284-2023 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư 13-12-2023
Theo ghi nhận của
Pháp Luật TP.HCM
, tại một số trung
tâm đăng kiểm ở Hà Nội lượng xe đến kiểm định những
ngày qua đang tăng dần.
Cụ thể, sáng 12-12, tại Trung tâm Đăng kiểm 29.11D (xã
Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), lượng xe đến kiểm
định nối dài từ trong khu vực kiểm định ra tới cổng.
Đại diện Trung tâm Đăng kiểm 29.11D cho biết với số
lượng nhân lực và dây chuyền như hiện hành, trung bình
mỗi ngày đơn vị kiểm định được 100-120 xe và hiện các
dây chuyền đã hoạt động hết công suất. Trong đó có khoảng
5-10 xe mới đến làm thủ tục miễn đăng kiểm lần đầu, còn
lại xe đến thời hạn phải kiểm định.
Tương tự, Trung tâm 29.03V (phường Láng Thượng,
quận Đống Đa, Hà Nội) ghi nhận lượng xe tăng từ đầu
tháng 12, ngày cao điểm có lúc tiếp nhận tới 170 xe. Trong
khi tháng trước, trung tâm này chỉ kiểm định dưới 100 xe.
Với lượng xe tăng như trên, ông Trần Quốc Hoan, Phó
Giám đốc phụ trách Trung tâm 29.03V, cho biết trung tâm
vẫn đáp ứng được, “chưa đến mức quá tải”. Tuy nhiên, để
phòng tình trạng ùn ứ trước cửa trung tâm, từ chiều 11-12,
đơn vị triển khai phát phiếu hẹn.
“Trước đây người dân, doanh nghiệp đưa xe đến đăng
kiểm lúc nào cũng được tiếp nhận nhưng từ hôm qua do số
lượng tăng nên chúng tôi triển khai phát phiếu hẹn và thực
hiện kiểm định theo số phiếu đã phát đi. Việc này nhằm tiết
kiệm thời gian, người dân đưa xe đi đăng kiểm theo đúng
giờ đã được ghi trên phiếu” - ông Hoan cho hay.
Một số trung tâm đăng kiểm khác ở Hà Nội cũng nhận
định với nhân lực và số lượng dây chuyền hiện có hoàn
toàn có thể đáp ứng được nhu cầu kiểm định của người dân.
Tuy nhiên, điều mà một số trung tâm lo lắng đó là thiếu hụt
nhân sự, vì tới đây sẽ có một số nhân viên đăng kiểm bị kỷ
luật và nghỉ việc do có sai phạm trong kiểm định xe thời
gian qua.
Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo người dân chủ
động bảo dưỡng, sửa chữa, mang đầy đủ giấy tờ, tra cứu vi
phạm quy định về giao thông qua hệ thống thông tin của
CSGT trước khi đưa xe đi kiểm định.
Với những xe độ, cần đưa về trạng thái nguyên bản để
tránh phải đi lại nhiều lần, vừa mất thời gian của người dân
vừa tăng thêm áp lực công việc cho trung tâm đăng kiểm.
VIẾT LONG
TP.HCM đẩy nhanh chuyển đổi
công nghệ xử lý rác
Nhằmđảmbảo công tác thu gom, vận chuyển, xử lý an toàn, hiệu quả, TP.HCMđang thực hiện kêu gọi
nhà đầu tư thực hiện dự án xử lý rác mới theo phương thức đối tác công tư (PPP).
NGUYỄNCHÂU
T
P.HCMđặt chỉ tiêu tỉ lệ xử
lý rác thải sinh hoạt bằng
công nghệ mới hiện đại
(đốt phát điện) và tái chế đạt
ít nhất 80%, hướng tới năm
2030 là 100%. Để thực hiện
được chỉ tiêu đề ra, UBNDTP
đã chỉ đạo Sở TN&MT triển
khai nhiều giải pháp.
Chuyển đổi công
nghệ xử lý rác
Trên địa bàn TPhiện có năm
dự án chuyển đổi công nghệ xử
lý rác sinh hoạt sang đốt phát
điện đang triển khai. Trongđó,
UBND TP đã cấp quyết định
chủ trương đầu tư đối với hai
dự án chuyển đổi công nghệ
của Công ty cổ phần Vietstar
(2.000 tấn/ngày) và Công ty
cổ phần Đầu tư phát triển Tâm
Sinh Nghĩa (2.000 tấn/ngày).
Ba đơn vị còn lại đang thực
hiện các thủ tục pháp lý đầu
tư dự án chuyển đổi công
nghệ gồm: Công ty cổ phần
Tasco (500 tấn/ngày), Công
ty TNHH Xử lý chất thải Việt
Nam (3.000 tấn/ngày), Công
ty TNHH MTV Môi trường
đô thị TP (1.000 tấn/ngày).
Hiện nay, UBND TP kiến
nghị và được Quốc hội thông
qua cơ chế đặc thù về đặt hàng
bổ sung khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt tại Nghị quyết
98/2023. Cụ thể tại khoản 11
Điều 6 của Nghị quyết 98
quy định “nhà đầu tư đang
thực hiện dự án xử lý chất
thải rắn sinh hoạt tự nguyện
chuyển đổi toàn bộ công nghệ
của dự án sang xử lý chất
thải rắn sinh hoạt có thu hồi
năng lượng được UBND TP
xem xét, quyết định bổ sung
Tiến độ triển khai của các dự án đốt rác
phát điện
Theo báo cáo của SởTN&MT TP.HCM, dự án chuyển đổi công
nghệ của Công ty cổ phần Vietstar và Công ty cổ phần Đầu tư
phát triển Tâm Sinh Nghĩa đã được thẩm định công nghệ, phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp quyết định
chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã được
phê duyệt đơn giá đốt rác phát điện.
Hiện nay, hai đơn vị này đã nộp hồ sơ cho Bộ Xây dựng để
được thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo thiết kế
kỹ thuật để thẩmđịnh tại Bộ Xây dựng, phục vụ cho thủ tục xin
cấp giấy phép xây dựng.
Ngày 6-11, UBND TP cũng đã có công văn kiến nghị Bộ Xây
dựng hỗ trợ xem xét cho hai đơn vị này trong khi chờ Bộ Công
Thương tiến hành rà soát, bổ sung danh mục các dự án liên
quan đến nguồn phát điện vào dự thảo kế hoạch thực hiệnQuy
hoạch Điện VIII nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án.
Ba dự án chuyển đổi công nghệ của Công ty TNHH Xử lý
chất thải Việt Nam, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP
và Công ty cổ phần Tasco hiện vẫn chưa được cấp quyết định
chủ trương đầu tư. Các nhà đầu tư này vẫn đang triển khai các
thủ tục pháp lý để đầu tư xây dựng nhà máy.
UBND TP đã chỉ
đạo Sở TN&MT điều
phối rác sinh hoạt về
các cơ sở xử lý trên
nguyên tắc đảm bảo
giao đủ khối lượng
theo hợp đồng với các
nhà máy.
TP.HCMđang thúc đẩy chuyển đổi công nghệ xử lý rác. Ảnh: N.CHÂU
khối lượng chất thải rắn sinh
hoạt theo hình thức đặt hàng.
HĐND TP ban hành tiêu chí,
tiêu chuẩn, lộ trình chuyển
đổi đối với công nghệ được
chuyển đổi và điều kiện, định
mức, đơn giá, giá đặt hàng liên
quan đến khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt được đặt hàng
bổ sung, bảo đảm công khai,
minh bạch”.
Đây là cơ sở rất quan trọng
giúp tháo gỡ vướngmắc của đa
số các dự án chuyển đổi công
nghệ trên địa bàn TP hiện nay
đang gặp phải.
Theo đó, về nội dung quy
định tiêu chí, tiêu chuẩn, lộ
trình chuyển đổi đối với công
nghệ được chuyển đổi và điều
kiện, định mức, đơn giá, giá
đặt hàng. Quy định này có liên
quan đến khối lượng rác sinh
hoạt được đặt hàng bổ sung
đối với các nhà đầu tư dự án
xử lý chất thải rắn sinh hoạt
chuyển đổi công nghệ hiện
hữu sang công nghệ có thu
hồi năng lượng, UBND TP
đã có tờ trình về dự thảo nghị
quyết trình HĐND TP. Hiện
nay, Ban Kinh tế - Ngân sách
HĐND đã tổ chức thẩm tra
về dự thảo nghị quyết.
Kêu gọi nhà đầu tư
làm dự án xử lý rác
Hiện nay, tổng khối lượng
rác sinh hoạt phát sinh trên địa
bàn TP khoảng 9.700-10.000
tấn/ngày, được thu gom, vận
chuyền về các nhà máy xử lý
chất thải đang hoạt động trong
các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn của TP. Khối lượng
rác sinh hoạt trên địa bàn TP
có xu hướng tăng hằng năm
với tỉ lệ gia tăng bình quân
khoảng 5%/năm.
UBND TP đã chỉ đạo Sở
TN&MT điều phối rác sinh
hoạt về các cơ sở xử lý trên
nguyên tắc đảm bảo giao đủ
khối lượng rác sinh hoạt theo
hợp đồng với các nhà máy,
khối lượng còn lại được điều
phối về bãi chôn lấp hợp vệ
sinh để xử lý.
Nhằm đảm bảo công tác thu
gom, vận chuyển, xử lý an toàn,
hiệu quả khối lượng rác sinh
hoạt phát sinh, TP cũng đang
thực hiện kêu gọi nhà đầu tư
thực hiện dự án xử lý rác mới
theo phương thức đối tác công
tư (PPP). Theo đó, UBND TP
đã có công văn giao Công ty cổ
phần Cơ điện lạnh (REE) lập
báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi dự án xây dựng nhà máy
xử lý chất thải rắn và thu hồi
năng lượng tại Khu liên hợp
xử lý chất thải rắn Tây Bắc
TP theo phương thức đối tác
công tư (PPP). Đến nay, Sở
KH&ĐT đang thực hiện các
thủ tục để báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi của dự án.
Sau khi có quyết định chủ
trương đầu tư dự án, công bố
dự án và báo cáo nghiên cứu
khả thi được duyệt, TP sẽ tổ
chức đấu thầu rộng rãi lựa
chọn nhà đầu tư thực hiện dự
án theo đúng quy định pháp
luật hiện hành.
Đồng thời, thực hiện chỉ đạo
của UBND TP, Sở KH&ĐT
đang phối hợp cùng các sở,
ngành liên quan xây dựng quy
trình chung gồm các bước để
thực hiện đấu thầu lựa chọn
nhà đầu tư thực hiện các dự án
đầu tư theo phương thức PPP
làm cơ sở triển khai thực hiện.•
Lượng xe đến các trung tâmđăng kiểmởHàNội đang tăng cao.
Ảnh: V.LONG
Lượng xe đến các trung tâmđăngkiểmởHàNội bắt đầu tăng
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook