9
TS khoa học - kiến trúc sư
NGÔ VIẾT NAM SƠN
:
Khuyến khích tất cả nhà cao tầng
trung tâm nối với không gian ngầm
Chúng tanói vềkhônggianngầmnhiều
năm nay nhưng chúng ta đang bỏ lỡ cơ
hội. Chúng ta đang bàn xa quá, thực tế
có nhiều đô thị không cần không gian
ngầm.TP.HCMnếu làmkhông gian ngầm
thì nên chọn hai vấn đề quan trọng nhất.
Thứ nhất, không gian ngầm khu trung
tâm TP.HCM thì phải nằm dưới chân các
khu nhà cao tầng trung tâm. Thứ hai,
không gian ngầm phải kết nối với các
khu metro, ga metro nằm ở dưới đất.
TP.HCM có khu nhà cao tầng hai bên sông Sài Gòn là khu
trung tâm tài chính bờ đông (khu Thủ Thiêm tương lai) và khu
trung tâm bờ tây (trung tâm quận 1), nhìn xa hơn là khu quận
4 (dải đất của khu cảng Sài Gòn) tiềm năng rất lớn.
Ba khu này phải nối được với nhau bằng không gian ngầm.
Khu trung tâmquận 1 nối với khuThủThiêm là rất cần thiết và
chắc chắn nếu muốn nối hai khu này bằng không gian ngầm
thì không nên ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng. Kinh nghiệm
của TP Thượng Hải (Trung Quốc) có hàng chục đường ngầm
kết nối trực tiếp hai trung tâm bờ đông - tây.
Ởnước ngoài, đa số không gian ngầmđược xây dựng từ tiền
của tư nhân chứ không phải tiền của chính phủ và chiến lược
quan trọng nhất là khuyến khích tất cả nhà cao tầng trung tâm
phải nối với không gian ngầm.
“Các không gian
ngầm hiện tại của
TP.HCM được quy
hoạch một cách rời
rạc, không có kết
nối và định hướng
chung. Việc này sẽ
gây lãng phí về tài
nguyên, tạo lập các
không gian kém thu
hút và dễ bị lãng
quên” - liên danh tư
vấn đánh giá.
HUYVŨ
L
iên danh tư vấn gồmViện
Quy hoạch đô thị và nông
thôn quốc gia, Viện Quy
hoạch miền Nam, Công ty
TNHH Không Gian Xanh và
Công ty EnCity vừa có báo
cáo giữa kỳ điều chỉnh Quy
hoạch chung TP.HCM đến
năm 2040, tầm nhìn đến năm
2060. Tại báo cáo này, liên
danh tư vấn đề xuất 18 khu
vực có thể phát triển không
gian ngầm ở TP.HCM.
Các vị trí tiềm năng
“Khu vực khuyến khích
xây dựng không gian ngầm
được xác định theo khu vực
tập trung đông dân cư, mật
độ dân số cao, không có đủ
Đề xuất 18 khu vực có
thể phát triển không
gian ngầm ở TP.HCM
Báo cáo giữa kỳ điều chỉnhQuy hoạch chung TP.HCMđến năm2040,
tầmnhìn đến năm2060 của liên danh tư vấn trìnhUBNDTP nhắc đến
định hướng phân vùng phát triển không gian ngầmở TP.HCM
trong tương lai.
Tái cơ cấu ngành đường sắt đến năm 2025
Sau khi tiếp thu các ý kiến của các bộ, ngành, Ủy ban
Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) vừa có
văn bản gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ
tướng Lê Minh Khái đề xuất phê duyệt đề án cơ cấu lại
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đến năm 2025.
Theo đó, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, ngành
đường sắt được giao mục tiêu sản lượng và doanh thu hợp
nhất toàn tổng công ty tăng bình quân hằng năm so với
năm trước liền kề 7%-8%; đảm bảo đời sống, việc làm cho
người lao động. Trong đó, công ty mẹ - VNR đạt doanh
thu tăng bình quân hằng năm so năm trước liền kề tối thiểu
14%. Các công ty con, doanh thu vận tải tăng bình quân so
với năm trước liền kề từ 11%.
Giai đoạn này chưa tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ -
VNR và các công ty thành viên. Tuy nhiên, VNR phải cơ
cấu lại, thoái vốn các công ty cổ phần, công ty liên kết có
vốn góp của VNR. Riêng Công ty TNHH hai thành viên
Khách sạn Thương mại Sài Gòn và Công ty Cổ phần Mặt
Trời - Đường sắt Việt Nam không thực hiện thoái vốn.
Cạnh đó, hợp nhất Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà
Nội và Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn thành
một công ty cổ phần vận tải đường sắt. Giữ nguyên tỉ lệ vốn
nhà nước nắm giữ tại Công ty Cổ phần Xe lửa Dĩ An và
Công ty Cổ phần Xe lửa Gia Lâm; không thoái vốn và duy
trì phần vốn nhà nước đối với Công ty Cổ phần Đá Đồng
Mỏ, Công ty Cổ phần Đá Mỹ Trang, Công ty Cổ phần Vận
tải và Thương mại đường sắt.
VIẾT LONG
Trung tâm Đăng kiểm tại Nhà Bè
chính thức hoạt động lại
Ứng dụng TTDK của Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa
thông báo về việc Trung tâm Đăng kiểm (TTĐK) 50-
17D có địa chỉ tại đường số 1, Long Thới, huyện Nhà Bè,
TP.HCM hoạt động trở lại.
Theo thông báo, tại TTĐK này có hai chuyền hoạt động
song song và đội ngũ nhân viên sẽ giúp khách hàng tiết
kiệm được thời gian chờ đợi, qua đó giảm tải cho các
TTĐK khu vực lân cận dịp cuối năm. “Hiện tại, TTĐK
50-17D đang mở cho khách hàng đặt lịch hẹn qua ứng dụng
TTDK. Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch hẹn hoặc tra
cứu phạt nguội có thể lên ứng dụng để thực hiện” - thông
báo của ứng dụng nêu.
Cùng ngày, TTĐK 50-08D ở quận 12 đưa ra thông báo
về việc sẽ tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ kiểm định khi đủ lưu
lượng. Theo TTĐK này, để thuận tiện trong kế hoạch làm
việc giữa trung tâm và người dân có nhu cầu kiểm định xe,
trung tâm sẽ căn cứ vào lịch hẹn trên ứng dụng TTDK, sau
đó phân bổ lưu lượng nhận hồ sơ trực tiếp. Khi đã đủ lưu
lượng, trung tâm sẽ ngưng tiếp nhận hồ sơ.
“Vì vậy, để đảm bảo được tiếp nhận hồ sơ kiểm định,
người dân nên đặt lịch hẹn online trên ứng dụng của Cục
Đăng kiểm Việt Nam” - TTĐK 50-08D thông tin.
Trao đổi với PV, đại diện TTĐK 50-08D cho biết thời
gian gần đây, mỗi ngày trung tâm nhận khoảng 40 hồ sơ
nộp thông qua ứng dụng TTDK. Trong khi đó, tại trung tâm
đang hoạt động ba dây chuyền với lưu lượng lớn hơn nên
nhiều người dân cũng mang xe đến nộp hồ sơ trực tiếp.
THY NHUNG
Trung tâm
Đăng kiểm
50-08D
thông báo
sẽ ngưng
nhận hồ sơ
nếu đủ lưu
lượng.
Ảnh: TN
diện tích cây xanh và không
còn nhiều quỹ đất để phát
triển” - báo cáo nêu.
Theo liên danh tư vấn, các
trung tâm chính và trung tâm
thứ cấp của các TP trực thuộc
TP.HCMcũngcầnđượckhuyến
khích phát triển không gian
ngầm để có thể tăng mật độ và
phát triển tiềm năng của chiến
lược TOD (mô hình phát triển
đô thị gắn kết với giao thông
công cộng có tốc độ cao và
khối lượng lớn, tạo điều kiện
cho việc gia tăng mật độ dân
cư, phù hợp với nhữngTP lớn).
