8
Đô thị -
ThứBa29-8-2023
Đề xuất mở rộng Ga Sài Gòn thêm 2,85 ha
Trước đó, đơn vị tư vấn cũng đề xuất mở rộng Ga Sài Gòn thêm 2,85 ha.
Theo đó, từ diện tích khoảng 4 ha, Ga Sài Gòn sẽ được mở rộng lên 6,85 ha
với một phần quảng trường rộng lớn và các dịch vụ của một ga trung tâm
hành khách tại TP.HCM. Trong đó, diện tích quảng trường ga là 2,3 ha sẽ
bố trí ga metro, bến xe buýt, taxi, bãi đỗ xe cá nhân phục vụ việc thu gom
và phân tán khách đi, đến ga khác.
Ga đầu mối TP.HCM sẽ gồm bốn ga chính là Ga Sài Gòn sẽ là ga trung
tâm hành khách, Ga Bình Triệu là ga đầu mối hành khách phía bắc TP, Ga
Tân Kiên là ga đầu mối hành khách phía nam TP; Ga Thủ Thiêm là ga đầu/
cuối của tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị.
Theo đơn vị tư vấn, ga trung tâmhành khách củaTP.HCM sẽ tổ chức chạy
tàu khách xuyên tâm theo hướng Ga Bình Triệu - Sài Gòn - Tân Kiên theo
kiểu con lắc qua ga trung tâm. Nghĩa là chỉ để cho hành khách lên xuống và
kết nối giao thông công cộng, còn các vấn đề khác như cơ sở sửa chữa, bảo
dưỡng đầumáy, toa xe sẽ đưa ra ngoại ôTP tại hai ga BìnhTriệu vàTân Kiên.
Theo đó, GaNinhBình (NinhBình)
từ 3,06 ha mở rộng thành 6,5 ha là
ga hỗn hợp, kết nối cụm cảng Ninh
Bình - Ninh Phúc và cảng cạn. Ga
Khoa Trường (Thanh Hóa) từ 4,9 ha
mở rộng lên thành 18,5 ha là ga đầu
mối đường sắt quốc gia nhằm trung
chuyển hàng hóa phục vụ Khu kinh
tế Nghi Sơn.
Ga Kim Liên (Đà Nẵng) từ
7,27 ha lên 18,5 ha là ga đầu mối
đường sắt quốc gia kết nối cảng Liên
Chiểu. Ga Diêu Trì (Bình Định) từ
7,81 ha lên 18,5 ha là ga đầu mối
đường sắt quốc gia kết nối cảng cạn
Quy Nhơn, có vai trò du lịch.
Ga Vinh (Nghệ An) từ 6,21 ha
lên 6,5 ha là ga đường sắt quốc
gia trong đô thị, có vai trò du lịch.
Ga Tháp Chàm (Ninh Thuận) từ
4,45 ha lên 12,5 ha là ga đường sắt
quốc gia trong đô thị, có vai trò kết
nối tuyến đường sắt du lịch.
Làm hầm đường sắt mới
Hải Vân
Theo đơn vị tư vấn, về hướng
tuyến sẽ cơ bản giữ nguyên như
hiện tại, có điều chỉnh cục bộ một
số khu vực có bình diện khó khăn.
Một số khu vực cần được ưu tiên
đầu tư cải tạo như nâng cấp, cải tạo
bình diện đoạn Hòa Duyệt - Thanh
Luyện, cải tạo tuyến chính làm hầm
khu vực Khe Nét từ khu gian Tân
Âp - Đồng Chuối - Kim Lũ.
Tư vấn cũng đề xuất cải tạo
tuyến chính và làm hầm đường sắt
mới Hải Vân đoạn Lăng Cô - Đà
Nẵng (làm hầm riêng đường sắt
khổ 1.000 mm, không lựa chọn
hầm chung với đường sắt tốc độ
cao vì nhiều bất cập nếu đi chung
như độ dốc tuyến chính, tốc độ
khai thác, sức kéo đoàn tàu, an
toàn chạy tàu...). Đồng thời, báo
cáo cũng cho biết quy hoạch sẽ di
dời đường sắt khu vực Đà Nẵng
ra khỏi trung tâm TP theo hành
lang tuyến mới.
Theo báo cáo đầu kỳ, trên tuyến
TP.HCM - Hà Nội có 171 ga, trong
đó có 20 ga hoạt động vận chuyển
hành khách, hàng hóa thường xuyên
và khối lượng thông qua ga tương
đối lớn (từ 100.000 đến 2 triệu lượt
khách và khoảng 200.000 tấn hàng/
năm), cự ly bình quân giữa các ga
là 10,4 km.
Báo cáo cũng thống kê trên tuyến
đường sắt Hà Nội - TP.HCMcó 1.452
cầu lớn nhỏ, trong đó nhiều cầu có
tuổi thọ trên 100 năm; 27 hầm đường
sắt, hầu hết đã được xây dựng từ thời
Pháp có khổ giới hạn hẹp nên tốc độ
khai thác bị hạn chế; 1.059 đường
KIÊNCƯỜNG
L
iên danh tư vấn vừa có báo cáo
đầu kỳ (ngày 25-8) về quy hoạch
một số ga đường sắt quốc gia
trong đô thị, ga đầu mối, ga liên
vận quốc tế gửi Cục Đường sắt Việt
Nam. Theo đó, sau đề xuất mở rộng
Ga Sài Gòn ở đầu mối TP.HCM, tư
vấn đề xuất mở rộng diện tích sáu
ga quan trọng trên tuyến đường sắt
“xương sống” TP.HCM - Hà Nội.
Mở rộng ga để kết nối
du lịch, cảng
Theo báo cáo, tuyến đường sắt Hà
Nội - TP.HCMhiện nay dài 1,726 km.
Đây là tuyến đường đơn, khổ 1.000
mm, chạy theo trục Bắc - Nam, nối
liền các đô thị lớn và các khu công
nghiệp từ Hà Nội, NamĐịnh, Thanh
Hóa, Vinh, Huế, ĐàNẵng, NhaTrang,
Quy Nhơn, Biên Hòa và TP.HCM.
Tuyến này đóng vai trò huyết mạch,
chủ chốt trong phát triển kinh tế trên
trục chính Bắc - Nam, có điểm đầu
là Ga Hà Nội, điểm cuối sẽ là Ga
Sài Gòn (Ga Hòa Hưng cũ - tư vấn
cũng đang đề xuất mở rộng ga này
và biến thành đầu mối trung tâm
hành khách của TP.HCM).
“Đối với tuyến đường sắt Hà
Nội - TP.HCM giai đoạn vừa qua
và trong kế hoạch đầu tư công
trung hạn 2021-2025, Bộ GTVT có
triển khai một số dự án đầu tư cho
phần tuyến và phần ga đường sắt.
Các ga được lựa chọn gồm tám ga
với những đặc điểm như là ga đầu
mối, ga trong đô thị lớn, ga có định
hướng quy hoạch kết nối cảng thủy
nội địa, cảng biển, thay đổi chức
năng” - báo cáo nêu.
Cụ thể đó là các gaNinhBình, Khoa
Trường, Đông Hà, Kim Liên, Diêu
Trì, Vinh, Nha Trang và Tháp Chàm.
Trong tám ga này, tư vấn đề xuất mở
rộng sáu ga Ninh Bình, KhoaTrường,
KimLiên, DiêuTrì,Vinh, ThápChàm.
Trong khi đó, Ga Đông Hà (Quảng
Bình) giữ nguyên diện tích, Ga Nha
Trang sẽ thu hẹp diện tích.
GaSàiGònlàgacuốitrongtuyếnđườngsắtHàNội-TP.HCM.Ảnh:THYNHUNG
Đề xuất mở rộng thêm 6 ga
đường sắt Hà Nội - TP.HCM
Toàn tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCMcó támga, trong đó sáu ga được mở rộng, một ga thu hẹp diện tích
vàmột ga giữ nguyên.
ngang và rất nhiều lối đi tự mở.
Đơn vị tư vấn cũng cho rằng tuyến
còn một số nút thắt cổ chai như đèo
Khe Nét, Hải Vân, khu gian Hòa
Duyệt - Thanh Luyện... làm giảm
khả năng khai thác vận tải. Về kỹ
thuật, có nhiều đoạn tuyến đi qua
các vùng địa hình, địa chất phức
tạp, núi non hiểm trở nên có nhiều
đường cong và bán kính đường cong
nhỏ, độ dốc lớn.
“Kiến trúc tầng trên ray hỏng, đặc
biệt là raymòn nhiều. Tà vẹt có nhiều
chủng loại và số tà vẹt hỏng nhiều.
Hệ thống thông tin tín hiệu lạc hậu
(trừ một số đoạn, ga trên tuyến đã
được đầu tư hiện đại hóa), chưa đồng
bộ” - báo cáo đánh giá.
Vì vậy, báo cáo cũng đặt mục tiêu
nâng cấp, từng bước hiện đại hóa
tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM
để đạt tốc độ chạy tàu bình quân từ
80 km/giờ đến 90 km/giờ đối với
tàu khách và từ 50 km/giờ đến 60
km/giờ đối với tàu hàng.•
TP.HCM xin khai thác cát phục vụ dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ
“Tuyến TP.HCM - Hà
Nội có 171 ga, trong đó
có 20 ga hoạt động vận
chuyển hành khách,
hàng hóa thường xuyên
và khối lượng thông qua
ga tương đối lớn.”
UBND TP.HCM vừa có tờ trình Ban cán sự Đảng UBND
TP xin chủ trương cho phép Công ty CP Đô thị du lịch Cần
Giờ (công ty) thực hiện khai thác cát tại khu vực vùng biển
Cần Giờ để phục vụ dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ.
Theo đó, cho phép công ty được khai thác cát tại 10 mỏ cát
mà công ty này đã thực hiện thăm dò.
Sau khi được chấp thuận chủ trương khai thác cát, TP sẽ
giao Sở TN&MT hướng dẫn công ty này thực hiện thủ tục
đánh giá các tác động môi trường, đánh giá thủy lực, thủy
văn của việc khai thác các mỏ cát và thủ tục đề nghị cấp
giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.
Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có quy mô lớn,
là dự án trọng điểm của TP đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng từ 600 ha
thành 2.870 ha. Việc dùng cát biển (cát nhiễm mặn) tại các
mỏ cát trên khu vực biển Cần Giờ để san lấp mặt bằng dự
án sẽ thuận lợi cho việc triển khai thực hiện dự án.
Tuy nhiên, trước khi khai thác các mỏ cát trên khu vực
biển Cần Giờ, công ty này cần thực hiện đánh giá tác động
môi trường và một số thủ tục khác có liên quan theo quy
định của pháp luật. Hiện tại, thời hạn cấm khai thác khoáng
sản và dự trữ khoáng sản tại quy hoạch ban hành theo
Quyết định 430 của UBND TP đã hết hiệu lực (quy hoạch
đến năm 2020).
UBND TP.HCM cho biết qua rà soát thuyết minh tổng
hợp điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ
1/5000 khu đô thị du lịch biển Cần Giờ thì khối lượng cát
đắp nền phục vụ cho dự án chưa được thể hiện.
Mặt khác, theo báo cáo đánh giá tác động môi trường,
khối lượng cát san lấp của dự án được phê duyệt theo Quyết
định 220/2019 của Bộ TN&MT do chủ đầu tư cung cấp là
hơn 137 triệu m
3
. Dự kiến nguồn cát san lấp này được lấy
từ các mỏ cát đã được khảo sát, thăm dò trên vùng biển Cần
Giờ, từ lượng đất đào biển hồ nhân tạo, từ vùng biển lân
cận và nguồn vật liệu từ nơi khác.
LÊ THOA
Khu vựcmũi Hải Đăng với tháp biểu tượng cao 108 tầng.
(Ảnh doUBNDhuyện CầnGiờ cung cấp)