212-2023 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư20-9-2023
CHÂUNGUYÊN
N
gày 19-9, Sở TN&MTTP.HCM
phối hợp với Cơ quan Phát triển
quốc tếMỹ (USAID) tổ chức hội
thảo xây dựng kế hoạch hành động
choTP.HCMhướng tới mục tiêu phát
thải ròng bằng 0.
Hội thảo là nơi các chuyên gia, nhà
quản lý chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm,
trong đó có những giải pháp công
nghệ nhằm giảm phát thải khí nhà
kính (KNK).
Phát triển ngành công nghiệp
thân thiện với môi trường
Phát biểu tại hội thảo, ôngCaoTung
Sơn, Trưởng phòng Khí tượng thủy
văn và biến đổi khí hậu (Sở TN&MT
TP.HCM), chia sẻ: Dự án năng lượng
phát tán đô thị Việt Nam tại TP.HCM
là dự án hỗ trợ kỹ thuật do USAID tài
trợ đã được UBNDTPphê duyệt năm
2022 (Sở CôngThương là chủ dự án).
Dự án sẽ hỗ trợ Sở Công Thương
và các đơn vị có liên quan thực hiện
các công việc về quản lý năng lượng
TP. Từ đó góp phần thực hiện công tác
giảmnhẹKNK. SởTN&MTđã thống
nhất phối hợp với SởCôngThương và
các đơn vị tư vấn triển khai các hoạt
động của dự án.
UBND TP.HCM vừa trình HĐND TP tờ trình về việc
thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. Việc thu phí
nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các tổ chức, cá
nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố.
Theo ghi nhận của
Pháp Luật TP.HCM
, hiện nhiều tuyến
đường ở TP.HCM có vỉa hè, lòng đường bị biến thành bãi
đậu xe, hàng quán, nơi buôn bán. Cụ thể, dọc hai bên đường
Hoàng Sa (quận Tân Bình), Trường Sa (quận 3) vỉa hè bị
biến thành mặt bằng cho các quán cà phê, quán nhậu… Các
tiệm sửa chữa, buôn bán xe máy cũng “mượn tạm” vỉa hè
để trưng bày xe.
Tương tự, dọc theo các tuyến đường Đinh Tiên Hoàng
(quận 1), Võ Thị Sáu (quận 3), Điện Biên Phủ (quận Bình
Thạnh), Cộng Hòa (quận Tân Bình) nhiều xe hàng rong tràn
xuống lòng đường do vỉa hè đã chật kín chỗ đậu xe.
“Ngày nào cũng vậy, vào giờ tan tầm là nơi đây kẹt kín,
vỉa hè không còn lối đi. Nhìn từ xa không còn nhận ra đâu
là vỉa hè vì hầu hết chúng đã bị chiếm đóng. Tôi phải đi
dưới lòng đường, nhiều xe qua lại rất nguy hiểm” - bạn
Đặng Thị Huệ Như, sinh viên Trường ĐH Công thương,
cho biết.
Theo tờ trình, TP.HCM dự kiến sẽ thu phí sử dụng vỉa
hè, lòng đường làm nơi đỗ xe, kinh doanh. Mức phí đề xuất
dựa trên giá đất bình quân ở năm khu vực.
Năm khu vực thu phí dự kiến như sau: Khu vực 1 gồm
các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, khu A khu đô thị mới
Nam TP, khu đô thị mới Thủ Thiêm; khu vực 2 gồm quận 2
cũ (nay thuộc TP Thủ Đức) (trừ khu đô thị mới Thủ Thiêm),
các quận 6, 7 (trừ khu A khu đô thị mới Nam TP), 11, Bình
Thạnh, Tân Bình, Bình Tân; khu vực 3 gồm các quận 8, 12,
Tân Phú, Gò Vấp và TP Thủ Đức (quận 9 và quận Thủ Đức
cũ); khu vực 4 gồm các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà
Bè, Củ Chi; khu vực 5 có huyện Cần Giờ.
NHƯ NGỌC - ĐÀO TRANG
Vỉahè, lòngđườngởTP.HCMđangbị lấn chiếmnhư thế nào?
Vỉa hè
nhiều
tuyến
đường
trên
địa bàn
TP.HCM
bị chiếm
dụng
để buôn
bán. Ảnh:
NHƯ
NGỌC
Khí thải từ
xemáy là
một trong
những
nguyên
nhân chính
khiến
không khí
bị ô nhiễm.
Ảnh: CHÂU
NGUYÊN
Chuyên gia cho rằng với
Nghị quyết 98, TP.HCM
sẽ có cơ hội phát triển tốt
về năng lượng xanh và
cần đẩy mạnh trong giai
đoạn thực hiện cơ chế này.
TP.HCM đã có kế hoạch giảm phát thải khí metan
TP.HCMđẩymạnh chiến lược
UBNDTP.HCMvừa ban hành kế hoạch hành động giảm
phát thải khí metan đến năm 2030 trên địa bàn TP.HCM.
Theo kế hoạch, TP sẽ xây dựng, hoàn thiện và áp dụng
đồng bộ các quy trình, quy định, hướng dẫn, mô hình thu
gom, vận chuyển, phân loại, tái sửdụng, tái chế và xử lý rác.
Bên cạnh đó, TP cũng sẽ xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ
tầng, đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phân loại,
thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển, xử lý
rác theo quy định và phù hợp với đặc điểm các khu dân
cư tập trung, đô thị, nông thôn; phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của TP.
Ngoài ra, TP cũng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và
phát triển côngnghệ, ứngdụng côngnghệ tiên tiến, nâng
cao năng suất và hiệu quả trong quản lý rác, xử lý nước
thải nhằm giảm phát thải khí metan.
Đồng thời cóphươngán thuhút nguồn lựcquốc tế, tăng
cường hợp tác nghiên cứu, thực hiện các chương trình, dự
án hợp tác quốc tế nhằm chuyển giao công nghệ, nâng
cao năng lực cán bộ về quản lý phát thải khí metan trong
trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn…
TP. HCM
đang xây
dựng
và hoàn
thiện
cũng như
áp dụng
đồng bộ
quy trình
tái chế
và xử lý
rác. Ảnh:
CHÂU
NGUYÊN
Các hoạt động này bao gồm: Hỗ
trợ xây dựng chiến lược và kế hoạch
hướng tới phát thải ròng bằng 0 của
TP; hỗ trợ các đơn vị phát thải KNK
lớn tại TP.HCMnâng cao năng lực xây
dựngbáo cáokiểmkêKNKhằngnăm;
nghiên cứu các biện pháp xây dựng
môi trường nước hiệu quả trong các
cơ sở công lập tại TP.
Để tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu
kinh tế, TPđã thực hiệnnhiềugiải pháp
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP
theo hướng phát triển các ngành công
nghiệp thân thiện với môi trường; các
ngành cóhàmlượnggiá trị gia tăng cao
và tham gia sâu rộng vào chuỗi cung
ứng toàn cầu. TP đã có nhiều chính
sách khuyến khích các doanh nghiệp
trong và ngoài nước đầu tư vào doanh
nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp thông
minh; đầu tư công nghệ mới vào các
ngành, các lĩnh vực.
“Trong bối cảnh biến đổi khí hậu
ngày càng phức tạp, chuyển đổi xanh
đang và sẽ là lựa chọn tất yếu để đảm
bảochongười dânmộtmôi trườngsống
lànhmạnh và vì sự phát triển bền vững
của TP. Vì vậy, trung hòa carbon, phát
triển xanh và bền vững là xu hướng
không thể đảo ngược” - ông Sơn nói.
Bà Vũ Thị Thu Hằng, đại diện
USAID, chia sẻ: Thông qua dự án
phân tán năng lượng phát tán đô thị
Việt Nam tại TP.HCM, chúng tôi đã
đề xuất ra những kế hoạch hành động
hướng tới không phát thải vào năm
2030 cũng như các hoạt động khác
nhằmthúcđẩychuyểndịchnăng lượng
sạch của TP.HCM.
“Những kế hoạch hành động được
thực hiện dựa trên những rà soát về
chính sách cũng như dựa trên thực
tiễn triển khai kế hoạch về tăng trưởng
xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu
và giảm phát thải KNK ở Việt Nam
nói chung và TP.HCM nói riêng. Kế
hoạch hành động cũng đã tham khảo
về kinh nghiệmvà những bài học quốc
tế trong xây dựng chiến lược triển khai
các hoạt độnghướng tớiTPkhôngphát
thải” - bà Hằng nói.
Tăng cường hợp tác quốc tế
Tạihộithảo,PGS-TSHồQuốcBằng,
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô
nhiễm không khí và biến đổi khí hậu,
Viện Môi trường và tài nguyên (ĐH
Quốc giaTP.HCM), chia sẻ nhiều giải
pháp để hướng tới mục tiêu phát thải
ròng bằng 0.
Trong đó, cụ thể là giải pháp chuyển
đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng
tăng cường các ngành sản xuất sạch,
giảmquymô các ngành sử dụng nhiều
năng lượng. Đồng thời, giảm tỉ trọng
các ngành công nghiệp sử dụng nhiều
năng lượng, đặc biệt cần rà soát, duy
trì quymô sản xuất ngành thép, ngành
xi măng.
Một giải pháp nữa được đề xuất là
cần ưu tiên phát triển điện gió, điện
mặt trời phùhợpvới khả năngbảođảm
an toàn hệ thống với giá thành hợp lý;
khai thác tối đa nguồn điện sinh khối
đồng phát; đưa điện khí dần trở thành
nguồn cung cấp điện năng quan trọng,
hỗ trợ cho điều tiết hệ thống, sau năm
2030 giảm điện than...
“Với Nghị quyết 98, TP.HCM sẽ
có cơ hội phát triển tốt về năng lượng
xanh và cần đẩymạnh trong giai đoạn
được cơ chế này” - ôngBằng đánh giá.
ÔngNguyễnQuangThanh,PhóTổng
Giám đốc Công ty Đầu tư tài chính
nhà nước TP.HCM, đánh giá HĐND
TP đang xem xét để thông qua nghị
quyết chương trình hỗ trợ sản xuất,
trong đó có những dự án chuyển đổi
năng lượng hóa thạch sang năng lượng
xanh. Điển hình như nhà máy đốt rác
phát điện, chuyển đổi phương tiện giao
thông sử dụng nhiên liệu sạch…Khi
chương trình này thông qua, nhiều dự
án được tiếp sức để triển khai.•
TP.HCMđã thực hiện nhiều giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
phát triển các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường.
hướng tới phát thải bằng
0
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook