5
Chủ nhiệm Ủy ban
Quốc phòng và An
ninh Lê Tấn Tới
cho biết hiện còn
hai luồng ý kiến về
tên gọi của dự thảo
luật.
Thời sự -
ThứBa29-8-2023
TRỌNGPHÚ
N
gày 28-8, Hội nghị đại
biểuQuốc hội (ĐBQH)
hoạt động chuyên trách
lần thứ tư cho ý kiến về một
số vấn đề lớn còn ý kiến khác
nhau về dự án Luật CCCD
(sửa đổi) và Luật Lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh, trật
tự ở cơ sở.
Luật Căn cước
hay Luật CCCD?
Trình bày báo cáo việc tiếp
thu, chỉnh lý một số nội dung
lớn của dự thảo Luật CCCD
sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban
Quốc phòng và An ninh Lê
Tấn Tới cho biết hiện còn hai
luồng ý kiến về tên gọi của
dự thảo luật.
Luồng quan điểm thứ
nhất, đồng ý đổi tên luật
thành Luật Căn cước vì cho
rằng tên gọi này phù hợp
với phạm vi điều chỉnh, đối
tượng áp dụng, thể hiện đúng
bản chất của công tác quản
lý căn cước, không tác động
đến vấn đề quốc tịch cũng
như địa vị pháp lý của công
dân và không tác động đến
các luật khác. “Tuy nhiên,
phương án này có hạn chế
là tác động đến tâm lý một
bộ phận người dân, lo ngại
sẽ phải thay đổi CCCD, thay
đổi các thủ tục hành chính
sử dụng thẻ, không bảo đảm
sự ổn định của chính sách;
tác động đến đa số công dân
Việt Nam hiện đã, đang được
cấp và sử dụng CCCD” - ông
Tới nói.
Luồng ý kiến thứ hai, giữ
nguyên tên luật hiện nay là
Luật CCCD gắn với CCCD
thể hiện địa vị pháp lý là công
đại biểu tiếp tục cho ý kiến”
- ông Tới nói.
Theo ông Tới, Thường
trực Ủy ban Quốc phòng và
An ninh tán thành đổi tên thẻ
thành “thẻ căn cước” như dự
thảo Chính phủ trình. Việc
đổi tên thẻ không phát sinh
thủ tục, không phát sinh chi
ngân sách nhà nước, chi phí
của xã hội.
Về đổi tên Luật CCCD
thành Luật Căn cước, Phó
Chủ tịch QH Trần Quang
Phương cho biết qua thảo
luận tại kỳ họp thứ năm, có
17 ý kiến nhất trí với đề xuất
này. Đồng thời có 22 ý kiến
đề nghị giữ nguyên tên luật
và quy định việc cấp giấy tờ
phù hợp với đối tượng người
gốc Việt Nam đang sinh sống
tại Việt Nam nhưng chưa xác
định được quốc tịch cho phù
hợp tại điều khoản thi hành.
Tranh luận về tên gọi căn cước
hay căn cước công dân
dân Việt Nam với đầy đủ
quyền và nghĩa vụ. Phương
án này đảm bảo sự ổn định,
tuy nhiên có hạn chế là thể
hiện không đầy đủ chính sách
sửa đổi, bổ sung tại dự thảo
luật, chưa phù hợp, bao quát
đầy đủ phạm vi điều chỉnh,
đối tượng áp dụng.
“Thường trực Ủy banQuốc
phòng và An ninh nhất trí
với loại ý kiến thứ nhất. Tuy
nhiên, đây là nội dung còn ý
kiến khác nhau nên thường
trực ủy ban này đề nghị các
“Tại phiên họp thứ 25
ngày 18-8 vừa qua, đa số
thành viên Ủy ban Thường
vụ QH chọn phương án giữ
tên Luật CCCD cũng như
tên thẻ, đồng thời chỉ đạo Ủy
ban Quốc phòng và An ninh
nêu rõ từng loại ý kiến, đánh
giá khách quan ưu - nhược
điểm của từng loại ý kiến và
xin ý kiến ĐBQH chuyên
trách tại hội nghị này” - ông
Phương nói.
Cần đánh giá
toàn diện
Đi vào góp ý cụ thể, ĐB
Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn
ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho
biết ủng hộ phương án đổi tên
thành Luật Căn cước. Theo
bà, tên gọi này phù hợp với
phạmvi điều chỉnh, đối tượng
áp dụng quy định trong dự
thảo luật, gồm cả công dân
Không để luật hở, tạo tham nhũng,
tiêu cực
Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách lần thứ tư này
sẽ xemxét, thảo luận támdự án luật gồm: Luật CCCD (sửa
đổi); Luật Lực lượng thamgia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ
sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu
quân sự; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Đất đai
(sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật
Nhà ở (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi).
Phát biểu khai mạc, Chủ tịchQHVươngĐìnhHuệ nhấn
mạnh đây đều là những dự án luật rất quan trọng, nhận
được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân và ĐBQH, có
nhiều nội dungmới, phạm vi ảnh hưởng rộng cũng như
còn một số vấn đề có ý kiến khác nhau nên cần tiếp tục
cân nhắc, thảo luận kỹ lưỡng.
