16
Quốc tế -
Thứ Tư 13-12-2023
Tiêu điểm
Ngày 11-12, tờ
The Canberra Times
đưa tin tỉ phú
Nga Oleg Deripaska đệ đơn kiện lên Tòa án Liên bang Úc
đề nghị tòa hủy bỏ quyết định trừng phạt của chính phủ
Úc đối với ông. Đại diện pháp lý cho vị tỉ phú này là cựu
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Úc Christian Porter.
Tại phiên tòa ngày 11-12, ông Porter nói rằng chính
phủ Úc cần thận trọng khi quyết định liên quan đến ông
Deripaska. Ông Porter chỉ trích bà Marise Payne - người
giữ chức ngoại trưởng Úc khi phê duyệt quyết định trừng
phạt vị tỉ phú Nga hồi tháng 3-2022 - không làm tròn
trách nhiệm khi ra quyết định mà chưa tham vấn đầy đủ từ
Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc. Tỉ phú Deripaska cho
rằng bà Payne không có đủ bằng chứng và chưa cân nhắc
hợp lý khi ra quyết định trừng phạt.
Tháng 3-2022, chính quyền Úc khi đó do ông Scott
Morrison làm thủ tướng đưa ông Deripaska vào danh sách
trừng phạt sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ. Chính
phủ Úc khi đó cáo buộc ông Deripaska có mối quan hệ
đặc biệt với Tổng thống Nga Vladimir Putin và có liên
quan các hoạt động có ý nghĩa kinh tế và chiến lược đối
với Nga. Canberra cũng lưu ý
việc ông Deripaska trước đó nói
“không tách mình ra khỏi nước
Nga” và “thừa nhận sở hữu hộ
chiếu ngoại giao Nga”.
Lệnh trừng phạt của Úc ngăn
công ty sản xuất nhôm lớn
thứ hai thế giới là Rusal (do tỉ
phú Deripaska sáng lập) đầu
tư tại Úc, ngăn ông Deripaska
thu lợi từ việc nắm giữ cổ phần tại Nhà máy Queensland
Alumina thuộc sở hữu Tập đoàn Rio Tinto (Úc). Tập đoàn
Rio Tinto sau đó quyết định cắt đứt quan hệ thương mại
với Nga và tuyên bố giành toàn quyền kiểm soát Nhà máy
Queensland Alumina.
Tỉ phú Deripaska nói rằng các cáo buộc trên không có
căn cứ, tuyên bố không liên quan đến các hoạt động có
tầm quan trọng chiến lược đối với Nga, do đó việc trừng
phạt ông không đúng về mặt pháp lý. Trong đơn kiện,
ông Deripaska yêu cầu trả lại số cổ phần của mình ở
Queensland Alumnia.
Chưa rõ diễn tiến vụ kiện sẽ thế nào. Chưa có thông tin
về phản hồi của chính phủ Úc liên quan đến vụ việc. Bên
cạnh Úc, các nước khác như Mỹ, Anh, Canada cũng áp
lệnh trừng phạt với vị tỉ phú này.
TẤN THẠCH
Bức tranh lạm phát toàn cầu
đang thế nào?
Lạmphát toàn cầu giảmnhanh hơn so với dự báo và giới quan sát cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy chính
sách tiền tệ đang đi tới giai đoạn bước ngoặt.
CHÍ THANH
T
heo tờ
The Wall Street
Journal (WSJ)
, lạm phát
tại hầu hết các nền kinh
tế, đặc biệt các nền kinh tế
phát triển đã giảm nhanh
thời gian gần đây. Thực tế
này khiến giới quan sát lạc
quan rằng lạm phát đã trong
tầm kiểm soát và các ngân
hàng trung ương có thể sẽ
điều chỉnh chính sách lãi suất
trong năm tới.
Bức tranh lạm phát
toàn cầu đã sáng hơn
Theo
WSJ
, lạm phát ở hầu
hết các nền kinh tế lớn đã
giảm đáng kể gần đây, tiến
đến gần mức mà các ngân
hàng trung ương đề ra (2%).
Đây được xem là dấu hiệu
tích cực, cho thấy biện pháp
“thắt chặt chính sách tiền tệ”
mà các ngân hàng trung ương
áp dụng trong thời gian qua
đã phát huy tác dụng.
Tại Mỹ, từ đỉnh lạm phát
9,1% (ghi nhận hồi tháng
6-2022), mức lạm phát nước
này trong tháng 10 nămnay đã
giảm xuống còn 3,2%. Cũng
trên đà giảm, Mexico - nền
kinh tế lớn thứ hai khu vực
Mỹ Latinh - từ đỉnh lạm phát
8,7% (ghi nhận vào tháng
12-2022) đã giảm còn 4,26%
trong tháng 10 nămnay. Theo
WSJ
, những kết quả này một
phần lớn đến từ việc Cục Dự
trữ Liên bang Mỹ (FED) và
NgânhàngTrungươngMexico
(Banxico) áp dụng chính sách
tăng lãi suất trong năm qua.
Cũng nhờ áp dụng chính
sách thắt chặt tiền tệ, các nền
kinh tế lớn ở châuÂu nhưAnh
và khu vực đồng tiền chung
châu Âu (Eurozone) cũng ghi
nhậnmức giảm lạmphát đáng
kể. Từ đỉnh lạm phát 10,6%
Đã tới lúc các ngân
hàng trung ương
tính tới chuyện
chuyển hướng
chính sách lãi suất.
Trướckhithựchiệnbấtkỳđợt
cắt giảm lãi suất nào, các ngân
hàng trungương cầnphân tích
kỹ dữ liệu từ thị trườngđể chắc
chắn rằng lạm phát đã hoàn
toàn bị đẩy lùi.
Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ
LARRY SUMMERS
Các nền kinh tế lớn sẽ ra sao
trong năm 2024?
Theo dự đoán của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD), tăng trưởng kinh tế các nước phát triển trong năm
2024 sẽ có xu hướng chững lại, theo tờ
The Financial Times
.
OECD dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm
nay và sẽ tăng 1,5% trong năm tới. Sở dĩ kinh tế Mỹ có bước
thụt lùi vì thị trường bất động sản và thị trường năng lượng
chưa hoàn toàn ổn định.
OECD dự đoán kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 0,6% trong
năm nay và 0,9% trong năm 2024. Đức - đầu tàu kinh tế châu
Âu sẽ thoát suy thoái trong năm sau.
Đà tăng trưởng của TQ - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
cũng được dự báo sẽ chững lại vì người tiêu dùng có xu hướng
tiết kiệm, ở mức 5,2% trong năm nay và 4,7% trong năm sau.
Ngân hàng đầu tưGoldman Sachs (Mỹ) đánh giá rằng trong
năm 2024 các nền kinh tế sẽ có nhiều cơ hội để phát triển vì
chính sách tiền tệ có khả năng được nới lỏng. Bên cạnh đó,
chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được khôi phục sau thời gian dài
tắc nghẽn vì đại dịch COVID-19 và chiến sự Nga - Ukraine sẽ
giúp giảm chi phí sản xuất và vận chuyển.
Người dânAnhmua sắmtại một siêu thị ở thủ đô London. Lạmphát ở Anh giảmmạnh
từ đỉnh 11,1% (tháng 10-2022) còn 4,6% trong tháng 10 nămnay. Ảnh: GETTY IMAGES
Tỉ phúNgakiện chínhphủÚc yêu cầuhủy quyết định trừngphạtmình
Tỉ phúNgaOlegDeripaska.
Ảnh: AFP
(ghi nhận vào tháng 10-2022),
lạmphát tại khu vực Eurozone
trong tháng 11 năm nay giảm
còn 2,4%. ỞAnh, từ đỉnh lạm
phát 11,1% (ghi nhận vào
tháng 10-2022) đã giảm còn
4,6% trong tháng 10 nămnay.
Ở các nền kinh tế lớn khác,
lạmphátcũngtrênđàgiảmmạnh
nhờ áp dụng chính sách lãi suất
hợp lý, theo kênh
CNBC
. Tại
Úc, đỉnh lạm phát trong vòng
30 qua được ghi nhận là 8%
(tháng 12-2022) đã giảm còn
4,9% trong tháng 10 năm nay.
Giới quan sát đồng tình rằng
việc các ngânhàng trungương
áp dụng chính sách thắt chặt
tiền tệ trong gần hai năm qua
đã giúp kìm hãm lạm phát
hiệu quả. Cụ thể, lãi suất cao
đã giúp điều tiết giá cả tiêu
dùng, ổn định cung cầu, bảo
vệ đồng tiền không bị mất
giá, thúc đẩy thị trường lao
động tăng trưởng.
“Giới hoạch định chính
sách tiền tệ đã dùng lãi suất
như một công cụ kìm hãm
lạm phát một cách hiệu quả.
Dù cuộc chiến lạm phát vẫn
chưa tới hồi kết, song chúng
ta giờ đây có thể thở phào
nhẹ nhõm rằng thời kỳ đen
tối nhất của lạm phát đã qua
đi” - ông Pietro Galeone, nhà
nghiên cứu tài chính tại ĐH
Bocconi (Ý), nhận định.
Ở diễn biến khác, trong khi
phần lớn thế giới đang vật lộn
với lạm phát, hai nền kinh tế
lớn ở châuÁ là Nhật và Trung
Quốc (TQ) lại đang đối mặt
giảm phát. Cụ thể, mức giảm
phát ở Nhật và TQ đang lần
lượt là 0,2% và 0,8%. Theo
giới quan sát, nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng này
là do nhu cầu tiêu dùng của
người dân hai nước thấp, có
xu hướng tiết kiệm. Theo giới
quan sát, để thoát giảm phát,
các ngân hàng trung ương và
giới hoạch định chính sách
tiền tệ của Nhật và TQ cần
điều chỉnh chính sách tiền tệ
hợp lý và thực hiện các biện
pháp kích cầu tiêu dùng.
Chuyên gia dự đoán
thời điểm các nước
giảm lãi suất
Công ty tài chính CME
(Chicago, Mỹ) dự đoán rằng
với những dấu hiệu tích cực
từ thị trường, khả năng cao
tới cuối năm nay hầu hết các
ngân hàng trung ương, trong
đó có FED và ECB, sẽ duy
trì mức lãi suất hiện tại thay
vì tăng thêm. CME dự đoán
rằng nhiều khả năng FED,
ECB (Ngân hàng Trung ương
châu Âu) và BoE (Ngân hàng
Trung ương Anh) sẽ bắt đầu
cắt giảm lãi suất nhẹ từ năm
sau. Cụ thể, FED sẽ có đợt
cắt giảm lãi suất đầu tiên vào
tháng 5, tiếp theo là ECB vào
mùa xuân và BoE vàomùa hè.
Cùng quan điểm trên, ông
Michael Saunders,một chuyên
gia thuộcViệnNghiêncứukinh
tế Oxford Economics (Anh),
dự đoán rằng trong năm 2024
tỉ lệ lạm phát tại các nền kinh
tế phát triển sẽ giảm trên quy
mô lớn. Tuy nhiên, theo ông
thì tới giữa năm sau thì các
ngân hàng trung ương mới
đồng loạt giảm lãi suất.
Cựu Giám đốc Ngân hàng
Trung ương Iceland Stefan
Gerlach nhận định rằng thực
tế lạmphát tại hầu hết các nền
kinh tế lớn giảm mạnh càng
thêm củng cố niềm tin rằng
đã tới lúc các ngân hàng trung
ươngchuyểnhướngchính sách
lãi suất của mình.
“Việc duy trì lãi suất cao
trong thời gian dài sẽ ảnh
hưởng khả năng phát triển
kinh tế của các nước. Lãi
suất cao đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp và giới đầu tư
ngại vay vốn, vì họ phải trả
lãi suất cao cho các khoản vay
của mình. Điều này trước hết
sẽ ảnh hưởng khả năng sinh lời
và xa hơn là ảnh hưởng hoạt
động kinh doanh của doanh
nghiệp” - ông Gerlach giải
thích tác động tiêu cực của
chính sách tăng lãi suất đến
nền kinh tế.
Theo
WSJ
, dù triển vọng các
ngân hàng trung ương hạ lãi
suất đã sáng sủa hơn song vẫn
cònkhá sớmđể chắc chắn rằng
giới hoạch định chính sách tiền
tệ sẽ quay đầu, đặc biệt trong
bối cảnh kinh tế thế giới đang
chịu biến động từ nhiều yếu
tố. Dễ thấy nhất là hai cuộc
xung đột Nga - Ukraine và
Israel - Hamas. Chỉ cần giá
năng lượng bị đẩy cao do xung
đột thì tốc độ kìm hãm lạm
phát cũng sẽ bị ảnh hưởng.•