10
Bất động sản -
ThứSáu8-12-2023
khoảng trên 700.000 tỉ đồng.
Cạnh đó, kết quả thực hiện
các chương trình tín dụng ưu
đãi chưa đạt như kỳ vọng,
nhất là gói 120.000 tỉ đồng
xây dựng nhà ở xã hội. Nợ
xấu có xu hướng gia tăng và
tiềmẩn rủi ro an toàn hệ thống.
Đề cập đến nguyên nhân,
Thủ tướng chỉ rõ hồ sơ, thủ
tục cho vay vẫn còn phức tạp;
lãi suất mặc dù đã giảm song
vẫn còn cao so với khả năng
chi trả củaDN; còn hiện tượng
tiêu cực mà các cơ quan có
trách nhiệm sẽ làm sáng tỏ.
Từ phía cầu là DN, người
dân, người đứng đầu Chính
phủ đánh giá bối cảnh kinh
tế, đầu tư, thương mại toàn
cầu gặp khó khăn đã ảnh
hưởng tiêu cực đến tình hình
đầu tư, sản xuất, kinh doanh,
Xử lý nghiêm ngân
hàng đưa quy định
làmkhó doanh nghiệp
Tại hội nghị, Thủ tướng đã
giaonhiệmvụcụthểchocácbộ,
ngành, trong đó NHNN được
giao 10 nhóm nhiệm vụ, giải
pháp. Đáng chú ý, Thủ tướng
đề nghị NHNN chỉ đạo các tổ
chức tín dụng rà soát các điều
kiện tín dụng, linh hoạt hơn,
sát tình hình hơn nữa, nhất là
về tài sản thế chấp, thủ tục cho
vay… Việc này giúp hỗ trợ
DN, người dân tiếp cận vốn
tín dụng thuận lợi hơn, đồng
thời đảmbảo an toàn hệ thống
các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, NHNN cần sớm
hoàn thiện, trình cơ chế thử
nghiệm (sandbox) cho các
hoạt động mới như fintech,
cho vay trực tuyến… để tạo
điều kiện huy động và cho
vay tiện lợi hơn.
Thủ tướng cũng yêu cầu
NHNN chỉ đạo các tổ chức
tín dụng triển khai quyết liệt
xuất nhập khẩu trong nước,
làm giảm khả năng hấp thụ
vốn của nền kinh tế. Một số
DN có nhu cầu vay nhưng
không đáp ứng được điều
kiện cho vay, nhất là nhóm
DN vừa và nhỏ.
Nhận xét việc ban hành
một số cơ chế, chính sách tín
dụng còn hơi cứng nhắc, Thủ
tướng dẫn chứng một số điều
kiện, điều khoản trong Thông
tư 6, sau đó được sửa đổi, bổ
sung bằng Thông tư 10.
Lưu ý trong thời gian tới,
Thủ tướng cho rằng việc điều
hành tín dụng cần kịp thời
hơn, bao gồm cả việc cấp hạn
mức tăng tín dụng mới đảm
bảo luôn đáp ứng nhu cầu
vốn cho nền kinh tế. Đồng
thời yêu cầu đẩy mạnh chống
tiêu cực, không hạ chuẩn tín
dụng nhưng xử lý linh hoạt,
phù hợp với tình hình; kịp
thời xử lý các vướng mắc
pháp lý; đẩy mạnh sử dụng
các công cụ thị trường, giảm
bớt và tiến tới loại bỏ công
cụ hành chính.
Người đứng đầu Chính phủ
đề nghị đẩy mạnh phát hành
trái phiếu DN để tham gia
huy động vốn cho nền kinh
tế; đẩy mạnh chính sách tài
khóa liên quan đến vốn, thuế,
lệ phí, đầu tư công để hỗ trợ
chính sách tiền tệ.
Cùng với đó, các DN bất
động sản cũng phải cơ cấu
lại phân khúc và giá thành
sản phẩm. Qua hai hội nghị
về bất động sản, Thủ tướng
đã đề nghị điều này nhưng
đến nay chưa được triển khai
tích cực.
ĐỨCMINH
S
áng 7-12, Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh
Chính đã chủ trì Hội
nghị bàn giải pháp tháo gỡ
khó khăn về tăng trưởng
tín dụng cho sản xuất, kinh
doanh thúc đẩy tăng trưởng
và ổn định kinh tế vĩ mô. Tại
phiên họp, Thủ tướng ghi
nhận, biểu dương Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) đã điều
hành để vượt qua thời điểm
khó khăn nhất trong tháng
9, tháng 10-2023.
Chương trình tín dụng
cho nhà ở xã hội
chưa đạt kỳ vọng
Tuy nhiên, bên cạnh những
kết quả đạt được, Thủ tướng
cho rằng tăng trưởng tín dụng
còn thấp, mức tăng trưởng
không đồng đều. Một số tổ
chức tín dụng, NH thươngmại
tăng trưởng khá cao, một số
tăng trưởng thấp, thậmchí âm.
Đáng chú ý, doanh nghiệp
(DN) tiếp cận tín dụng còn khó
khăn trong khi dư địa còn lại
của toàn hệ thống để các tổ
chức tín dụng mở rộng tăng
trưởng tín dụng là rất lớn,
Các ngân hàng cần nghiên cứu
để có giải pháp tiếp tục hạ thấp
mặt bằng lãi suất.
Các ngân hàng sẽ tiếp tục
giảm lãi cho người mua nhà
Số liệu từ NHNN cho thấy đến ngày 30-11,
tíndụngđối với nền kinh tế đạt hơn 13 triệu tỉ
đồng, tăng 9,15% so với cuối năm2022. Hiện
lãi suất huy động, cho vay đã giảmbình quân
2%-3% so với cuối năm 2022 và dự kiến mặt
bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong
thời gian tới.
Chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng cho
vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải
tạo, xây dựng lại chung cư cũ đã được triển
khai tại bốn NH thương mại. Các NH đã cam
kết cấp tíndụng cho sáudự án với số tiền cam
kết là 1.986 tỉ đồng, đã giải ngân cho bốn dự
án với số tiền là 143 tỉ đồng.
Gói 120.000 tỉ đã được triển khai ở bốn ngân hàng
thương mại
Thủ tướng yêu cầu
xử lý nghiêm ngân
hàng đưa thêm các
yêu cầu không đúng
quy định, gây khó
khăn cho việc tiếp
cận vốn của doanh
nghiệp bất động sản
và người mua nhà.
hơn các biện pháp để tiếp tục
giảm mặt bằng lãi suất cho
vay, đẩy mạnh triển khai hiệu
quả các gói tín dụng ưu đãi
phù hợp với đặc thù của từng
tổ chức tín dụng. Đồng thời
yêu cầu xử lý nghiêmNH đưa
thêm các điều kiện, yêu cầu
không đúng quy định, gây
khó khăn cho việc tiếp cận
vốn tín dụng của DN đầu tư
dự án bất động sản và người
mua nhà.
VớiBộXâydựng,Thủtướng
yêu cầu bộ này chỉ đạo đẩy
nhanh tiến độ giải quyết các
thủ tục hành chính liên quan
đến các dự án bất động sản;
tăng cường thanh tra, kiểm
tra để kịp thời hướng dẫn và
xử lý các trường hợp gây khó
khăn, phiền hà trong giải quyết
thủ tục hành chính cho người
dân và DN. Đồng thời thúc
đẩy các địa phương công bố
những dự án nhà ở xã hội đủ
điều kiện triển khai vay vốn
thuộc chương trình tín dụng
ưu đãi 120.000 tỉ đồng.•
Tiêu điểm
NHNN được yêu cầu nghiên
cứu việc công bố công khai lãi
suất bình quân của hệ thống
tổ chức tín dụng, lãi suất bình
quân cho vay của từng tổ chức
tín dụng và chênh lệch lãi suất
bình quân tiền gửi và cho vay.
Qua đó, tạo điều kiện cho các
DN, người dân lựa chọn NH có
lãi suất thấp để vay.
Mặt bằng lãi suất cho vay đã hạ, giảmđược áp lực cho người vaymua nhà. Ảnhminh họa: THÙY LINH
Hội Môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam (VARS)
vừa có báo cáo nhận định về triển vọng phục hồi của thị
trường BĐS trong thời gian tới.
“Là trụ cột quan trọng trong tổng thể nền kinh tế quốc
gia, đóng góp một phần không nhỏ vào tỉ lệ tăng trưởng
GDP của cả nước, liên quan tới hơn 40 ngành nghề khác,
tiến trình phục hồi của thị trường BĐS có vai trò vô cùng
quan trọng tới mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế” -
VARS nhận định.
VARS cho rằng mặc dù thị trường vẫn còn nhiều khó
khăn nhưng suốt từ đầu năm đến nay Chính phủ và các
cơ quan, bộ, ngành đã làm việc với quyết tâm cao nhằm
giúp thị trường nhà đất khởi sắc hơn. Gần 20 động thái
đã được các cơ quan, ban ngành phát đi một cách liên
tục và dồn dập, góp phần tạo niềm tin và sức mạnh cho
thị trường.
“Đặc biệt, cải thiện về môi trường pháp lý thể hiện rõ
rệt khi chưa bao giờ cùng một thời điểm Quốc hội thông
qua hàng loạt dự án luật mới như Luật Nhà ở (sửa đổi),
Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) với nhiều điểm mới, điểm
khác biệt về nội dung, được dự báo sẽ có tác động tích cực
tới thị trường” - VARS nhận định.
Số liệu thị trường BĐS từ VARS cho thấy những
cơ chế, chính sách thúc đẩy cho thị trường đã bắt đầu
có dấu hiệu thẩm thấu. Lượng giao dịch trên toàn thị
trường có xu hướng tăng dần theo thời gian. Tổng
giao dịch trong quý I, II và III lần lượt là 2.700, 3.700
và 6.000 giao dịch.
“Thời gian tới, BĐS sẽ tiếp tục được cải thiện khi các
biện pháp điều hành kinh tế chung của Chính phủ thực
sự phát huy tác dụng. Tuy nhiên, sẽ rất khó đạt mức “đột
biến” nếu các động thái từ các cơ quan, bộ, ngành và hệ
thống ngân hàng không có sự khác biệt” - TS Nguyễn Văn
Đính, Chủ tịch VARS, cho biết.
Tính chung 11 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ ngân
sách nhà nước ước tính đạt 75% kế hoạch, tăng 22,1%
so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài (FDI) cũng tiếp tục duy trì đà tăng, tính đến ngày
22-11-2023, vốn FDI đăng ký cấp mới ước tính đạt 16,41
tỉ USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt
Nam (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều
chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài) đạt gần 28,85 tỉ USD, tăng 14,8% so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó, ngành kinh doanh BĐS tiếp tục
đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,87 tỉ
USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
HUY VŨ
Thị trườngbất động sảnkhó cóđột biến trong thời gianngắn