Trong đó phải bámsát nguyên tắc, không được để cho
những quy phạm pháp luật sơ hở, có thể tạo ra những
tham nhũng, tiêu cực gây ra những gây thất thoát hoặc
những ách tắc, hoặc là chỉ tìm cách kéo thuận lợi về cho
cơ quan quản lý nhà nước mà đẩy không thuận, khó
khăn cho người dân và doanh nghiệp. Phải thực hiện
ý kiến chỉ đạo của Đảng là nghiêm cấm và phải chống
việc tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình
xây dựng pháp luật.
Việc đổi sang căn cước phải không làmphát sinh thủ tục, không phát sinh chi ngân sách và chi phí của xã hội.
Việt Nam và người gốc Việt
Nam đang sinh sống tại Việt
Nam nhưng chưa xác định
được quốc tịch, phù hợp với
chính sách, mục tiêu, định
hướng khi xây dựng luật.
Theo ĐB Nga, người gốc
Việt Nam đang sinh sống tại
Việt Nam nhưng chưa xác
định được quốc tịch phần
nhiều là những đối tượng
yếu thế, dễ bị tổn thương,
người nghèo, không nghề
nghiệp, không nhà cửa…
“Nếu không có căn cước,
không có gì chứng minh về
nhân thân, lai lịch, đặc điểm
nhận dạng thì những người
đó sẽ đứng bên lề xã hội,
không được hưởng chế độ
an sinh, dẫn đến nhiều hệ
lụy xảy ra, tạo ra nhiều gánh
nặng xã hội” - ĐB Nga nói.
Còn ĐB Tạ Văn Hạ (Đoàn
ĐBQH tỉnh Quảng Nam) thì
đề nghị giữ nguyên tên gọi
Luật CCCD. Ông lập luận
luật này phục vụ trong phạm
vi lãnh thổ Việt Nam và đối
tượng là công dân Việt Nam.
Còn những đối tượng chưa rõ
quốc tịch còn liên quan đến
quyền con người và đến các
đối tượng khác thì có thể thiết
kế các quy định riêng khác
để quản lý, không nên đưa
vào luật này.
“Đề nghị cần đánh giá toàn
diện tên gọi của luật này và
cân nhắc kỹ hơn có nên đưa
một bộ phận nhỏ vào trong
luật này hay không, cần xem
xét có phù hợp và đồng bộ
với các điều ước quốc tế và
các yếu tố khác hay không?”
- ĐB Hạ nêu.•
Đại biểuNguyễn Thị Việt Nga (ĐoànĐBQH tỉnh
Hải Dương) cho biết ủng hộ phương án đổi tên
thành Luật Căn cước.
ĐạibiểuTạVănHạ(ĐoànĐBQHtỉnhQuảngNam)
thì đề nghị giữ nguyên tên gọi Luật Căn cước
công dân.
300.000người bảo vệ cơ sở có làmtăngngân sách?
Về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật
tự ở cơ sở bản báo cáo tiếp thu giải trình cho hay có nhiều
ý kiến đề nghị báo cáo đánh giá kỹ hơn về tổ chức, ngân
sách khi thành lập lực lượng này ở cơ sở, cần có số liệu cụ
thể chứng minh “không làm tăng biên chế”, “không làm
tăng ngân sách” so với thực tiễn hiện nay.
Thực tế hiện nay các địa phương trong cả nước đều bảo
đảm ngân sách để chi trả cho tổ chức, hoạt động, chế độ,
chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng
này. Dự thảo luật được quy định theo hướng kế thừa các
quy định của pháp luật hiện hành đã được thực tiễn kiểm
nghiệm để tiếp tục quy định trong dự thảo luật.
Góp ý về nội dung này, ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng
Tháp) băn khoăn về chế độ chi bồi dưỡng cho lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Ông nêu: “Với
100.000 tổ bảo vệ dân phố, mỗi tổ ba người phục vụ thì có
300.000 người. Mức chi giả sử nếu bằng mức lương cơ sở
cũng sẽ là rất lớn, đó là chưa kể khoản chi BHYT, đóng
BHXH tự nguyện…”.
Giải trình thêm về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban
Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho rằng lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là lực lượng quần
chúng tự nguyện tham gia phong trào. Lực lượng này do
quần chúng nhân dân tự nguyện tham gia, dưới sự quản lý
và do chính quyền cơ sở bảo đảm kinh phí chi trả chế độ,
chính sách. “Nếu quy định cứng trong luật về khung mức
hỗ trợ thường xuyên hằng tháng và khung mức hỗ trợ tiền
đóng BHXH tự nguyện, BHYT sẽ không phù hợp với thực
tế, nhất là ở các địa phương còn khó khăn về kinh tế - xã
hội” - ông Tới nói.
Theo ông Tới, trong quá trình hoàn thiện dự án luật,
cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Công an) đã trao đổi,
xin ý kiến và các địa phương thống nhất quy định theo
hướng mở. Do đó, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và
An ninh đề nghị cho quy định theo hướng mở để chính
quyền địa phương quyết định mức hỗ trợ thường xuyên
hằng tháng, quyết định mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự
nguyện, BHYT với người tham gia lực lượng tham gia
bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
PHÚ TRỌNG
Chủ nhiệmỦy banQuốc phòng và An ninh củaQuốc hội Lê Tấn Tới
phát biểu tại phiên họp sáng 28-8. Ảnh: Quochoi.vn