212-2023 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư20-9-2023
Tiêu điểm
Trường hợp chấm dứt
việc nuôi con nuôi
Một cán bộ Phòng Tư pháp quận Bình Tân,
TP.HCM cho biết khi rơi vào một trong các
trường hợp sau thì tòa án sẽ ra quyết định
chấm dứt việc nuôi con nuôi:
Thứ nhất, con nuôi đã thành niên và chamẹ
nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Thứ hai, cha mẹ nuôi hoặc con nuôi bị kết
án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
nuôi/cha mẹ nuôi.
Thứ ba, vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm
như lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi,
bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt
cóc, mua bán trẻ em…
Nhómmôi giới
bất động sản
lãnhán tội
cưỡngđoạt tài sản
Ngày 19-9, TAND TP Hà Nội tuyên
phạt bị cáo Hoàng Văn Lượng (ở Nam
Định) mức án tám năm sáu tháng tù về
tội cưỡng đoạt tài sản.
Cùng tội danh trên, HĐXX tuyên
phạt các bị cáo Ngô Thành Tú (ở Thái
Bình), Phạm Minh Tú (ở Vĩnh Phúc),
Nguyễn Hoàng Tuấn (ở Phú Thọ) cùng
mức án tám năm tù.
Theo cáo buộc, năm 2019, bị cáo
Lượng và anh Phạm Văn Vũ hợp tác
cùng làm kinh doanh, môi giới bất
động sản. Quá trình kinh doanh, cả
hai kết hợp cùng các bị cáo Minh Tú,
Thành Tú, Hoàng Tuấn và nhiều người
khác thành lập nhóm kinh doanh, môi
giới bất động sản do Lượng làm trưởng
nhóm.
Nhóm thỏa thuận sẽ trích một phần
tiền hoa hồng khi bán được sản phẩm
để chia cho các thành viên tham gia và
có phí để duy trì hoạt động của nhóm.
Tháng 6-2022, sau khi anh Vũ tách
ra làm riêng, bị cáo Lượng phát hiện
anh này đã bán bất động sản cho khách
hàng chung của nhóm mà không báo
cáo trưởng nhóm. Anh Vũ cũng không
trích phần trăm tiền hoa hồng khi bán
được sản phẩm để chia cho các thành
viên như đã thỏa thuận. Do đó, Lượng
đã nói lại việc này với mọi người trong
nhóm.
Ngày 6-7-2022, Lượng hẹn anh Vũ
đến quán cà phê ở phố Chùa Hà để gặp
nói chuyện làm ăn nhưng mục đích là
để làm rõ sự việc trên. Lượng cũng hẹn
các bị cáo Minh Tú, Thành Tú, Hoàng
Tuấn cùng đến quán cà phê với mình
để gặp anh Vũ.
Do bức xúc về việc anh Vũ sau khi
tách nhóm đã nhắn tin lôi kéo người
trong nhóm sang làm cùng mình, lấy
tiền hoa hồng chung của nhóm, đồng
thời nói xấu những người còn lại nên
Thành Tú và Hoàng Tuấn nhắn tin cho
nhau rủ sẽ đến quán cà phê để đánh
“dằn mặt” anh Vũ. Hai bị cáo còn rủ
thêm nhiều người trong nhóm đến quán
cà phê, dùng số đông đe dọa anh Vũ.
Khoảng 12 giờ ngày 7-7-2022, anh
Vũ lái ô tô Mercedes-Benz GLC 300
màu trắng đến quán cà phê để gặp
Lượng như đã hẹn. Tại đây, anh Vũ
thừa nhận việc đã bán được bất động
sản cho khách hàng của nhóm.
Lúc này, Lượng tính toán số tiền anh
Vũ thu được là 1,2 tỉ đồng nên nảy sinh
ý định đòi anh Vũ số tiền này. Sau đó,
Lượng và các bị cáo còn lại liên tục
chửi bới, đe dọa, dồn ép, bắt anh Vũ
phải trả lại 1,2 tỉ đồng.
Anh Vũ sợ hãi nói không có tiền, đề
nghị cho thời hạn hai tuần để sắp xếp
trả nợ nhưng nhóm trên không đồng ý.
Một số người trong nhóm đã lao vào
đánh anh Vũ nhưng được can ngăn.
Các bị cáo đe dọa, ép anh Vũ phải
bán ô tô Mercedes và hai chiếc nhẫn
đang đeo trên tay để khấu trừ nợ.
Lượng nói với anh Vũ: “Hôm nay có
về thì tao cho người lùng cả đời luôn,
sẵn sàng luôn…”.
Trong khi cả nhóm đang thực hiện
hành vi đe dọa, ép anh Vũ trả tiền thì
bị công an phát hiện, đưa về trụ sở làm
việc.
BÙI TRANG
Đòi lại đứa con đã cho:
Không dễ!
Theo chuyên gia, nếu nguyên đơn, bị đơn đồng ý chấmdứt việc nhận nuôi con
nuôi và cháu B đồng ý thì có thể xemxét áp dụng tinh thần của Án lệ 61/2023.
HỮU ĐĂNG - YẾN CHÂU - NGUYỄNHIỀN
T
AND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
vừa đưa ra xét xử vụ tranh chấp yêu
cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi giữa
nguyên đơn là bà Trần Thị Mỹ Dung và bị
đơn là bà Cao Thị Cúc (một trong những
bị án vụ tịnh thất Bồng Lai). Tuy nhiên,
tòa đã tạm ngừng phiên xử để thu thập
chứng cứ và để đưa thêm UBND tham
gia tố tụng.
Liên quan đến vụ việc này,
Pháp Luật
TP.HCM
đã có cuộc trao đổi với các chuyên
gia để hiểu rõ hơn về quy định trong việc
chấm dứt nuôi con nuôi.
Phải có phán quyết của tòa
Luật sư (LS) Trương Xuân Tám, Chủ
nhiệm Đoàn LS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,
cho biết để được pháp luật công nhận là
con nuôi hợp pháp thì người nhận nuôi
con nuôi phải đăng ký tại UBND cấp xã
và được chính quyền địa phương cấp giấy
chứng nhận.
Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
nuôi con nuôi thì giữa cha mẹ nuôi và con
nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của
cha mẹ và con.
Cũng theo LS Tám, giống như việc đăng
ký nhận nuôi con nuôi, trường hợp chấm
dứt mối quan hệ này cũng cần phải tuân
theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, khi có một trong các căn cứ
theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con
nuôi 2010 thì tòa án sẽ là cơ quan có thẩm
quyền giải quyết việc chấm dứt nuôi con
nuôi giữa các bên.
Lúc này, tòa án sẽ tiến hành áp dụng các
biện pháp tố tụng cần thiết để thu thập,
xác minh chứng cứ. Trên cơ sở kết quả
thu thập, đánh giá chứng cứ, HĐXX sẽ ra
quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi
con nuôi của tòa án có hiệu lực pháp luật
thì quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và
con nuôi cũng chấm dứt.
Trường hợp này, bé B mới chỉ sáu tuổi
(chưa thành niên). Trong khi đó, người
nhận nuôi là bà Cao Thị Cúc đang phải
chấp hành bản án hình sự nên không có
điều kiện, khả năng để nuôi dạy trẻ.
Vì vậy, để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho
bé B thì cha mẹ đẻ của bé có quyền khởi
kiện đề nghị tòa án xem xét, tuyên bố chấm
dứt việc nuôi con nuôi và giao bé B cho
cha mẹ đẻ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.
Có thể áp dụng án lệ
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, GS-TS
Đỗ Văn Đại (Trường ĐH Luật TP.HCM)
Luật sư đang trao đổi thông tin với bàDung. Ảnh: NGUYỄNHIỀN
Tạm ngừng phiên tòa để thu thập chứng cứ
TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vừa mở phiên xử vụ tranh chấp yêu cầu chấm dứt
việc nuôi con nuôi giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Mỹ Dung và bị đơn là bà Cao Thị Cúc
(một trong những bị án vụ tịnh thất Bồng Lai). HĐXX đã quyết định tạm ngừng phiên tòa
để đưa UBND thị trấn Long Hải vào tham gia tố tụng và thu thập chứng cứ về việc giao
nhận con nuôi.
Nội dung vụ án thể hiện đầu năm 2017, bà Dung sinh được một bé trai và đăng ký giấy
khai sinh cho bé ở thị trấn Long Hải, đặt tên là GB.
Đến năm 2019, lúc bé GB được hai tuổi thì gia đình bà xảy ra biến cố. Bà Dung đã tìmđến
tịnh thất Bồng Lai để cho con với mongmuốn conmình sau này được sống tốt hơn. Sau khi
được bà Cúc nhận lời, hai bên đã làm thủ tục giao nhận con nuôi tại UBND thị trấn Long Hải.
Tuy nhiên, sau khi phát hiện tịnh thất Bồng Lai không phải là cơ sở thờ tự tôn giáo, bà
Cúc lại đang phải đi chấp hành án, không có điều kiện nuôi dưỡng, dạy con mình, bà Dung
đã khởi kiện ra tòa yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi.
Khi có một trong các căn cứ
theo quy định tại Điều 25 Luật
Nuôi con nuôi 2010 thì tòa án
sẽ là cơ quan có thẩm quyền
giải quyết việc chấm dứt nuôi
con nuôi giữa các bên.
cho biết: “Luật Nuôi con nuôi chưa đề cập
tới chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con
nuôi chưa thành niên. Chính vì vậy, tôi đã
đề xuất Án lệ 61/2023 về chấm dứt việc
nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên.
Tuy nhiên, để áp dụng tinh thần của án
lệ trên thì cần sự đồng thuận của cả ba
bên là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và sự đồng
thuận của con nuôi. Tức trong vụ án trên,
nếu nguyên đơn là bà Trần Thị Mỹ Dung
(mẹ bé) và bị đơn là bà Cao Thị Cúc (mẹ
nuôi bé) đồng ý chấm dứt việc nhận nuôi
con nuôi và bé B đồng ý thì có thể xem
xét áp dụng tinh thần của Án lệ 61/2023”.
Theo TS Đại, có thể thấy vụ việc nêu
trên đều không thuộc các khoản 1, 2, 3
Điều 25 Luật Nuôi con nuôi (các căn cứ
chấm dứt việc nuôi con nuôi).
Còn đối với khoản 4 Điều 25 là vi phạm
các hành vi cấm, trong đó có hành vi lợi
dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp
luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tuy
nhiên, việc bà Cúc là một bị án cũng không
thuộc trường hợp này.
Còn để chứng minh việc người nhận
nuôi con nuôi lợi dụng việc nuôi con nuôi
để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán,
đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của
dân tộc là không dễ.
Lúc này, cần cân nhắc khả năng triển
khai cơ chế giám hộ cho trẻ để đảm bảo
quyền lợi cho trẻ.•
TỪ VỤ ĐÒI CON NUÔI TẠI TỊNH THẤT BỒNG LAI
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook