10
Bất động sản -
ThứSáu15-12-2023
Bà Trang Bùi, Tổng Giám
đốc Cushman & Wakefield,
cho biết mặt bằng cho thuê
tuyến đường Đồng Khởi tăng
giá 17% so với cùng kỳ năm
ngoái và tăng 40% so với
trước dịch COVID-19 (năm
2019). Ngay trong bối cảnh
khó khăn hiện nay, các chủ
nhà cá nhân vẫn muốn tăng
giá cho thuê, thậm chí giá chủ
nhà chào khách thuê sau còn
cao hơn khách thuê trước.
Khảosátmột số tuyếnđường
khu vực trung tâm quận 1,
quận 3 như Lê Lợi, Lý Tự
Trọng, Nguyễn Trãi, Phạm
Ngũ Lão, Hai BàTrưng…PV
ghi nhận có nhiều mặt bằng
đang đóng cửa, dán bảng tìm
khách thuê. Trong vai khách
hàng, chúng tôi liên hệ chủ
một mặt bằng rộng 4 m ngay
đường Lê Lợi và được báo giá
120 triệu đồng/tháng. Được
biết mặt bằng này năm ngoái
cho thuê 100 triệu đồng/tháng
và lý do tăng là vì trượt giá.
TP đã kéo dài từ đầu năm đến
nay, thậm chí sẽ tiếp tục kéo
dài sang nửa đầu năm 2024.
“Phải nhìn nhận những
mặt hàng cao cấp như hàng
hiệu cho giới nhà giàu hay
hàng thủ công cho khách
quốc tế thì mặt bằng trung
tâm là lựa chọn tốt nhất.
Tuy nhiên, bây giờ người
dân đều tiết kiệm chi tiêu
kể cả người giàu. Khách
quốc tế đến TP.HCM cũng
không tăng nhiều nên để
kiếm doanh thu cao bù đắp
lại khoản thuê mặt bằng hàng
trăm triệu đồng/tháng là bất
khả thi” - ông Vũ phân tích.
Ông Vũ đánh giá nguồn
cung mặt bằng cho thuê khu
trung tâm hạn chế, chủ nhà
đa phần có năng lực tài chính
tốt. Mục đích sở hữu nhà mặt
tiền ở trục đường chính các
quận trung tâm là để giữ tài
sản, khẳng định giá trị bản
“Đúng ra phải ký hợp
đồng năm năm nhưng tình
hình kinh tế khó khăn nên
tôi xem xét cho ký ba năm,
đặt cọc ba tháng tiền thuê”
- chủ nhà thẳng thắn đưa
điều kiện.
Ông Đức Duy, chủ chuỗi
cà phê ở khu vực trung tâm,
cho biết ông vừa trả một mặt
bằng tại quận 1 vì doanh
thu giảm, nếu tiếp tục sẽ lỗ.
Dù ông đã thuê kinh doanh
bảy năm nay nhưng chủ
nhà nhất quyết không giảm
giá. “Mặt bằng đó bỏ không
mấy tháng nay từ khi tôi trả
lại nhưng tôi được biết chủ
nhà không giảm giá mà còn
tăng 10%. Không chỉ giá cao,
mặt bằng khu trung tâm hiện
nay còn gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc như khó xin giấy
phép kinh doanh, giấy phép
PCCC…” - ông Duy nói.
Dù vắng khách nhưng giá
mặt bằng trên các con đường
sầm uất như Nguyễn Huệ, Lê
Thánh Tôn, Lê Lợi…vẫn rất
cao, dao động 5.000-30.000
USD/tháng (khoảng 120-700
triệu đồng/tháng).
Nhiều nhân viên môi giới
lý giải sở dĩ giá thuê khu
trung tâm đắt đỏ vì chủ sở
hữu đa số là người khá giả,
họ muốn giữ giá thuê xứng
tầm với giá trị bất động sản
và kén khách thuê lâu dài.
Sẽ tiếp tục khó khăn
trong 2024
Ông NguyễnVũ, Giámđốc
một trung tâm giao dịch bất
động sản, cho biết kinh tế khó
khăn, sứcmua yếu khiến nhiều
cửa hàng, cơ sở kinh doanh
ở TP.HCM cũng như các địa
phương khác phải đóng cửa,
trả mặt bằng vì không gánh
nổi tiền thuê hằng tháng. Làn
sóng trả mặt bằng cho thuê ở
QUANGHUY
D
ịp lễ, Tết Nguyên đán
cuối năm cận kề, mùa
mua sắm lớn trong
năm đã đến nhưng nhiều mặt
bằng tại những tuyến đường
khu vực trung tâm TP.HCM
vẫn đang bỏ trống, treo hàng
chục bảng cho thuê.
Giá thuê khu
trung tâm chỉ tăng
chứ không giảm
Báo cáo của đơn vị nghiên
cứu thị trường bất động sản
Cushman &Wakefield mới
đây cho thấy đường Đồng
Khởi (quận 1, TP.HCM)
đứng thứ 13 trong bảng xếp
hạng những đại lộ có mặt
bằng đắt đỏ nhất thế giới.
Mặc dù kinh doanh ế ẩm,
khách trả mặt bằng nhiều
nhưng giá thuê ở khu vực
trung tâm vẫn có xu hướng
tăng 1%-1,5%/năm.
Dù kinh doanh khó khăn, khách
thuê trả lại mặt bằng nhiều nhưng
giá cho thuê mặt bằng tại TP.HCM
vẫn không giảm.
Mặt bằng cho thuê:
Ế nhưng giá vẫn cao
Văn phòng cho thuê cũng chật vật
Hãng tư vấn bất động sản Knight Frank vừa công bố số
liệu quý III-2023 cho thấy thị trường văn phòng tại TP.HCM
đón nhận nguồn cung mới khiến tỉ lệ trống tăng đến 18%
và giá chào thuê giảm.
Trong báo cáo về thị trường văn phòng, Knight Frank
cho biết giá chào thuê văn phòng hạng A (cao cấp) giảm
2,2% và hạng B (trung cấp) giảm 0,2% theo quý, tương
ứng với tỉ lệ trống văn phòng hạng A cũng tăng lên 18%
và hạng B là 12%. Hiện phân khúc văn phòng hạng A có
tổng diện tích sàn còn trống khoảng 73.000 m
2
và mức giá
chào thuê trung bình 57,6 USD/m
2
/tháng (tương đương
khoảng 1,4 triệu đồng/m
2
/tháng).
Việc trả mặt bằng
là xu thế tất yếu
khi làn sóng kinh
doanh online tăng
lên, đặc biệt ở lớp
doanh nhân trẻ.
thân dựa vào vị trí, độ hiếm
hoi của bất động sản đó nên
chắc chắn năm 2024 giá thuê
mặt bằng chung của thị trường
khu vực các quận trung tâm
TP cũng sẽ không giảm mà
còn tăng nhẹ.
“Chỉ những đường gần
trung tâm như khu vực các
quận 3, 4, Bình Thạnh hoặc
những chủ nhà đang thế chấp
tài sản ngân hàng thì có thể
giảm giá mặt bằng nhưng
không nhiều” - ôngVũ dự báo.
TS Đinh Thế Hiển, chuyên
gia kinh tế, cho rằng tình
trạng chung nhiều mặt bằng
cho thuê bỏ không là do nền
kinh tế khó khăn, kinh doanh
kém hiệu quả. Còn cụ thể ở
quận trung tâm TP.HCM là
quận 1, quận 3 thì nguyên
nhân do lượng khách quốc
tế chưa quay lại như trước
dịch. Bên cạnh đó, tác động
của lĩnh vực bất động sản ảnh
hưởng tới tầng lớp trung lưu
của TP.HCM. Năm 2024, nếu
lĩnh vực bất động sản chưa
thể phục hồi thì thị trường
mặt bằng cho thuê vẫn tiếp
tục khó khăn.
Ngoài ra, việc trả mặt bằng
là xu thế tất yếu khi làn sóng
kinh doanh online tăng lên,
đặc biệt ở lớp doanh nhân
trẻ. Nhu cầu mặt bằng ở
những vị trí đẹp dần giảm đi
và người kinh doanh đưa ra
quyết định khôn ngoan hơn,
chọn những mặt bằng chi phí
thuê rẻ hơn và kết hợp kinh
doanh trên mạng.•
ĐàNẵngquyết tâmdi dời dân trong chung cư cũđể xâymới
Sau hàng chục năm đưa vào sử dụng, chung cư Thuận
Phước ở phường Thuận Phước, quận Hải Châu, TP Đà
Nẵng nay đã xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa đến tính
mạng của các hộ dân đang sinh sống tại đây.
Bên trong các căn hộ tại chung cư Thuận Phước là chi
chít vị trí chắp vá và nhiều cấu kiện đã bong tróc lộ ra lớp
cốt thép gỉ sét. Nặng nề hơn, ở một số vị trí dầm gác lên cột
đã bị nứt nghiêm trọng, có thể sập xuống bất cứ lúc nào.
Trước thực trạng đáng lo ngại này, nhiều người dân sinh
sống tại đây đặt ra yêu cầu các cơ quan quản lý sớm triển
khai phương án xây mới chung cư. Chia sẻ với chúng tôi,
bà Thái Thị Ấn (65 tuổi, nhà 5 chung cư Thuận Phước)
mong muốn địa phương có phương án sửa chữa và xây
mới công trình để cư dân yên tâm sinh sống.
Trong năm 2021-2022, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã chỉ
đạo Trung tâm Quản lý và khai thác nhà tổ chức kiểm định
chất lượng công trình. Kết quả cho thấy tất cả khối nhà của
chung cư Thuận Phước đều ở mức độ nguy hiểm cấp C.
Tương tự, khu chung cư Hòa Minh (quận Liên Chiểu)
cũng đang xuống cấp nghiêm trọng, môi trường sống
nhếch nhác, ô nhiễm nặng nề. Hiện tại hệ thống nước thải
sinh hoạt tại đây không còn dùng được nên người dân
phải xả nước thải thẳng ra bãi đất trống phía sau nhà. Điều
này khiến khu vực quanh chung cư gần như trở thành bãi
rác hôi hám, rất mất vệ sinh. Các em nhỏ sinh sống tại khu
chung cư Hòa Minh hiếm khi được cha mẹ cho ra ngoài
chơi vì lo sợ môi trường không sạch sẽ và thiếu an toàn.
Dù biết xả nước sinh hoạt ra bãi đất trống là không đúng
nhưng người dân nơi đây cũng không còn cách nào khác.
Tại kỳ họp HĐND đang diễn ra, ông Lê Trung Chinh,
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết sẽ di dời người dân
và tháo dỡ các chung cư xuống cấp này. Trong thời gian
tới, TP sẽ xây thêm chung cư nhà ở xã hội và rà soát các
chung cư, căn hộ hiện có để bố trí chỗ ở tạm cho khoảng
500 hộ gia đình ở các chung cư xuống cấp trên.
MINH TRƯỜNG
Khu vực chung cưHòaMinh, quận Liên Chiểu xuống cấp, ô nhiễm.
Ảnh: M.TRƯỜNG
Nhiều “mặt bằng vàng” tại TP.HCMđang bỏ trống nhiều ngày. Ảnh: KIÊNCƯỜNG