16
Quốc tế -
Thứ Sáu 8-12-2023
Tiêu điểm
Nước nào sẽ đăng cai chủ tịch COP29?
Hãng tin
Reuters
dẫn các nguồn thạo tin cho biết trong
cuộc họp ngày 7-12 của Hội nghị lần thứ 28 các bên
tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về
biến đổi khí hậu (COP28), diễn ra tại Dubai (UAE), các
nước đã tranh cãi về việc quốc gia nào sẽ đảm nhận vị trí
chủ tịch hội nghị này trong năm sau.
Theo quy định của LHQ, hội nghị khí hậu thường niên
sẽ được tổ chức luân phiên giữa các châu lục và COP29
dự kiến sẽ diễn ra tại Đông Âu vào cuối năm sau. Theo
Reuters
, các nước Đông Âu cho rằng họ không đủ thời
gian để chuẩn bị cho hội nghị có quy mô lớn như COP.
Chủ tịch COP28 - ông Sultan Al-Jaber khuyến khích các
quốc gia Đông Âu nên tranh thủ đưa ra quyết định để có
thời gian cho công tác chuẩn bị.
Chủ tịch COP giữ vai trò trung tâm trong việc điều phối các
cuộc đàm phán khí hậu cho gần 200 quốc gia. Trong trường
hợp không thống nhất được nước chủ tịch COP29, UAE có thể
Đằngsauchuyếncôngdu
TrungĐôngcủaTổng thốngPutin
Chuyến công du của Tổng thống Putin đếnUAE và Saudi Arabia được giới quan sát đánh giá là giúp củng cố
vị thế của Nga ở Trung Đông.
THẢOVY
C
hỉ trong ngày 6-12, Tổng
thốngNgaVladimir Putin
đã có chuyến công du con
thoi đến hai quốc gia Trung
Đông là Các Tiểu vương quốc
Ả Rập thống nhất (UAE) và
SaudiArabia, đánh dấu chuyến
thăm đầu tiên của nhà lãnh
đạo Nga tới khu vực này kể
từ đại dịch COVID-19.
Chuyến thămđượcgiới quan
sát đánh giá là giúp củng cố
quan hệ giữaNga với hai nước,
đồng thời nâng cao vị thế của
Moscow tại khu vực trong bối
cảnh thế giới đầy biến động.
Tập trung vào
dầu mỏ, hợp tác
và xung đột
Theo hãng thông tấn
TASS
,
trong chuyến công du ngày
6-12, Tổng thống Putin đã đến
UAE hội đàm với Tổng thống
SheikhMohammed binZayed
Al Nahyan trước khi di chuyển
đến SaudiArabia để gặp Thái
tử Saudi Arabia Mohammed
bin Salman Al Saud.
Không nằm ngoài dự đoán
của giới phân tích, đứng đầu
chươngtrìnhnghịsựcủachuyến
công du là câu chuyện về dầu
mỏ khi cả Nga, UAE và Saudi
Arabia đều là thành viên của
Tổ chức các nước xuất khẩu
dầu mỏ và đối tác (OPEC+).
Chuyến thăm của ông Putin
diễn ra vào thời điểm cực kỳ
quan trọng của thị trường
dầu mỏ, chỉ vài ngày sau khi
OPEC+, nhóm nước sản xuất
hơn 40% sản lượng dầu mỏ
toàn cầu, thông báo cắt giảm
sản lượng 2,2 triệu thùng dầu/
ngày để kéo giá dầu thô tăng
lên. Chuyến đi cũng diễn ra
Giá dầu toàn cầu đã tăng
sau cuộc hội đàm của Tổng
thống Putin với các nhà lãnh
đạo Saudi Arabia và UAE. Cụ
thể, trongphiêngiaodịch sáng
7-12, giádầu thôBrent toàncầu
đã tăng 0,47%, đạt mức 74,65
USD/thùng, trong khi giá dầu
thô WTI của Mỹ ở mức 69,78
USD/thùng, tăng 0,58%, theo
tờ
Business Line
.
Tổng thống Iran thăm Nga
Ngay sau khi kết thúc chuyến công du Trung Đông, Tổng
thống Putin đã trở về Nga để tiếp người đồng cấp Iran Ebrahim
Raisi trong ngày 7-12 (giờ địa phương),
TASS
dẫn thông báo
của điện Kremlin cho biết.
Theo thôngbáo, hai bên sẽ thảo luậnvềhợp tác songphương
trên các lĩnh vực thươngmại và kinh tế, bao gồmcả giao thông
và năng lượng. Ngoài ra, các vấn đề quốc tế và khu vực quan
trọng cũng nằm trong chương trình nghị sự.
Tổng thống
Nga Vladimir
Putin
(trái)
và
Tổng thống
UAE Sheikh
Mohammed
bin ZayedAl
Nahyan tại
thủ đô Abu
Dhabi (UAE)
ngày 6-12.
Ảnh: AP
Phiên họp COP28 ngày 5-12 tại TPDubai, UAE.
Ảnh: REUTERS
sẽ tiếp tục đảm
nhận vai trò
này thêmmột
năm nữa hoặc
hội nghị sẽ
được tổ chức
tại TP Bonn
(phía Tây nước
Đức) - nơi có
trụ sở Cơ quan
khí hậu LHQ.
Theo
Reuters
,
Moldova và
Serbia đang “ngắm nghía” vị trí chủ tịch COP29.
CHÍ THANH
Có tin Ukraine muốn Mỹ viện trợ
lá chắn THAAD và tiêm kích F-18
Hãng tin
Reuters
dẫn các nguồn thạo tin cho biết
trong ngày 7-12, Bộ Quốc phòng Ukraine đã gửi cho
Mỹ “danh sách khí tài cần viện trợ”, trong đó có hai
loại vũ khí lần đầu tiên nằm trong danh sách này gồm
lá chắn tên lửa đạn đạo THAAD và máy bay chiến
đấu đa nhiệm F-18. Trong danh sách yêu cầu viện trợ
còn có các khí tài tiên tiến của Mỹ như xe tăng M1
Abrams, tiêm kích F-16, máy bay không người lái
(UAV), tên lửa đạn đạo tầm xa ATACMS và nhiều loại
đạn pháo khác. Lầu Năm Góc và phía Ukraine hiện
chưa phản hồi về thông tin trên.
Theo
Reuters
, trong thời gian gần đây, vấn đề viện
trợ Ukraine đã trở thành đề tài khiến các thành viên
Quốc hội Mỹ thêm chia rẽ. Cụ thể, các nghị sĩ đảng
Cộng hòa tại Quốc hội cho rằng chiến sự tại Ukraine
đang ở thế bế tắc và họ phản đối việc Washington chi
hàng trăm triệu USD hằng tháng để viện trợ khí tài
cho Ukraine.
CHÍ THANH
khi Nga nỗ lực tìm kiếm thị
trường mới cho dầu mỏ nước
này sau hàng loạt lệnh trừng
phạt từ phương Tây.
“Tất nhiên, họ đã bàn về
hợp tác trong OPEC+. Hai
bên đồng ý rằng cả Nga và
Saudi Arabia gánh vác trách
nhiệm to lớn trong việc giúp
thị trường năng lượng quốc
tế ổn định và có thể dự đoán
được” - người phát ngôn điện
Kremlin Dmitry Peskov cho
biết sau chuyến thăm Saudi
Arabia của ông Putin.
Việc tăng cường quan hệ
song phương cũng được nhấn
mạnh tại những cuộc hội
đàm. Trong khi Tổng thống
Al Nahyan của UAE gọi mối
quan hệ song phương với Nga
là “lịch sử” thì Tổng thống
Putin mô tả quan hệ hai nước
“đạt đến mức cao chưa từng
có”. Theo hãng thông tấn
WAN
(UAE), hai bên cũng đã thảo
luận khả năng nâng cấp quan
hệ Nga - UAE lên mức “đối
tác chiến lược”.
Tương tự, trong cuộc hội
đàm tại thủ đô Riyadh, ông
Putin khẳng định “không gì
có thể ngăn cản sự phát triển”
quan hệ hữu nghị Nga - Saudi
Arabia. Phần mình, Thái tử
Mohammed đánh giá hợp tác
Riyadh - Moscow đã “giúp
giải quyết nhiều vấn đề căng
thẳng ở Trung Đông và góp
phần tăng cường an ninh
khu vực”.
Ngoài ra, một loạt “vấn đề
nhạy cảm” của quốc tế và khu
vực cũng được thảo luận. Liên
quan xung đột Israel - Hamas,
cácbênnhấnmạnh sựcần thiết
phải có hành động quốc tế để
đạt được lệnh ngừng bắn, bảo
vệ dân thường và đảm bảo
cung cấp viện trợ nhân đạo
cho người dân Gaza. Những
diễn biến mới nhất của xung
đột Nga - Ukraine cũng được
đề cập, theo tuyên bố của điện
Kremlin.
Nỗ lực bứt phá
về ngoại giao
Chuyến thămcủa ông Putin
diễn ra vào thời điểm căng
thẳng địa chính trị gia tăng,
đặc biệt ở Trung Đông. Cuộc
xung đột Israel - Hamas đang
khiến UAE và Saudi Arabia
- những bên đóng vai trò hòa
giải quan ngại sâu sắc.
Thế nên chuyến thăm của
nhà lãnh đạo Nga - quốc gia
hiếmhoi cóquanhệổnđịnhvới
cả Israel, Palestine và Hamas
mang đến cho giới lãnh đạo
Trung Đông hy vọng về một
tác nhân có thể hạ nhiệt căng
thẳng khu vực.
Theo các chuyên gia, khi
Israel gia tăng tấn công vào
Dải Gaza, một số quốc gia Ả
Rập bắt đầu cảm thấy “khó
chịu” với thái độ có phần “nhẹ
nhàng” củaMỹ với Israel. Đây
chính là cơ hội đểNga thể hiện
vai trò như một bên trung lập
tại vùng Vịnh.
“Nga không có cam kết sâu
sắc với Israel như Mỹ. Điều
này cho phép Moscow bày tỏ
sự đồng cảm với cả Israel và
Palestine theo cách mà nhiều
nước phương Tây, đặc biệt
là Mỹ gặp khó khăn” - theo
ông James Nixey, Giám đốc
chương trình Nga và Á - Âu
tại Viện nghiên cứu Chatham
House (Anh).
Về phầnMoscow, khi cuộc
chiến giữa Nga và Ukraine
sắp bước sang năm thứ ba mà
chưa có dấu hiệu chấm dứt,
việc tìm kiếm “sự thấu hiểu”
từ các nước bên ngoài có ý
nghĩa tích cực đối với Nga.
Ngoài ra, chuyếnđi tới Saudi
Arabia và UAE cũng nhấn
mạnh sự thay đổi lớn trong
nỗ lực ngoại giao của Tổng
thống Putin. Cụ thể, trong năm
qua, tổng thống Nga chủ yếu
đến thăm các quốc gia thuộc
Liên Xô cũ nhưng chuyến đi
lần này lại có điểm đến là hai
đồng minh chủ chốt của Mỹ
ở Trung Đông.
Ông Fyodor Lukyanov,
ngườiđứngđầuHội đồngQuan
hệ quốc tế Nga (RIAC), nói
với hãng tin
Bloomberg
rằng
chuyến thămcủa ông Putin tới
hai cường quốc vùng Vịnh là
“dấu hiệu rõ ràng” cho thấy
Nga đang thoát ra khỏi sự cô
lập quốc tế và tăng cường ảnh
hưởng ở Tây Á.
Bêncạnhýnghĩavềmặtchính
trị - ngoại giao, các nhà phân
tích cũng nhận định chuyến
công du của Tổng thống Putin
đem lại cơ hội mở rộng hoạt
động sang Trung Đông cho
giới doanh nghiệp Nga. Kể từ
khi xung đột Nga - Ukraine
bùng phát, khu vực Trung
Đông, đặc biệt là TP Dubai
(UAE) đã trở thành trung tâm
đầu tư mới cho giới tài phiệt
Nga - nơi họ có thể thoát khỏi
các lệnh trừng phạt từ Mỹ và
châu Âu.•
Chuyến thăm của
ông Putin tới hai
cường quốc vùng
Vịnh là “dấu hiệu rõ
ràng” cho thấy Nga
đang thoát ra khỏi
sự cô lập quốc tế
và tăng cường ảnh
hưởng ở Tây Á.