6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu 8-12-2023
HỮUĐĂNG
P
hản ánh tới
Pháp Luật TP.HCM
,
bà NTG (sinh năm 1962, ngụ
huyện Củ Chi, TP.HCM) cho
biết bản án chia thừa kế của TAND
huyện Củ Chi mà bà là nguyên đơn
đã có hiệu lực hơn năm năm nhưng
đến nay vẫn chưa thể thi hành vì
giữa tòa án và cơ quan thi hành án
(THA) có quan điểm khác nhau.
Tòa nói bản án đã rõ,
thi hành án nói chưa
Nội dung vụ án thể hiện bà G
khởi kiện em ruột là ông NVH, yêu
cầu chia thừa kế đối với phần đất
có diện tích hơn 13.000 m
2
cho sáu
anh chị em mà cha mẹ để lại (lúc
mất không có di chúc).
Tháng 9-2018, TAND huyện Củ
Chi đã tuyên chấp nhận một phần
yêu cầu khởi kiện của bà G. Theo
đó, bà G cùng bốn anh chị em khác
được chia bằng hiện vật là đất và
bằng nhau, riêng ông H được chia
phần nhiều hơn vì HĐXX đã xem
xét đến một phần công sức giữ gìn,
tu bổ đối với di sản mà cha mẹ để
lại. Hiện ông H đang là người quản
lý phần di sản.
Khởi kiện một vụ án khác nhưng tòa không thụ lý
Theo Chi cụcTHADS huyện Củ Chi, ôngH làmột trong những người thừa
kế nhưng không có đơn yêu cầuTHA. Quá trìnhTHA thể hiện ông H không
có thiện chí trả lại đất cho các chị em, có thái độ chống đối.
Tuy nhiên, để có cơ sở cưỡng chế đối với ông H thì trong nội dung bản
án tuyên không buộc ông H phải giao tài sản. Do đó, Chi cục THADS không
có cơ sở tổ chức cưỡng chế giao đất đối với ông H.
Từ những lý do trên, Chi cục THADS huyện Củ Chi đã hướng dẫn bà G
cùng các đồng thừa kế khởi kiện ôngHbằngmột vụ án riêng, yêu cầu buộc
ông H phải giao đất đã chia thừa kế. Đồng thời, cơ quan này cũng đã thu
hồi quyết định THA theo yêu cầu đã ban hành trước đó.
Sau đó, bà G cũng đã khởi kiện nhưng bị tòa trả đơn vì vụ việc đã được
giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.
Cơ quan thi hành án nói
nội dung bản án không
rõ để có thể tiến hành
cưỡng chế thi hành án
nhưng tòa trả lời bản án
đã rất rõ ràng.
Khu đất là di sản ông H đang quản lýmà cơ quan thi hành án chưa thể cưỡng chế để bàn giao cho các đồng thừa kế.
Ảnh: ĐẶNG LÊ
Không thể
nhận di sản
vì tòa và thi
hành án trái
quan điểm
Bản án tranh chấp di sản thừa kế đã có
hiệu lực hơn nămnămnhưng đến nay
vẫn chưa thể thi hành vì tòa án và cơ quan
thi hành án trái quan điểm.
Bản án sau đó có hiệu lực thi
hành, tháng 1-2019, Chi cục THA
dân sự (DS) huyện Củ Chi ra quyết
định THA theo yêu cầu. Đến tháng
5-2019, khi cơ quan THA xuống
thực địa để tiến hành giao đất cho
những người thừa kế thì không thực
hiện được vì ông H không đồng ý
bàn giao.
Cho rằng bản án đã tuyên không
có nội dung tuyên “buộc ông H phải
bàn giao đất” nên không có cơ sở để
cưỡng chế, Chi cục THADS huyện
Củ Chi đã gửi văn bản để yêu cầu
tòa giải thích bản án.
Trong các văn bản giải thích vào
tháng9-2019và tháng4-2021,TAND
huyện Củ Chi cho biết trong phần
quyết định của bản án đã thể hiện
rõ đối tượng tranh chấp là quyền sử
dụng đất. Sau khi chia di sản thừa
kế, các đồng thừa kế đã được chia
phần cụ thể.
Do đó, nếu ông H không thi hành
bản án và các đồng thừa kế còn lại
có đơn yêu cầu THA thì Chi cục
THADS huyện Củ Chi có quyền
yêu cầu buộc ông H giao đất trên
thực tế. Trường hợp ông H không tự
nguyện giao đất thì Chi cục THADS
có quyền cưỡng chế theo quy định
tại Điều 13 Nghị định 62/2015.
Trongmột diễn biến liên quan, vào
tháng 8-2020, TAND Cấp cao tại
TP.HCM cũng đã có văn bản thông
báo không có cơ sở để kháng nghị
giám đốc thẩm bản án. TAND Cấp
cao nhận định nội dung bản án sơ
thẩm là rõ ràng, không gây khó khăn
cho công tác THA. Ông H là người
quản lý di sản không tự nguyện thi
hành thì cơ quan THADS có quyền
cưỡng chế theo quy định tại Điều
70 và Điều 71 Luật THADS.
Có cơ sở để cưỡng chế
hay không?
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
TS Cao Vũ Minh, Trường ĐHKinh
tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM),
cho biết thực tế có nhiều trường hợp
bản án, quyết định của tòa án không
xác định rõ người phải THA hoặc
không xác định rõ khoản phải thi
hành. Điều này gây khó khăn cho
cơ quan THA trong việc xác định
chủ thể phải THA.
Do đó, một khoảng thời gian dài,
một số cơ quan THADS thường nêu
lý do không thể xác định chính xác
được người phải THA theo bản án,
quyết định của tòa nên không tiến
hành THA.
Trước thực trạng này, Chính
phủ ban hành Nghị định 33/2020
quy định rõ dù bản án, quyết định
không xác định rõ khoản phải thi
hành hoặc không xác định rõ người
phải THA nhưng cơ quan THADS
không được quyền từ chối yêu cầu
THA trong trường hợp giao quyền
sở hữu, sử dụng, quản lý tài sản mà
tại thời điểm yêu cầu THA, người
được THA không được trực tiếp
quản lý, sử dụng tài sản.
Như vậy, với quy định trên thì
bà G và các đồng thừa kế có quyền
yêu cầu cơ quan THADS thi hành
bản án đã có hiệu lực pháp luật do
TAND huyện Củ Chi tuyên. Bản
án đã thể hiện rõ đối tượng tranh
chấp là quyền sử dụng đất đối với
mảnh đất có diện tích hơn 13.000
m
2
đang do ông H quản lý.
Về nguyên tắc, cơ quan THADS
hoàn toàn có thể xác định được
người phải THA. Thực tế vào tháng
5-2019, cơ quan THA đã xuống
thực địa để tiến hành giao đất cho
các đồng thừa kế nhưng không thực
hiện được vì ông H không đồng ý
bàn giao.
Theo TS Minh, trong trường hợp
này, lẽ ra cơ quan THA phải cưỡng
chế ông H để giao đất cho các đồng
sở hữu khác chứ không nên “xét lại”
bản án đã có hiệu lực pháp lý.
Bà G và các đồng thừa kế khác
có quyền khiếu nại đến chi cục
trưởng Chi cục THADS huyện Củ
Chi hoặc Cục THADS TP.HCM về
việc chậm THA.
Đây cũng là phương thức để người
dân kiểm tra, giám sát việc THAcủa
chấp hành viên. Trường hợp sau khi
có kết quả giải quyết khiếu nại và
nếu không đồng ý thì người dân có
quyền khởi kiện vụ án hành chính
đối với quyết định giải quyết khiếu
nại để giải quyết vụ việc.•
Ngày 7-12, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm và tuyên
phạt bị cáo Nguyễn Văn Rỡ (sinh năm 1965) và Nguyễn
Hữu Thiện Tâm (sinh năm 1988) cùng mức án 14 năm tù
về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nguyễn Văn Rỡ là giám đốc của hai công ty TNHH RH
Solar Vina và VRG Khải Hoàn, còn Nguyễn Hữu Thiện
Tâm được Rỡ bổ nhiệm làm kế toán trưởng Công ty VRG
Khải Hoàn.
Mặc dù không được cấp phép, Rỡ vẫn cố ý thực hiện tư
vấn, quảng cáo với ông Michael Rettig, Giám đốc Công
ty Atlas Holding Liability (USA), rằng có đủ nguồn hàng
găng tay y tế thương hiệu Vglove của Công ty VRG Khải
Hoàn, đạt tiêu chuẩn quốc tế và xuất khẩu.
Sau đó, Rỡ tạo lập khống hợp đồng mua bán; hợp đồng
nguyên tắc về sản xuất găng tay; hợp đồng nguyên tắc
thỏa thuận ba bên; hóa đơn bán hàng; phiếu đóng gói;
thông báo của ngân hàng xác nhận số tài khoản; thư xác
nhận về việc thông báo kiểm tra đơn hàng của Công ty
VRG Khải Hoàn.
Từ những chứng từ khống trên, đối tác của công ty của
Rỡ đã tin tưởng ký hợp đồng và chuyển số tiền thanh toán
333.000 USD, tương đương hơn 7,75 tỉ đồng. Rỡ đã rút
tiền, chiếm đoạt sử dụng cho cá nhân. Sau khi bị hại gửi
đơn tố giác, Rỡ khắc phục hoàn trả hơn 1,45 tỉ đồng.
Còn đối với Tâm, bị cáo này đảm nhận vai trò làm đại
diện cho Rỡ trực tiếp liên hệ giao dịch, soạn thảo, scan
văn bản giả mạo, tạo lập khống chứng từ, tài liệu mua bán
lô hàng găng tay y tế hiệu Vglove rồi gửi qua email cho
ông Michael Rettig, khiến cho đối tác tin tưởng thông tin,
tài liệu gửi qua email là hợp pháp.
Tâm đã có hành vi giúp sức tích cực cho Rỡ để chiếm
đoạt số tiền của bị hại. Đối với các chứng từ khống đã lập,
do không thu giữ được bản chính nên không có cơ sở để
xử lý hành vi này.
Trong quá trình điều tra, Rỡ khai nhận để có nguồn
hàng giao cho ông Michael Rettig, Rỡ đã đặt mua 4.500
thùng găng tay từ đối tượng tên Vòng Kỷ Xềnh nhưng
Xềnh không có hàng để giao. Hiện Rỡ cũng tố cáo đối
tượng này chiếm đoạt 5,9 tỉ đồng của mình.
Tuy nhiên, đến nay cơ quan điều tra chưa làm việc được
với Xềnh nên cơ quan CSĐT đã tách riêng vụ án để điều
tra, xác minh.
HỮU ĐĂNG
Hai bị cáoNguyễn Văn Rỡ
(trái)
vàNguyễnHữu Thiện Tâm
cùng bị tuyên 14 nămtù. Ảnh: HỮUĐĂNG
Đi tùvì lậpkhốnghồ sơđể bángăng tay y tế kiếmlời