được
chuỗi từ đánh bắt đến chế
biến. Đặc biệt với những đòi
hỏi gắt gao hiện nay của thị
trường thì cần có phương án
đảm bảo về giống nuôi trồng,
dịch vụ hậu cần, các thiết bị
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
chế biến thức ăn.
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho
hay tỉnh đang tìmmọi cách để
nâng chuẩn chất lượng của các
mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh
tiến sâu vào thị trường Nhật
Bản. Đây là thị trường khó tính
nhưng nếu phát triển được thì
sẽ mở ra những cơ hội mới.
Khi sản phẩmđã đúng chuẩn
chất lượng, việc tiếp theo là phải
giải được bài toán về thị trường
tiêu thụ. “Thị trườngởđâu?Đâu
là thị trường chính, đâu là thị
trườngphụ?Làmthếnàođể tiến
sâu vào các thị trường này một
cách lâu dài, bền vững?…Đây
là những câu hỏi mà tỉnh phải
trả lời được, để từ đó tạo chuỗi
phát triển bền vững cho ngành
thủy hải sản của địa phương” -
ông Lê Tấn Hổ khẳng định và
thông tin tỉnh đã cử đoàn công
tácđi tiếpxúc, làmviệcvớiNhật
Bản để tìm hiểu, học hỏi thêm
về kỹ thuật của nước bạn. Qua
đó giúp nâng cao chất lượng
sản phẩm, tìm kiếm sự hỗ trợ
về mặt chuyên môn, kỹ thuật
để tỉnh có thể ứng dụng, giới
thiệu cách làmđến với ngư dân.
Cạnh đó, Phú Yên cũng có
kế hoạch nâng cấp các cảng
cá, ngư trường đánh bắt với
mục tiêu là nhằm giúp địa
phương phát triển kinh tế biển
bền vững.•
Hômnay,
PhápLuật TP.HCM
cùng chínhquyền
tỉnhPhúYên“đáp lời ngưdân”
Nằm trong khuôn khổ chương trình “Cùng ngư dân thắp
sáng đèn trên biển”, báo
Pháp Luật TP.HCM
tổ chức diễn đàn
“Đáp lời ngư dân” diễn ra vào sáng nay (29-8) tại TP Tuy Hòa,
Phú Yên. Chương trình có sự tham gia của lãnh đạo UBND
tỉnh, Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên
phòng tỉnh Phú Yên cùng 50 gia đình bà con ngư dân.
Đây là diễn đàn để“ngư dân hỏi - chính quyền đáp”liên
quan đến đời sống, sinh kế, hoạt động kinh tế, đánh bắt thủy
hải sản tại các tỉnh, thành có biển. Quý bà con ngư dân có thể
bày tỏ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng; bày tỏ sự ủng hộ với các
chính sách, chủ trương, hoạt động hiệu quả từ chính quyền;
phản ánh những khó khăn, bất cập liên quan đến đời sống
bám biển. Chính quyền có thể ghi nhận, trả lời, đưa ra những
định hướng xử lý và qua đó xem xét phát huy các cơ chế, chính
sách hiệu quả; điều chỉnh các cơ chế, chính sách còn hạn chế,
nhằmmang lại lợi ích cho ngư dân tốt hơn.
Chương trình lần này dự kiến sẽ tập trung vào một số vấn
đề quan trọng như tình hình quản lý đánh bắt thủy hải sản,
ngăn ngừa và xử lý tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp,
không khai báo và không theo quy định (IUU) để chung tay
gỡ thẻ vàng EC với ngành hải sản Việt; các cơ chế, chính sách
hỗ trợ ngư dân vươn khơi hiểu luật, bám biển bình an. Cùng
đó là các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy ngành kinh tế cá
ngừ đại dương phát triển bền vững, nâng cao giá trị cá ngừ đại
dương để cải thiện sinh kế cho bà con ngư dân; vấn đề đào tạo
nguồn nhân lực bám biển hiện nay và thời gian tới.
Đây là lần đầu tiên báo
Pháp Luật TP.HCM
tạo diễn đàn để
chính quyền và ngư dân có cơ hội trao đổi, thảo luận, hiến
kế, tìm kiếm các giải pháp để ngành ngư nghiệp ở Phú Yên
nói riêng và các tỉnh, thành có biển nói chung phát triển.
Quý vị khán giả có thể theo dõi chương trình được trực tiếp
trên báo điện tử
Pháp Luật TP.HCM
(plo.vn)
và trên các nền
tảng YouTube, Facebook của báo
Pháp Luật TP.HCM
lúc 8
giờ 45 sáng nay (29-8).
Chương trình cũng sẽ tổ chức thăm hỏi các gia đình ngư
dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tiêu biểu; tặng 200
phần quà, mỗi phần trị giá hơn 4 triệu đồng cho 200 hộ ngư
dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên, bao gồm một bình ắcquy +
đèn LED, một cẩm nang
Những điều cần biết về đánh bắt hải
sản,
một túi thuốc gia đình phục vụ cho ngư dân ra khơi và
một hộp combo pin Con Ó, cùng thực phẩm cần thiết khác.
Chương trình còn tặng 25 suất học bổng cho con emngư dân
có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi (mỗi suất học bổng
gồm 2 triệu đồng tiềnmặt, tập vở, dụng cụ, ba lô học sinh…).
Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” do
báo
Pháp Luật TP.HCM
tổ chức ra mắt vào tháng 4-2023. Đến
nay, chương trình đã đến với bà con ngư dân bốn tỉnh, thành
gồm: TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận và Quảng Trị.
Chương trình do ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ
Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, làm
chủ tịch danh dự.
Ban Tổ chức chương trình mong muốn bằng những hoạt
động cụ thể, thiết thực, chương trình sẽ góp phần hiệu quả
trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của bà con
ngư dân khi tham gia đánh bắt trên biển; qua đó, cùng Chính
phủ, các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và các địa phương cấp
bách tháo gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt Nam theo kế hoạch
hành động mà Thủ tướng đã ban hành. Đồng thời, chương
trình cũng mong là cầu nối để cộng đồng xã hội cùng chung
tay hỗ trợ bà con ngư dân an tâm bám biển, khẳng định, gìn
giữ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
ĐỖ THIỆN
Đãđến lúcViệtNam
cầnxử lýnghiêmnhững
vi phạmvề IUU
Theo bộ trưởng Bộ NN&PTNT, nếu thẻ vàng
được gỡ nhưng tính bền vững không được đảm
bảo thì sẽ bị áp dụng thẻ vàng khác.
Theo dự kiến, hôm nay (29-8), Chính phủ sẽ tổ chức
hội nghị trực tuyến về thúc đẩy các giải pháp chống
khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và
không theo quy định (chống khai thác IUU) với các địa
phương ven biển. Hội nghị do Phó Thủ tướng Trần Lưu
Quang chủ trì.
Trong suốt thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành
cùng các địa phương ven biển đã có nhiều nỗ lực nhằm
sớm gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC) đối với
hải sản Việt Nam và đã đạt được những kết quả tích cực.
Việt Nam cũng đã cơ bản hoàn thiện hành lang pháp
lý về các biện pháp mạnh chống khai thác IUU. Việc
triển khai, tuân thủ các quy định này đang được các địa
phương ráo riết thực hiện.
Dự kiến tháng 10 tới, đoàn thanh tra của Ủy ban châu
Âu (EC) sẽ sang Việt Nam thanh tra thực tế và có đánh
giá lần thứ tư về thực hiện các biện pháp mạnh chống
khai thác IUU. Đây cũng là thời điểm tròn sáu năm EC
cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy hải sản khai thác của
Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm
ngư, Bộ NN&PTNT, hiện Việt Nam đã hoàn thiện khung
pháp lý về lĩnh vực này như rà soát, sửa đổi, bổ sung
Luật Thủy sản năm 2017, ngoài ra còn có Nghị định 26,
Nghị định 42 cùng tám thông tư liên quan. Chính việc
này đã giúp định hướng ngành khai thác thủy sản phát
triển một cách bền vững, có trách nhiệm, đáp ứng các
quy định của quốc tế cũng như của EC.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị
các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào
cảng, tàu cá xuất/nhập bến, ngăn chặn và xử lý nghiêm
tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác
thủy sản. Cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền để ngư
dân và cán bộ hiểu về chống khai thác IUU. Bởi theo
ông Tiến, khi bà con ngư dân hiểu được thì sẽ chấp hành
pháp luật tốt hơn.
Trước đó, hôm 15-8, trả lời chất vấn các đại biểu tại
phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
việc Việt Nam đến nay vẫn chưa gỡ thẻ vàng thủy sản, Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết việc gỡ thẻ
vàng không phải là mục tiêu duy nhất, mà mục tiêu cuối
cùng là giữ gìn trữ lượng và tính đa dạng sinh học trên
vùng biển. Nếu gỡ thẻ vàng nhưng tính bền vững không
được đảm bảo thì sẽ bị áp dụng thẻ vàng khác.
“Ở Việt Nam, gần 60% vi phạm ở các địa phương
vẫn chưa được xử lý và bộ sẽ chuyển danh sách này tới
Thủ tướng. Đã đến lúc phải xử lý nghiêm, nếu không sẽ
không đủ sức răn đe, không có sự thay đổi” - Bộ trưởng
Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng chia sẻ khi đối thoại
với Cao ủy của EU về vấn đề gỡ thẻ vàng IUU, phía EU
đã chất vấn hai vấn đề. Thứ nhất, nếu không bị áp thẻ
vàng thì Việt Nam sẽ khai thác làm kiệt quệ tài nguyên,
lúc đó người Việt Nam thiệt thòi hay EU thiệt thòi. Thứ
hai, Việt Nam có thấy công bằng hay không khi người vi
phạm với người không vi phạm đều như nhau.
N.THẢO
tổng hợp
Các địa phương cần đẩymạnh tuyên truyền để ngư dân và cán
bộ hiểu về chống khai thác IUU, sớmgỡ thẻ vàng củaỦy ban
châuÂu. Ảnh: THANHNHẬT
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook