212-2023 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư20-9-2023
MINHCHUNG
M
ới đây, tại hội nghị lấy ý kiến
đối với dự thảo Luật Tổ chức
TAND (sửa đổi), một trong
những vấn đề (mới) được TAND
Tối cao đặt ra để các đại biểu thảo
luận đó là quyền giám sát hoạt động
của các tòa án.
Theo đó, Điều 21 của dự thảo
(mới nhất) quy định: “Không tiến
hành điều tra, thanh tra, giám sát
đối với hoạt động xét xử, giải quyết
các vụ việc đang trong quá trình tố
tụng, trừ trường hợp có căn cứ rõ
ràng xác định thẩm phán, hội thẩm,
thẩm tra viên, thư ký tòa án vi phạm
pháp luật hình sự”.
Hiến pháp đã có quy định
cấm can thiệp việc xét xử
Với quan điểm ủng hộ Điều 21
dự thảo luật, ThS Lưu Đức Quang,
giảng viênTrườngĐHKinh tế - Luật
(ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết
khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm
2013 quy định nguyên tắc “thẩm
phán, hội thẩm xét xử độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm
cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can
thiệp vào việc xét xử của thẩm phán,
hội thẩm”.
Nguyên tắc này nhằm bảo đảm
tính khách quan và tính pháp chế
của hoạt động xét xử tại tòa án.
Bàn về vấn
đề giám sát
hoạt động
của tòa án
Cần tăng cường tínhminh bạch của hoạt
động tư pháp nói chung, hoạt động xét xử
nói riêng cũng như đề cao trách nhiệm
giải trình trong hoạt động xét xử.
Hoạt động giámsát không được làmảnh hưởng đến tính độc lập xét xử. Ảnhminh họa: TRẦN LINH
Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo, tố giác
tội phạm
Đương sự, người tham gia tố tụng trong vụ án là người chịu sự tác
động trực tiếp từ các quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành
tố tụng, họ nhận thức được (hoặc thông qua sự tư vấn) hành vi, quyết
định của người tiến hành tố tụng có trái pháp luật hay không, có xâm
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ hay không, có vi phạm đến
mức hình sự hay không.
Nếu phát hiện hành vi, quyết định tố tụng trái pháp luật, xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì họ được quyền khiếu nại, tố
cáo, thậm chí tố giác tội phạm.
Trường hợp cơ quan thanh tra, giám sát nhận được đơn khiếu nại, tố
cáo về hành vi tố tụng trong vụ án đang giải quyết, nếu dự thảo quy định
không tiến hành các hoạt động giám sát, thanh tra, “trừ trường hợp có
căn cứ rõ ràng xác định thẩm phán, hội thẩm, thẩm tra viên, thư ký tòa
án vi phạm pháp luật hình sự” thì chức năng thanh tra, giám sát đối với
tòa án còn có ý nghĩa gì?
Một kiểm sát viên
“Quy định như Điều 21
dự thảo thì lấy căn cứ
nào để xác định người
tiến hành tố tụng vi
phạm pháp luật hình sự
để được giám sát, thanh
tra, kiểm tra, điều tra?”
ThS - luật sư
Nguyễn Văn Dũ
Bảo đảm tính độc lập trong xét xử
là điều kiện tiên quyết để tìm ra
sự thật khách quan của vụ án, giữ
vững sự nghiêmminh của pháp luật.
Nhìn rộng hơn, độc lập tư pháp
cũng là một trong những yêu cầu
cốt lõi trong tiến trình xây dựng nhà
nước pháp quyền đã được Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam khẳng định trong Nghị
quyết 27-NQ/TW.
Hiến pháp năm 2013 cũng đặt ra
nguyên tắc phân công rành mạch,
phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu
quả giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp (khoản 3 Điều
2) cũng như yêu cầu về việc xây
dựng cơ chế bảo vệ hiến pháp đối
với hoạt động thực thi công quyền,
bao gồmhoạt động xét xử củaTAND
(khoản 2 Điều 119).
“Do vậy, chúng ta cần tăng cường
tính minh bạch của hoạt động tư
pháp nói chung, hoạt động xét xử nói
riêng cũng như đề cao trách nhiệm
giải trình của các cơ quan nhà nước
đối với loại hoạt động này” - ThS
Lưu Đức Quang nói.
Hoạt động giám sát
không làm ảnh hưởng
tính độc lập xét xử
Có quan điểm trái quan điểm của
ThSLưuĐứcQuang, theoThS - luật
sư Nguyễn Văn Dũ (Đoàn Luật sư
TP.HCM), nguyên tắc bảo đảm tính
độc lập trong xét xử của tòa án đã
được ghi nhận từ hiến pháp cho tới
các đạo luật chuyên ngành thì cho
dù có các hoạt động chất vấn, giám
sát, điều tra, thanh tra đối với các
vụ việc mà tòa án đang giải quyết
cũng không thể nào làm ảnh hưởng
đến sự độc lập xét xử.
