280-2023 - page 5

5
Tíndụngđenlenlỏivào
côngnhânlaođộng
Người vay tín dụng đen thường là lao động tự
do,cóthunhậpthấp…dođókhithấyquảngcáo
với thủ tục nhanh, đơn giản thì dễ “dính bẫy”.
Ngày 7-12, báo
Người Lao Động
tổ chức buổi nói
chuyện “Làm sao để không rơi vào cạm bẫy tín dụng
đen?”.
Phát biểu tại buổi nói chuyện, bà Vũ Thị Xuân
Nhuệ, Trưởng phòng Thực hành quyền công
tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự VKSND
TP.HCM, cho hay tín dụng đen trong những năm
gần đây hoạt động phức tạp trên địa bàn TP. Nhiều
vụ án đòi nợ, tạt sơn, tạt chất bẩn vào nhà con nợ
hoặc những người thân của họ... đã xảy ra gây ảnh
hưởng đến trật tự xã hội.
Theo bà Nhuệ, người đi vay thường là lao động
tự do, có thu nhập thấp, thiếu kiến thức về pháp
luật nên khi nhìn thấy các quảng cáo dạng tờ rơi, áp
phích dán trên các tuyến đường, cộng với thủ tục
nhanh gọn, đơn giản thì dễ “dính bẫy”.
Theo ông Lâm Ngọc Mẫn, Phó Chủ tịch Công
đoàn các khu chế xuất - công nghiệp TP.HCM, tín
dụng đen đã len lỏi vào công nhân lao động tại một
số khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong đó, tập
trung vào những công nhân có khó khăn đột xuất,
không chú ý lãi suất của tín dụng đen dẫn đến lãi
chồng lãi.
Theo TS Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, Trưởng bộ
môn nghiệp vụ ngân hàng thương mại Trường ĐH
Ngân hàng, có vài biểu hiện có thể nhận dạng tín
dụng đen như: quảng cáo thông qua tờ rơi hoặc dán
trên cột điện, góc tường; quảng cáo qua các app,
trang web để dễ tiếp cận người vay; sử dụng tên
gọi, hình ảnh gây nhầm lẫn với các công ty tài chính
được cấp phép; cho vay nhanh, không cần nhiều
thủ tục, chỉ cần CCCD, giấy tờ xe… trong thời gian
ngắn là giải ngân được dễ dàng.
Cạnh đó, nếu là tín dụng đen thì sẽ yêu cầu cung
cấp thông tin về người thân hoặc cho phép truy cập
danh bạ điện thoại, hình ảnh để sử dụng trái phép
các thông tin nhằm xử lý nợ khi không trả được;
đồng thời lãi suất được thể hiện thông qua mức lãi
phải trả mỗi ngày, nếu quy đổi thành lãi suất theo
năm thì mức lãi suất có thể lên đến vài trăm phần
trăm/năm.
Luật sư Vũ Phi Long, nguyên Phó Chánh Tòa
Hình sự TAND TP.HCM, cho biết Bộ luật Dân sự
quy định lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/
năm. Tuy nhiên, hầu hết giao dịch cho vay liên quan
đến tín dụng đen thì mức lãi suất có khi gấp 10 lần.
Còn theo Bộ luật Hình sự, khi cho vay với mức lãi
suất gấp năm lần quy định là đã bị truy cứu trách
nhiệm hình sự nếu thỏa mãn một số điều kiện khác
như thu lợi bất chính lớn, số tiền lớn…
NGUYỄN YÊN
năng mà phần này chưa được
nghiệm thu về PCCC đã đưa
vào sử dụng... Điều này tiềm
ẩn rất nhiều nguy cơ cháy nổ.
Kiên quyết không
hợp thức hóa sai phạm
Theo Đại tá Huỳnh Quang
Tâm, Trưởng phòng PC07
Công an TP.HCM, trên địa
bàn hiện còn tồn tại 1.174 cơ
sở thuộc đối tượng điều chỉnh
của Nghị quyết 23/2017 của
HĐND TP quy định về xử lý
các cơ sở trên địa bàn không
đảm bảo yêu cầu về PCCC
được đưa vào sử dụng trước
ngày Luật PCCC có hiệu lực,
trong đó có nhiều kho chứa,
công trình chế biến sản phẩm
dầumỏ, khí đốt, hóa chất nguy
hiểm cháy nổ ở khu dân cư...
Sau năm năm triển khai
Nghị quyết 23 với nhiều giải
pháp quyết liệt, chỉ mới có 401
cơ sở (chiếm tỉ lệ 34,2%) tổ
chức thực hiện các giải pháp,
trong đó diện được thẩm
duyệt, nghiệm thu về PCCC
chỉ thực hiện được 15,7%
(106/681 cơ sở).
Nhiều doanh nghiệp cho
rằng chỉ là người thuê mặt
bằng hoạt động tại các công
trình mà trước đây đã được
thẩm duyệt nghiệm thu về
PCCC. Để phù hợp với yêu
cầu hoạt động thì cơ sở phải
cải tạo, sửa chữa. Tuy nhiên,
theo quy định, doanh nghiệp
phải thực hiện thẩm duyệt,
nghiệm thu lại theo các quy
chuẩn hiện hành. Điều này rất
khó thực hiện vì kinh phí lớn
hoặc khó tìm được phương
án khả thi.
Mặt khác, khi thực hiện thủ
tục thẩmduyệt lại đối với công
trình hoặc một bộ phận hạng
mục công trình sẽ áp dụng các
tiêu chuẩn hiện hành có yêu
cầu cao hơn thời điểm cơ sở
đưa công trình vào hoạt động
trước đây. Điều này dẫn đến
tình trạng cơ sở khó đáp ứng
hoặc không thể đáp ứng được
đầy đủ các quy định.
Với tinh thần hỗ trợ, đồng
hành cùng cá nhân, doanh
nghiệp, Công an TP.HCM
đã có nhiều giải pháp tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc liên
quan đến công tác PCCC, hỗ
trợ chủ đầu tư, đơn vị thiết kế.
Theo đó, cơ quan chức năng
đã cấp giấy chứng nhận thẩm
duyệt thiết kế về PCCC cho
339 công trình tồn tại, trong
đó có 62 công trình nhà kho,
xưởng.
Tuy nhiên, Công an TP
cũng kiên quyết không hợp
thức hóa sai phạm nhằm kìm
giảm đến mức thấp nhất nguy
cơ cháy nổ.
Phát biểu kết luận, Thượng
tá Lê Đình Dương, Phó Giám
đốc Công an TP.HCM, yêu
cầu các cơ quan, đơn vị cần
đồng hành, sát cánh cùng với
người dân, doanh nghiệp tháo
gỡ các khó khăn, vướng mắc
về PCCC để tình hình PCCC
trên địa bàn TP sẽ ngày càng
có những chuyển biến tốt
trong thời gian tới.•
Thời sự -
ThứSáu8-12-2023
Hướng dẫn cho hàng trăm cơ sở
Phòng PC07 Công an TP.HCM cho biết đầu năm 2023,
trên địa bàn TP có hơn 600 công trình xây mới, cải tạo thiết
kế chưa đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC để cấp giấy
thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Sau khi được đơn vị hướng
dẫn, đã có 259 công trình khắc phục xong các tồn tại và đã
được nghiệm thu an toàn PCCC.
Ngoài ra, Phòng PC07 đã hướng dẫn cho 568 cơ sở không
đảmbảo an toàn PCCC khắc phục các tồn tại. Kết quả có 59
cơ sởđã khắcphục vàphụchồi hoạt động, chiếmtỉ lệ10,38%.
Ngày 7-12, thông tin từ Đồn biên phòng
cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp cho biết vừa bàn
giao Nguyễn Tuấn Khiêm (35 tuổi, ngụ huyện
Đức Hòa, Long An) cho Công an thị xã Kiến
Tường (Long An) thụ lý, điều tra về tội vận
chuyển hàng cấm là pháo.
Vào khuya 6-12, các lực lượng chức năng
phối hợp tuần tra tại đoạn đường vào hầm rác
cách Tỉnh lộ 831 thì phát hiện ô tô biển số
70A-227.85 có dấu hiệu nghi vấn nên yêu cầu
dừng xe. Qua kiểm tra, phát hiện xe chứa rất
nhiều pháo nổ là 150 hộp pháo các loại và 3
bao pháo banh.
Qua làm việc, Khiêm khai nhận toàn bộ số
pháo trên là do dùng ô tô chở thuê pháo lậu từ
biên giới về huyện Đức Hòa với giá 2,5 triệu
đồng cho một phụ nữ chưa rõ lai lịch.
Sau đó, lực lượng chức năng đã đưa người
và tang vật về trụ sở để tiếp tục xác minh làm
rõ.
HUỲNH DU
Bắt xe chở thuê pháo lậu từ Campuchia về Long An
Bà Vũ Thị Xuân Nhuệ, Trưởng phòng Thực hành quyền công
tố, kiểmsát xét xử phúc thẩmhình sự VKSND TP.HCM, thông
tinvềtìnhhìnhtộiphạmtíndụngđentrênđịabànTP.Ảnh:NY
NGUYỄNTÂN
N
gày 7-12, Ban chuyên
đề Công an TP.HCM tổ
chức chương trình tọa
đàm “PCCC nhà cao tầng,
khu công nghiệp”.
Nhiều công trình tiềm
ẩn nguy cơ cháy nổ
Đại tá, PGS-TS Nguyễn
MinhKhương, PhóCục trưởng
Cục Cảnh sát PCCC&CNCH
(C07), Bộ Công an, cho biết
hiện cả nước có hơn 329 khu
công nghiệp, 6 khu chế xuất,
4 khu công nghệ cao và 415
cụm công nghiệp; khoảng
112.783 cơ sở sản xuất, kho
hàng thuộc diện quản lý về
PCCC tại khu công nghiệp,
khu dân cư; nhà cao tầng
có khoảng 1.333 nhà (từ 10
tầng trở lên). Qua phân tích,
thống kê, các vi phạm, tồn
tại về PCCC đối với dạng
công trình công nghiệp, nhà
cao tầng chủ yếu tập trung
vào bố trí mặt bằng; khoảng
cách PCCC; về điều kiện ngăn
cháy; lối thoát nạn; phương
tiện PCCC...
Theo Phòng Cảnh sát
PCCC&CNCH (PC07), Công
an TP.HCM, TP có 649 cơ
sở, công trình chưa nghiệm
thu về PCCC đã hoạt động
gồm các nhóm công trình
như chung cư; cơ sở công
nghiệp như xưởng, kho; cơ
sở lưu trú như khách sạn,
nhà trọ, căn hộ dịch vụ; cơ
sở làm việc như văn phòng,
trụ sở làm việc…
Trong số này, tỉ lệ công
trình chưa nghiệm thu PCCC
đã đưa vào hoạt động cao
nhất là nhóm karaoke, phòng
thu âm: 40 cơ sở, chiếm tỉ lệ
8,52%; thấp nhất là cơ sở từ
hai chức năng trở lên như
nhà ở kết hợp kinh doanh,
nhà hỗn hợp, nhà đa năng:
6 cơ sở, chiếm tỉ lệ 0,92%...
Đó là chưa kể 170 cơ sở,
công trình đã được nghiệm
thu PCCC nhưng khi hoạt
động có cải tạo, thay đổi công
Công an TP.HCM
đã tổ chức nhiều tọa
đàm để tháo gỡ khó
khăn trong công tác
PCCC, đặc biệt là
hỗ trợ áp dụng tiêu
chuẩn vào hồ sơ
thiết kế công trình.
Ban chuyên đề Công an TP.HCMtổ chức buổi tọa đàm“PCCC nhà cao tầng, khu công nghiệp”. Ảnh: NT
Gỡ khó về PCCC cho
người dân, doanhnghiệp
Công tác PCCC tại nhà cao tầng, khu công nghiệp còn tồn tại
nhiều bất cập đang được cơ quan chức năng TP.HCMđồng hành
cùng người dân, doanh nghiệp tháo gỡ.
Lực lượng chức năng phát hiện
Nguyễn Tuấn Khiêmđang
vận chuyển khoảng 290 kg
pháo lậu. Ảnh: BP
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook