7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu8-12-2023
Shipper thoát nạn,
người gửi hàng
lãnhán tửhình
Shipper làm công việc giao hàng,
khôngmở ra xem, không biết gói
hàng làma túy nên không có tội.
Ngày 7-12, TAND TP.HCM xét xử và
tuyên phạt Hồ Văn Tây (sinh năm 1996,
ngụ Đắk Lắk) tử hình về tội mua bán trái
phép chất ma túy. Cùng tội danh trên, bị
cáo Lê Thanh Thúy (sinh năm 1987, ngụ
Vĩnh Long) bị tuyên phạt 19 năm tù.
Theo đó, cáo trạng xác định khoảng 18
giờ ngày 12-3-2023, Đội CSĐT tội phạm
về ma túy Công an quận Bình Thạnh phát
hiện HNL, nhân viên giao hàng của một
ứng dụng, có biểu hiện nghi vấn nên mời
về trụ sở để kiểm tra.
Qua kiểm tra, phát hiện có một thùng
giấy ghi chữ “Rượu Cần Mường Vang”,
bên trong có chứa ma túy. Qua đấu tranh,
khai thác xác định được Hồ Văn Tây là
người gọi giao hàng. Khám xét khẩn cấp
chỗ ở của Tây, công an thu giữ được số
lượng lớn ma túy các loại. Từ lời khai của
Tây, công an tiếp tục khám xét nơi ở của
Lê Thanh Thúy, phát hiện nhiều ma túy
được cất giấu.
Quá trình điều tra, Tây khai nhận tháng
11-2022, Tây quen thanh niên tên Lan
(không rõ lai lịch). Đến đầu tháng 2-2023,
Lan nói Tây phụ nhận ma túy Lan gửi từ
Campuchia về cất giấu rồi mang đi bán
cho khách, Lan trả tiền công cho Tây
1 triệu đồng/kg và thuê nhà cho Tây ở.
Tổng các lần Lan gửi cho Tây khoảng
20 kg ma túy. Theo hướng dẫn của Lan, để
ngụy trang ma túy, Tây đặt mua các bình
rượu cần để cất giấu ma túy khi giao cho
khách.
Tổng cộng Tây đã giao thành công được
bốn lần (mỗi lần một gói ma túy) cho
khách mua của Lan.
Còn đối với bị cáo Lê Thanh Thúy, bị
cáo này khai nhận quen biết một người
đàn ông tên Hồng Kông (không rõ lai
lịch) và nhận giúp Kông giao nhận ma túy.
Nhiệm vụ của Thúy là nhận ma túy rồi
giao cho khách mua theo sự chỉ đạo của
Kông và được Kông trả 3 triệu đồng. Tuy
nhiên, Thúy chưa kịp giao hết thì bị bắt
giữ.
Đối với nhân viên giao hàng nhanh, cơ
quan điều tra xác định L đến địa chỉ nhận
hàng theo yêu cầu, không mở thùng hàng
ra kiểm tra mà chỉ giao đến nơi nhận nên
không có cơ sở để xử lý.
Theo HĐXX, bị cáo Tây phải chịu trách
nhiệm với số lượng hơn 15 kg ma túy các
loại; Lê Thanh Thúy phải chịu trách nhiệm
với tổng tỉ lệ các chất ma túy là 106%.
Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm
trọng và nguy hiểm cho xã hội nên cần
phải có hình phạt nghiêm khắc.
HỮU ĐĂNG
Bị cáoHồ Văn Tây bị tuyên án tử hình.
Ảnh: HỮUĐĂNG
TIẾNTHOẠI
N
gày 7-12, trao đổi với PV,
ông Nguyễn Văn Mạnh,
Giám đốc Chi nhánh Văn
phòng Đăng ký đất đai TP
Buôn Ma Thuột (viết tắt là
VPĐKĐĐ), tỉnh Đắk Lắk xác
nhận cơ quan này vừa thương
lượng bồi thường 750 triệu đồng
cho bà Nguyễn Thị Thanh Tâm
(47 tuổi, ngụ xã Hòa Thắng, TP
Buôn Ma Thuột).
Tuy nhiên, bà Tâmyêu cầu bồi
thường 2 tỉ đồng hoặcVPĐKĐĐ
phải hủy bỏ quyết định đăng ký
biến động thửa đất liên quan
đến vụ kiện.
Bị đòi bồi thường 2 tỉ
vì cho giao dịch
đất “cấm”
Theo bản án phúc thẩm ngày
4-9-2018 của TAND tỉnh Đắk
Lắk, năm 2016, TANDTPBuôn
Ma Thuột công nhận thỏa thuận
về việc vợ chồng bà Nguyễn
Thị Hoài Dung trả cho bà Tâm
hơn 700 triệu đồng.
Sau khi quyết định có hiệu lực pháp luật,
bà Tâm gửi đơn yêu cầu thi hành án. Ngày
15-11-2016, Chi cục Thi hành án dân sự TP
Buôn Ma Thuột ban hành quyết định tạm
dừng đăng ký, chuyển nhượng quyền sở
hữu, thay đổi hiện trạng đối với thửa đất số
313 rộng 840 m
2
thuộc xã Hòa Thắng của
vợ chồng bà Dung để thi hành án.
Quyết định trên được gửi đến VPĐKĐĐ
ngày 16-11-2016. Tuy nhiên, ngày 24-11-
2016, VPĐKĐĐ vẫn thực hiện đăng ký
biến động, chỉnh lý sang tên thửa đất số
313 của vợ chồng bà Dung cho ông C trái
pháp luật. Do đó, tòa buộc VPĐKĐĐ có
trách nhiệm khắc phục hậu quả.
VPĐKĐĐ đề nghị kháng nghị vụ án
hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm.
Năm 2020, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng có
thông báo giữ nguyên bản án phúc thẩm
của TAND tỉnh Đắk Lắk.
Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực
pháp luật, bà Tâm nhiều lần gửi đơn yêu
cầu VPĐKĐĐ thi hành án.
Ngày 13-11-2023, VPĐKĐĐ làm việc
với bà Tâm để thỏa thuận thi hành án. Tại
buổi làm việc, bà Tâm yêu cầu VPĐKĐĐ
bồi thường 2 tỉ đồng vì theo thời gian, giá
trị thửa đất số 313 đã thay đổi lớn. Hiện
nay, nếu mua thửa đất khác tương đương,
bà phải mất khoảng 4 tỉ đồng.
Trong khi đó, đại diện VPĐKĐĐ chỉ
đồng ý bồi thường 750 triệu đồng.
Do thỏa thuận bất thành, bà Tâm tiếp
tục yêu cầu VPĐKĐĐ hủy bỏ quyết định
chỉnh lý thửa đất số 313 theo quy định. Tuy
nhiên, phía VPĐKĐĐ tiếp tục muốn thi
hành án bằng cách bồi thường tiền.
Hơn năm năm chưa khắc phục
hậu quả
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP BuônMaThuột, tỉnhĐắk Lắk
phải khắc phục hậu quả vì cho sang tênmột thửa đất trong khi thửa đất này
đã bị cấmgiao dịch để thi hành án.
Thửa đất liên quan đến vụ kiện hiện là điểmdịch vụ rửa xe. Ảnh: TIẾNTHOẠI
Phải thực hiện lại hành vi hành chính cho đúng pháp luật
Hành vi hành chính trái pháp luật là hành vi làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền,
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nếu tòa tuyên xử hành vi hành chính trái pháp luật, buộc phải khắc phục thì người đã
thực hiện hành vi hành chính đó phải thực hiện lại hành vi của mình cho đúng pháp luật,
nếu hành vi đó gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Theo tôi, trong vụ án hành chính này, VPĐKĐĐ phải thu hồi, hủy bỏ quyết định về việc
chỉnh lý sang tên thửa đất số 313 cho ông C mới đúng.
Luật sư
PHAN NGỌC NHÀN
, Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk
Văn phòng đăng ký đất đai
được hướng dẫn xử lý vụ việc
theo hướng hòa giải, thỏa
thuận bồi thường thi hành án.
Nếu thỏa thuận không thành
thì hướng dẫn người được
thi hành án khởi kiện.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Mạnh,
Giám đốc VPĐKĐĐ, cho biết việc thỏa
thuận thi hành án chưa đạt được kết quả
cuối cùng.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục mời bà Tâm đến
làm việc. Chúng tôi vẫn đề nghị mức bồi
thường là 750 triệu đồng. Nếu không thỏa
thuận được, chúng tôi đề nghị bà Tâm khởi
kiện để tòa phán quyết” - ông Mạnh nói.
Ông Mạnh cho biết việc thu hồi quyết
định chỉnh lý biến động đối với thửa đất
số 313 có liên quan đến nhiều người nên
rất khó thực hiện, có khả năng phát sinh
nhiều vấn đề phức tạp. VPĐKĐĐ đã trao
đổi, xin ý kiến của nhiều cơ quan trước khi
đưa ra phương án thỏa thuận thi hành án
với bà Tâm.
Theo báo cáo của VPĐKĐĐ, do không
hiểu bản án tòa tuyên “khắc phục hậu quả
của hành vi hành chính trái pháp luật theo
quy định” là khắc phục theo hướng nào
nên đã đề nghị tòa giải thích. Tuy nhiên,
trong văn bản phúc đáp, TAND tỉnh Đắk
Lắk cũng không giải thích rõ.
Đến năm 2022, VPĐKĐĐ đã làm việc
trực tiếp với TAND tỉnh Đắk Lắk và Cục
Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk. Theo đó,
VPĐKĐĐ được hướng dẫn xử lý vụ việc
theo hướng hòa giải, thỏa thuận bồi thường
thi hành án. Nếu thỏa thuận không thành
thì lập biên bản, hướng dẫn người được thi
hành án khởi kiện để được xem xét, giải
quyết theo Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước.
Trao đổi với PV liên quan đến vụ việc,
một lãnh đạo TAND tỉnh Đắk Lắk cho biết
tòa đã tuyên án rõ ràng, cụ thể. VPĐKĐĐ
đã thực hiện hành vi hành chính trái pháp
luật như thế nào thì họ tự biết, tự phải khắc
phục, tòa không giải thích thêm.
Theo vị lãnh đạo này, pháp luật luôn
tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự.
Tuy nhiên, nếu mọi việc không được giải
quyết sớm, người được thi hành án có thể
tố cáo VPĐKĐĐ về hành vi không chấp
hành bản án.•
Cho giao dịch đất “cấm”,
bị dân bắt đền