12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 20-9-2023
THẢOPHƯƠNG
B
ệnh nhân LHC (52 tuổi,
ngụ TP.HCM) đang đi
làm thì đột ngột lên cơn
đau tim, tức ngực, vã mồ hôi,
được người dân đưa vào BV
đa khoa khu vực Hóc Môn
và chuyển lên BV Thống
Nhất cách đây một tuần trong
bệnh cảnh nhồi máu cơ tim
(NMCT) cấp, biến chứng rối
loạn nhịp nặng.
Chi phí điều trị
rất tốn kém
PGS-TS-BS Nguyễn Văn
Tân, Trưởng khoa Timmạch
cấpcứu -Can thiệp (BVThống
Nhất), cho biết bệnh nhân C
còn có bệnh nền tăng huyết
áp, đái tháo đường nhưng
không được điều trị tối ưu và
uống thuốc không đều. Bệnh
nhân thuộc diện hộ nghèo ở
địa phương, vợ mất sớm, con
gái 15 tuổi hiện đang điều trị
ung thư máu tại BVNhi đồng
2 từ năm 13 tuổi đến nay.
Các bác sĩ (BS) thực hiện
nong bóng để mở chỗ tắc
nghẽn giúp máu thông cho
bệnh nhân. Tuy nhiên, để điều
trị triệt để bệnh lý ba nhánh
mạch vành và thân chung vành
trái, đòi hỏi phải phẫu thuật
lớn với chi phí rất tốn kém, có
thể hơn 100 triệu đồng. Đặt
stent hay phẫu thuật bắc cầu
là hai phương pháp mà BS
đang xem xét, ngoài ra còn
phụ thuộc vào nguyện vọng
của bệnh nhân và gia đình.
BVđakhoaTâmAnhTP.HCM
cũngvừađiều trị chobệnhnhân
PH (54 tuổi, ngụ TP.HCM) bị
NMCT cấp do tắc hoàn toàn
hai mạch vành. Bệnh nhân
nhập viện trong tình trạng
đau bụng sau ăn, lầm tưởng
đau dạ dày. Vài giờ sau, cơn
đau lan lên ngực kèm vã mồ
hôi, khó thở, buồn nôn, ợ hơi.
BS đã đặt stent tái thông hai
mạch vành cho bệnh nhân.
cũng cho biết gần đâyBVđiều
trị nhiều bệnh nhân NMCT
cấp hơn so với các năm trước.
“Bệnh lý này có xu hướng
trẻ hóa khi nhiều bệnh nhân
mới hơn 30 tuổi. NMCT cấp
xảy ra do nhiều nguyên nhân,
thườnggặpnhất làdohút thuốc,
rối loạn lipid máu, đặc biệt
là tăng cholesterol di truyền,
đái tháo đường…” - BS Thư
nhấn mạnh.
BSThư lý giải nguyên nhân
của NMCT cấp là do không
còn lưu lượng máu ở động
mạch vành đến nuôi cơ tim,
có huyết khối trong lòng động
mạch vành; thuyên tắc, bóc
tách độngmạch vành, bóc tách
động mạch chủ, chấn thương
tim, viêm mạch máu, cường
giáp, thiếu máu… giảm ôxy
đến cơ tim.
Triệu chứng ở
người trẻ điển hình
hơn người già
Theo BS Tân, triệu chứng
thường gặp nhất của NMCT
cấp là đau ngực, nặng ngực
bên trái hoặc giữa ngực kéo
dài trên 20 phút. Cạnh đó có
thể tụt huyết áp, choáng, rối
loạnnhịp, ngất, thậmchí đột tử.
Ở người cao tuổi, triệu
chứng đau ngực sẽ ít hơn,
có thể khó thở, suy tim, rối
loạn tri giác, tiêu hóa hoặc
rối loạn nhịp tim, té ngã...
Khi nghi ngờ, BS sẽ làm các
xét nghiệm để chẩn đoán hội
chứng vành cấp - NMCT cấp.
Nếu bệnh nhân nhập viện
sớm trong giờ vàng (3 giờ
đầu từ khi phát bệnh) và được
điều trị tái tưới máu tốt, chức
năng tim còn cải thiện được,
suy tim và loạn nhịp sẽ giảm.
Nếu để trễ, nguy cơ suy tim
và loạn nhịp tim càng cao,
điều trị sẽ khó hơn.
BS Thư chia sẻ thêm triệu
chứng điển hình của NMCT
cấp là đau ngực sau xương
ức hoặc ngực trái, cảm giác
đè ép, có thể lan lên cổ, hàm
dưới, cánh tay trái. Một số
cảm thấy hồi hộp kèm tim
đập nhanh, cảm giác khó chịu
sau xương ức hoặc khó thở.
Vài người nôn, buồn nôn,
lú lẫn cấp tính. Đôi khi biểu
hiện đầu tiên của NMCT là
ngất hay đột tử khi đang đi
trên đường là nguy hiểmnhất.
“Dù trên các phương tiện
thông tin đại chúng đã nói
nhiều về dấu hiệu nhận biết
sớmcủabệnh lýNMCTnhưng
thực tế nhiều bệnh nhân được
đưa đến BVmuộn đã qua giờ
vàng. Do đó, một số biến
chứng đã xảy ra do cơ tim
không được tái tưới máu kịp
thời” - BS Thư khuyến cáo.•
Báo động bệnh nhồi máu
cơ tim ngày càng tăng
Nhồi máu cơ
tim là bệnh
lý nguy hiểm,
thường gặp ở
người trên 60
tuổi. Gần đây
số người mắc
bệnh có xu
hướng tăng,
đáng lo ngại
là ngày càng
trẻ hóa.
Hiện các BV lớn ở Việt Nam
đều có đơn vị can thiệp nội
mạch có thể can thiệp điều
trị NMCT cấp. Cạnh đó, nhiều
loại thuốc mới cũng giúp điều
trị nội khoa tối ưu hơn, tỉ lệ tử
vong giảm đáng kể.
Tiêu điểm
Điều trị sau can thiệp rất quan trọng, do đó bệnh nhân đã
bị NMCT cần tuân thủ điều trị, uống thuốc đều theo hướng
dẫn của BS, nếu không bệnh có thể tái phát và nặng hơn,
thậm chí tử vong.
Người trên 40 tuổi nên khám tổng quát mỗi nămmột lần,
nếu nghi ngờ bệnh lý tim mạch cần khám chuyên khoa để
được đánh giá cụ thể. Những người trẻ tuổi cũng nên khám
tầmsoát đểphát hiệnyếu tố tiềmẩn. Nênkhámđúngchuyên
khoađểBS tìmra vàhướngdẫn kiểmsoát các yếu tốnguy cơ.
PGS-TS-BS
NGUYỄNVĂN TÂN,
Trưởng khoa Timmạch
cấp cứu - Can thiệp BV Thống Nhất
Bệnh nhân nhồi máu cơ timcấp đang được điều trị tại BV ThốngNhất. Ảnh: THẢOPHƯƠNG
Trong quá trình can thiệp,
bệnh nhân lên cơn ngưng
tim, rối loạn nhịp tim, tụt
huyết áp, được BS nhồi tim,
sốc điện để đưa nhịp tim về
bình thường. Sau can thiệp
ba ngày, bệnh nhân ổn định,
được xuất viện.
Ngày càng nhiều
người trẻ nhồi máu
cơ tim
Theo BS Tân, gần đây số
bệnh nhân NMCT cấp nhập
BV Thống Nhất tăng. Năm
2022 có hơn 600 bệnh nhân
mắc hội chứng vành cấp -
NMCT cấp nhập viện điều
trị. Nhưng chỉ chín tháng đầu
năm nay, con số này đã hơn
hoặc bằng số bệnh nhân của
năm 2022.
“Trung bình mỗi tuần khoa
Tim mạch cấp cứu - Can
thiệp tiếp nhận hơn 10 ca.
Những năm trước đây cũng
có bệnh nhân trẻ bị NMCT
nhưng không nhiều như bây
giờ” - BS Tân nói.
Cũng theo BS Tân, trước
đây khi chưa có kỹ thuật can
thiệp mạch vành, trong điều
trị NMCT cấp phần lớn BS
sử dụng thuốc tiêu sợi huyết
để tiêu cục máu đông. Hiện
khoa học đã tiến bộ, nếu có
chỉ định phù hợp, bệnh nhân
sẽ được điều trị bằng can
thiệp nội mạch để đặt stent,
mở thông dòng chảy trong
lòng mạch vành.
TS-BS Trần VũMinh Thư,
Trưởng khoa Nội tim mạch
2, Trung tâm Tim mạch BV
đa khoa Tâm Anh TP.HCM,
Nữ sinh15 tuổi tửvongdomắc bệnhWhitmore
Ngày 19-9, BV Nhi Thanh Hóa thông tin nữ bệnh nhân
15 tuổi, trú tại huyện Quảng Xương, mắc bệnh Whitmore
đã tử vong.
Theo đánh giá của bác sĩ (BS), bệnh nhân bị viêm
phổi nặng, suy gan, suy thận, có bệnh lý kèm theo là tiểu
đường và béo phì. Tại BV, bệnh nhân được điều trị hồi
sức tích cực, thở máy, lọc máu, điều trị kháng sinh, điều
chỉnh đường huyết. Tuy nhiên, diễn biến bệnh nhân ngày
càng nặng và đã tử vong vào chiều 17-9.
Trước đó, theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, địa
phương ghi nhận trường hợp một nữ bệnh nhân mắc bệnh
Whitmore. Đây là trường hợp đầu tiên mắc căn bệnh này
được phát hiện trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay.
Gia đình bệnh nhân cho biết từ ngày 22 đến 30-8, bệnh
nhân có biểu hiện đau họng, ho, sốt cao, uống nhiều nước,
sụt 7 kg trong vòng 10 ngày. Bệnh nhân tự mua thuốc điều
trị tại nhà nhưng không đỡ.
Đến ngày 1-9, bệnh nhân được đưa đến phòng khám tư
nhân trên địa bàn, khám và lấy thuốc theo đơn về điều trị
nhưng tình trạng bệnh vẫn không giảm. Bệnh diễn biến
ngày càng nặng với biểu hiện mệt mỏi, sốt cao, ăn uống
kém. Sau đó, bệnh nhân được đưa đến BV 71 Trung ương
khám và điều trị với lý do sốt nóng từng cơn, nhiệt độ 39-
40 độ C, người mệt mỏi.
Tại đây, bệnh nhân được làm các xét nghiệm cơ bản, chỉ
số đường huyết cao, đi tiểu tiện không tự chủ, co giật toàn
thân hai cơn, mỗi cơn kéo dài 5-10 phút. Sau hai ngày
điều trị không khỏi, bệnh nhân được chuyển đến BV Nhi
Thanh Hóa trong tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp
ứng, thở ôxy, đường thở tăng tiết đờm.
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị chảy máu chân răng, thở
nấc, đồng tử hai bên 3 mm, nhịp tim không đều, nhanh,
có nhịp ngoại tâm thu, phổi thông khí hai bên giảm. Kết
quả các xét nghiệm và xét nghiệm cấy máu cho thấy có vi
khuẩn gây bệnh Whitmore.
THANH THANH
Nữ sinh
mắc bệnh
Whitmore
đã tử
vong sau
một thời
gian tích
cực điều
trị. Ảnh:
BVCC
Bệnh nhân cần được
nhập viện sớm trong
giờ vàng (3 giờ đầu
từ khi phát bệnh) để
đượccứuchữakịpthời.