Theo đó, tương lai TP.HCM
được phát triển theo mô hình
đa tâm với bốn TP trực thuộc
gồmTPphía tây, TPphía nam,
TP phía bắc và TP Thủ Đức
(đã hiện hữu) và vùng lõi trung
tâmTP. Với không gian ngầm,
18 khu vực khuyến khích phát
triển thuộc năm vùng trên.
Cụ thể, TP phía bắc sẽ có
hai khu vực quy hoạch không
gian ngầm là khu nằmbên phải
Tỉnh lộ 15 (phía bên trái Tỉnh
lộ 15 là địa đạo Củ Chi) và khu
đô thị Tây Bắc. TP phía tây
sẽ có ba khu vực quy hoạch
không gian ngầm trên địa bàn
huyện Bình Chánh là depot
Tân Kiên của tuyến metro số
2, khu gần Công viên văn hóa
Láng Le - Bàu Cò và khu gần
đường Láng Le - Bàu Cò (gần
chợ Bàu Cát).
TP Thủ Đức sẽ có năm khu
vựcquyhoạchkhônggianngầm
là khu vực gần Xa lộ Hà Nội
(cũ) và đường Tây Hòa, khu
vực gần đường Long Thuận
(gần Bảo tàng Áo dài, Công
viên Long Phước), khu Làng
đại học Thủ Đức, khu gần Khu
công nghiệp Cát Lái 2 và khu
Thủ Thiêm.
TP phía nam sẽ có bốn khu
vực quy hoạch không gian
ngầm là trên tuyến metro số
5 về depot Đa Phước, khu
Phú Mỹ Hưng (quận 7), khu
gần ĐH RMIT Nam Sài Gòn
và khu trung tâm gần UBND
huyện Nhà Bè.
Ở vùng lõi trung tâm TP có
bốn điểm là hai khu trên tuyến
metro 2 về phía bắc TP, khu
phía trên Bến xe Ngã Tư Ga
(quận 12) cùng các khu ngầm
trong trung tâm TP.
Quy hoạch không
gian ngầm còn rời rạc
“Các không gian ngầm hiện
tại củaTP.HCMđượcquyhoạch
một cách rời rạc, không có kết
nối và định hướng chung. Việc
nàysẽgâylãngphívềtàinguyên,
tạo lập các không gian kém thu
hút và dễ bị lãng quên” - liên
danh tư vấn đánh giá.
Cạnh đó, liên danh tư vấn
cho rằng hiện nay không gian
ngầm còn chưa đưa ra được
các định hướng đấu nối liên
kết với mặt đất, định hướng
kết nối mạng lưới không gian
ngầm và định hướng các hạ
tầng dịch vụ đô thị. Vì vậy,
tương lai TP cần định hướng
hiện tại chủ yếu hướng vào
ba chức năng chính. Cụ thể,
giao thông công cộng là các
tuyến đường sắt đô thị chạy
ngầm trong khu vực trung tâm
đô thị, giao thông tĩnh là các
nhà ga đường sắt đô thị, định
hướng loại hình các bãi đỗ xe
và khu thương mại là các khu
phố mua sắm tích hợp với ga
đường sắt ngầm.
Ngoài ra, liên danh tư vấn
cũng đề xuất các khu vực hạn
chế phát triển không gian ngầm
tại các nơi gần biển, khu vực
tuyến chứa hệ thống thoát
nước cần được hạn chế phát
triển ồ ạt không gian ngầm và
cần có các đánh giá về địa chất
kỹ thuật kỹ lưỡng trước khi
xây dựng không gian ngầm.
“Khu vực kiểm soát không
gian ngầm sẽ gồm các khu
vực quân sự, các khu vực tự
nhiên sinh thái và các khu vực
di tích, tôn giáo văn hóa của
TP” - báo cáo nêu.•
Không gian ngầm
trong ga Ba Son,
tuyếnmetro số 1.
Ảnh: ĐÀOTRANG