Lý giải cho quan điểm của mình,
ThS - luật sư Nguyễn Văn Dũ phân
tích: Vụ án hay vụ việc mà tòa
án đang thụ lý là dạng hồ sơ mở;
đương sự, người bảo vệ của đương
sự, người bào chữa, thậm chí bị
can, bị cáo còn được tiếp cận, sao
chụp hồ sơ… thì không lý gì các
cơ quan thanh tra, giám sát, điều tra
lại không được tiếp cận.
“Vi phạmpháp luật của người tiến
hành tố tụng có hay không, mức
độ hình sự hay hành chính, kỷ luật
đều thể hiện ngay trong hồ sơ mà
họ đang giải quyết. Nếu không cho
hoạt động giám sát, thanh tra, điều
tra được tiến hành đối với các vụ
án, vụ việc mà tòa đang giải quyết
thì lấy căn cứ nào để xác định người
tiến hành tố tụng trong vụ án đó vi
phạm pháp luật đến mức hình sự để
được giám sát, thanh tra, kiểm tra,
điều tra?” - ThS - luật sư Nguyễn
Văn Dũ đặt vấn đề.•
Ngày 19-9, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa xét xử
sơ thẩm đối với các bị cáo Nguyễn Thuận, Phùng Thanh
Sơn và Đào Thị Thùy Trang (cùng ngụ TP Long Khánh)
về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tại phiên tòa hôm qua, luật sư bào chữa cho bị cáo cho
rằng ba lần xét xử trước, tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung,
trong đó có nội dung đề nghị làm rõ 175 hợp đồng đặt
cọc, biên lai thu tiền và xác định chữ ký khi bán đất tại
khu dân cư đô thị Dầu Giây của Công ty TNHH Đầu tư
Phú Việt Tín là giả hay thật.
“Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết quả theo yêu cầu
của tòa. Vì vậy đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ
sung xác định chữ ký khi bán đất trong 175 hợp đồng đặt
cọc” - luật sư nêu tại phiên tòa.
Sau khi hội ý, HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra
bổ sung làm rõ 175 hợp đồng đặt cọc, biên lai thu tiền và
xác định chữ ký khi bán đất là giả hay thật và xác định
lại trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo có phải tham ô
tài sản hay không và định giá lại hơn 580 thửa đất để xác
định lại thiệt hại của Công ty Phú Việt Tín.
Theo cáo trạng, bị cáo Thuận là tổng giám đốc, bị cáo
Sơn là nhân viên phụ trách phòng kinh doanh, bị cáo
Trang là thủ quỹ Công ty Phú Việt Tín.
Từ tháng 6-2017 đến tháng 6-2018, khi Công ty Phú
Việt Tín thực hiện dự án khu dân cư A1-C1 tại hai xã
Xuân Thạnh và Bàu Hàm 2 (huyện Thống Nhất, Đồng
Nai), Thuận đã chỉ đạo Sơn và Trang làm lại 175 hợp
đồng đặt cọc mua bán nền đất và các phiếu thu tiền của
khách hàng với số tiền thấp hơn số tiền khách hàng đã nộp
để chiếm đoạt tiền chênh lệch gần 6 tỉ đồng.
Đến tháng 8-2019, Thuận đã nộp lại số tiền này vào tài
khoản Công ty Phú Việt Tín.
Trước đó, ngày 20-4, sau nhiều lần trả hồ sơ để điều
tra bổ sung, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên xét xử vụ án
hình sự đối với ba bị cáo nhưng về tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu
giả của cơ quan, tổ chức theo khoản 3 Điều 341 BLHS
năm 2015 (có khung hình phạt 3-7 năm tù).
Tuy nhiên, VKSND cùng cấp lại truy tố các bị can về
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 4
Điều 175 BLHS (có khung hình phạt 12-20 năm tù).
Trong quá trình xét xử, Công ty Phú Việt Tín đã kiến
nghị TAND và VKSND thay đổi tội danh bị cáo Nguyễn
Thuận và đồng phạm từ tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội
tham ô tài sản vì cho rằng Thuận và đồng phạm đã làm lại
34 hợp đồng đặt cọc để chiếm đoạt của Công ty Phú Việt
Tín hơn 1 tỉ đồng sau ngày 1-1-2018, đã đủ cấu thành tội
tham ô tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 353 BLHS
năm 2015.
VŨ HỘI
Trảhồ sơđể điều trabổ sungvụCông tyPhúViệt Tín
HĐXX yêu cầu làm rõ chữ ký 175 hợp đồng đặt cọc, biên lai thu tiền là giả hay thật.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook