7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu15-12-2023
HẢI DƯƠNG
N
gày 14-12,
TANDtỉnh
An Giang
đưa ra xét xử
vụ hai cựu cán
bộ công an gồm
NguyễnVănVõ
và Nguyễn Văn
Sangbị cáobuộc
giúpbàtrùmbuôn
lậu Nguyễn Thị
Kim Hạnh (tức
Mười Tường)
rửa tiền từ tiền
trốn thuế.
Trốn thuế
hơn 747 tỉ
đồng
Vụ án này, bị
cáo Hạnh bị đưa ra xét xử về tội trốn
thuế và rửa tiền; hai cựu công an bị
đưa ra xét xử về tội rửa tiền.
Theo cáo trạng, từ năm 2009 đến
2020, Nguyễn Thị Kim Hạnh đã thành
lập bốn công ty TNHH và hai hộ kinh
doanh do Hạnh và người làm công
của Hạnh đứng tên đại diện để đăng
ký kinh doanh nhiều lĩnh vực nhưng
chủ yếu là mua bán đường.
Nguồn gốc số lượng đường do Hạnh
trực tiếpmua, vận chuyển từCampuchia
đem về Việt Nam tiêu thụ. Trong đó,
Hạnh đứng tên cácCông tyTNHHMTV
XNKHạnh Phát; Công ty TNHHXNK
Thiên Sứ; Công ty TNHHThương mại
Huỳnh Phát Đạt do Trần Văn Phương
và Nguyễn Thị Bé Em làm giám đốc;
Công ty TNHHThương mại Bình Kim
An do Lê Thị Bạch Vân làm giám đốc.
Các công ty trên hoạt động theo hình
thức khai báo thuế khấu trừ.
Hộ kinh doanh Hạnh Phát do Hạnh
thành lập và đứng tên chủ hộ kinh
doanh từ ngày 16-11-2015 đến tháng
9-2018, nhờ Nguyễn Thanh Thọ (cháu
của Hạnh) đứng tên, từ tháng 5-2019
do Mai Thị Ngọc Phấn (người làm
thuê của Hạnh) đứng tên. Hộ kinh
doanh Nguyễn Hoàng Út do Nguyễn
Hoàng Út (em ruột của Hạnh) đứng tên
chủ hộ kinh doanh, đến năm 2018 do
Nguyễn Phước Lộc (người làm thuê
của Hạnh) đứng tên và đổi tên thành
hộ kinh doanh Lộc Phát. Hai hộ kinh
doanh này hoạt động theo hình thức
khai báo thuế khoán.
Với danh nghĩa Công ty Hạnh Phát
và hộ kinh doanh Hạnh Phát, Hạnh
đã bán đường cho 20 khách hàng với
tổng số tiền hơn 3.000 tỉ đồng, trong
đó của Công ty Hạnh Phát hơn 2.894
tỉ đồng, của hộ kinh doanh Hạnh Phát
hơn 190 tỉ đồng.
2 cựu công an
phủ nhận giúp bà trùm
buôn lậu rửa tiền
Tại phiên tòa, hai cựu công an và bà trùmbuôn lậuMười Tường
đều không thừa nhận hành vi phạm tội.
Truy tố cựu giám đốc Sở Xây dựng
tỉnh Đắk Nông
Ngày 14-12, VKSND tỉnh Đắk Nông đã ban hành
cáo trạng truy tố sáu bị can trong vụ sai phạm tại dự
án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài hàng
rào Khu công nghiệp Nhân Cơ ở huyện Đắk R’lấp.
Trong đó, bốn bị can bị truy tố tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Đặng Gia Dũng,
cựu giám đốc Sở Xây dựng; Hồ Sỹ Điệp, phó giám
đốc Ban quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng
tỉnh Đắk Nông; Trần Quốc Đạt, trưởng phòng Dự án
1 BQLDA; Đặng Thái Sơn, cựu chuyên viên phòng
Quản lý chất lượng công trình xây dựng Sở Xây dựng.
Hai bị can bị truy tố tội vi phạm quy định về xây
dựng gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Phạm Văn Cửu,
tổng giám đốc và Nguyễn Thanh Hà, trưởng phòng
Thiết kế 1 Công ty CP Đầu tư xây dựng Đường Việt.
Cáo trạng xác định Công ty Đường Việt là đơn vị
trúng thầu thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền
và bảo vệ mái dốc (gọi tắt là gói thầu 02XL) thuộc dự
án Khu công nghiệp Nhân Cơ.
Ông Cửu, chủ nhiệm đồ án và ông Hà là người chủ
trì thực hiện đã không đề xuất khảo sát nước ngầm để
phục vụ công tác thiết kế. Hai người này sử dụng các
chỉ tiêu độ chặt K90 (tức độ chặt sau khi được lu lèn
đất ở công trình) không được thử nghiệm để tính toán
sự ổn định của mái dốc công trình...
Điều này dẫn đến thiết kế bản vẽ thi công không
đưa ra giải pháp thoát nước ngầm trong khối đất đắp
theo quy định.
Quá trình thực hiện dự án, ông Đạt không yêu cầu
Công ty Đường Việt khảo sát, quan trắc mực nước
ngầm, xem xét sự hiện diện tác động của nguồn nước
đến độ ổn định của hạng mục san nền và bảo vệ mái
dốc; không phát hiện doanh nghiệp này sử dụng chỉ
tiêu cơ lý đất ở độ chặt K90 không được thí nghiệm
để tính toán sự ổn định dẫn đến hồ sơ thiết kế không
đảm bảo theo quy định…
Ông Dũng không kiểm tra, đối chiếu lại các nội
dung thẩm định đã đảm bảo theo quy định hay chưa
mà đã ký phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự
án.
Do các sai sót trên, từ năm 2018 đến 2020, tại gói
thầu 02XL đã năm lần xảy ra sự cố sụt trượt đất đắp
mái taluy âm, gây thiệt hại hơn 55 tỉ đồng.
VŨ LONG
Cựu chủ tịch Saigon Co.op Diệp Dũng
sắp hầu tòa trong vụ án thứ 2
Theo dự kiến, ngày 28-12, TAND TP.HCM sẽ xét xử
bị cáo Diệp Dũng (cựu chủ tịch HĐQT Liên hiệp Hợp
tác xã Thương mại TP.HCM - Saigon Co.op) cùng tám
bị cáo khác.
Bị cáo Diệp Dũng, Nguyễn Thành Nhân (cựu tổng
giám đốc Saigon Co.op), Hồ Mỹ Hòa (cựu giám đốc
phòng Tài chính Saigon Co.op) và hai đồng phạm bị
truy tố về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
Bốn bị cáo khác bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng.
Saigon Co.op được xác định là bị hại trong vụ án.
HĐXX cũng triệu tập 36 người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan đến phiên tòa.
Trước đó, ông Dũng đã lãnh án hai năm tù về tội
chiếm đoạt tài liệu, bí mật nhà nước.
Theo cáo trạng, từ tháng 6-2016 đến tháng 3-2018,
ông Dũng đã không thông qua HĐQT Saigon Co.op,
tự ý chỉ đạo chuyển 1.000 tỉ đồng trong 3.000 tỉ đồng
của Saigon Co.op huy động vốn để thực hiện thương vụ
Big C và mở rộng mạng lưới cho Công ty Đô Thị Mới
và Công ty Đại Á để thực hiện việc hợp tác đầu tư.
Theo nội dung hợp tác đầu tư thì Saigon Co.op được
nhận tỉ lệ lợi nhuận cố định trên tổng số tiền hợp tác
là 7%/năm. Đến tháng 3-2018, phía hai công ty trên
lấy lý do dùng 1.000 tỉ đồng kinh doanh không hiệu
quả, không thu lợi nhuận để đề nghị Saigon Co.op điều
chỉnh giảm lợi nhuận.
Diệp Dũng đồng ý và ký thỏa thuận bổ sung, điều
chỉnh tỉ lệ lợi nhuận từ 7%/năm thành 0%/năm kể từ
ngày 19-8-2016. Việc tự điều chỉnh lợi nhuận cố định
đã dẫn đến thiệt hại cho Saigon Co.op hơn 115,6 tỉ
đồng.
HỮU ĐĂNG
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Ngày 16-12-2021, Nguyễn Thị Kim Hạnh bị TAND tỉnh An Giang xử phạt ba
năm tù về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Ngày 23-2-2022, Hạnh bị TAND tỉnh An Giang xử phạt tám năm tù về tội vận
chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Sau đó, xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại
TP.HCM tuyên bác kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Ngày 9-1-2023, Hạnh bị TAND tỉnh An Giang xử phạt 14 năm tù về tội buôn
lậu. Sau khi xét xử, bị cáo Hạnh kháng cáo, chưa có kết quả xét xử phúc thẩm.
Theo cáo buộc, Võ nhận
hơn 3,1 tỉ đồng để nuôi cá,
gửi tiết kiệm; Sang nhận
hơn 1,3 tỉ đồng để làm từ
thiện; hành vi của Hạnh,
Võ, Sang đã đủ yếu tố cấu
thành tội rửa tiền.
Để nhận tiền bán đường từ khách
hàng, Hạnh kêu những người làm công,
Huỳnh Bá Kiệm (chồngHạnh), Nguyễn
Thị Kim Xuyến (chị Hạnh), Nguyễn
Thị Kim Thúy và Nguyễn Hoàng Út
(em Hạnh) đứng tên mở các tài khoản
ngân hàng. Đồng thời, yêu cầu khách
hàng chuyển tiền vào các tài khoản
trên mà không chuyển vào tài khoản
ngân hàng đã đăng ký với cơ quan thuế.
Các tài khoản ngân hàng này đều
đăng ký số điện thoại của Hạnh nhận
tin nhắn biến động tài khoản khi khách
hàng chuyển trả tiền đường để Hạnh
quản lý. Khi mua bán đường, Hạnh
không lập sổ kế toán, không xuất hóa
đơn khi bán hàng và kê khai thuế không
đúng doanh thu bán ra. Qua đó, Hạnh
trốn thuế hơn 747 tỉ đồng.
Lời khai về số tiền nuôi cá,
làm từ thiện…
Ngoài ra, Hạnh cònbị cáobuộc chỉ đạo
rút tiền bán đường cát không xuất hóa
đơn để trốn thuế có trong các tài khoản
để chuyển vào tài khoản của Nguyễn
Văn Võ, Nguyễn Văn Sang nhiều lần
với tổng số tiền hơn 4,4 tỉ đồng.
Trong đó, Võ nhận chín lần với tổng
số tiền hơn 3,1 tỉ đồng để nuôi cá, gửi
tiết kiệm. Sang nhận 11 lần với tổng
số tiền hơn 1,3 tỉ đồng để làm từ thiện.
Theo cáo buộc, hành vi của Hạnh,
Sang và Võ đã đủ yếu tố cấu thành
tội rửa tiền.
Tại phiên xử ngày 14-12, các bị cáo
đều không thừa nhận hành vi phạm tội.
Hạnh không thừa nhận có chỉ đạo
cho người thân, người làm thuê mở
tài khoản, ủy quyền tài khoản, mở
công ty, hộ kinh doanh, đứng tên tài
sản giùm, không có chuyện trốn thuế
hơn 700 tỉ đồng…
Đối với hành vi rửa tiền, Hạnh thừa
nhận có quen biết với Võ và Sang.
Tuy nhiên, nữ bị cáo cho rằng số tiền
đưa cho Võ là tiền trả nợ đã mượn,
còn tiền chuyển cho Sang là nhờ Sang
mua moteur bơm cát và làm từ thiện.
Còn Sang khai quen biết với Hạnh
do cùng đi làm từ thiện. Số tiền Hạnh
chuyển cho Sang là để làm từ thiện xây
chùa, mua đất và mua moteur bơm cát.
Võ khai có cho Hạnh mượn tiền để
làm ăn nên trong năm 2015, 2016,
người làm thuê cho Hạnh nhiều lần
chuyển tiền vào tài khoản của Võ để
trả nợ Hạnh mượn trước đó.•