4
Thời sự -
ThứSáu15-12-2023
Ngày 14-12, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã thông
tin về nội hàm “hợp tác cộng đồng chia sẻ tương lai Việt
Nam - Trung Quốc”.
Sau 15 năm kể từ khi xác lập quan hệ đối tác hợp tác
chiến lược toàn diện, quan hệ giữa hai Đảng, hai nước
Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được mở rộng và
đi vào chiều sâu. Hợp tác trên các lĩnh vực đạt nhiều tiến
triển tích cực và toàn diện. Hai nước duy trì các hoạt động
tiếp xúc, đối thoại, trao đổi ở các ngành, các cấp, nhất là
các chuyến thăm cấp cao.
Tuyên bố chung của Việt Nam và Trung Quốc về việc
tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác
chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương
lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Hai bên nhất trí xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai
Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực
vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa
bình và tiến bộ của nhân loại. Đồng thời nhất trí cho
rằng phát triển quan hệ giữa hai nước cần tuân thủ Hiến
chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực
cơ bản của quan hệ quốc tế, kiên trì tôn trọng lẫn nhau,
bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, tôn trọng chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết
bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình.
Theo người phát ngôn, đây cũng là tương lai chung mà
hai bên chia sẻ và hướng đến, phù hợp với lợi ích của hai
nước, góp phần vào xu hướng hòa bình, ổn định, hợp tác
và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.
Về “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung
Quốc”, các phương hướng hợp tác giữa hai Đảng, hai
nước trong thời gian tới trên bình diện song phương và
trong các vấn đề khu vực và toàn cầu cũng đã được nêu
trong tuyên bố chung giữa hai nước.
Tên của tuyên bố chung là Tuyên bố chung Việt Nam
- Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm
quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng
cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý
nghĩa chiến lược.
Bà Phạm Thu Hằng cũng thông tin thêm về triển vọng
hợp tác về đường sắt giữa Việt Nam - Trung Quốc sau
chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung
Quốc Tập Cận Bình. Qua chuyến thăm cấp Nhà nước
của ông Tập Cận Bình, hai bên đã ký kết rất nhiều văn
kiện.
Trong đó, riêng về đường sắt, hai bên nhất trí thúc đẩy
kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới Việt Nam
- Trung Quốc. Bà Hằng cho biết việc triển khai các dự án
này sẽ góp phần tăng cường hợp tác, kết nối giữa khuôn
khổ “Hai hành lang, Một vành đai” và “Một vành đai,
Một con đường”.
VIẾT THỊNH
VIẾT THỊNH
N
gày14-12,BộNgoại giao
phối hợp với UBNDTP
Hải Phòng tổ chức họp
báo về Hội nghị “Phát huy
nguồn lực kiều bào, kết nối
địa phương và doanh nghiệp”
năm 2023. Hiện đã có hàng
trăm kiều bào từ hơn 20
quốc gia và vùng lãnh thổ,
hơn 20 địa phương cả nước
cùng nhiều đại sứ, trưởng
cơ quan đại diện Việt Nam
ở nước ngoài đăng ký tham
dự hội nghị này.
Cơ hội kết nối
rộng rãi
Phát biểu tại họp báo, Chủ
nhiệm Ủy ban Nhà nước
về người Việt Nam ở nước
ngoài Lê Thị Thu Hằng cho
biết hội nghị sẽ có các phiên
thảo luận tập trung vào ba
nội dung chính: Đầu tư xanh,
phát triển nguồn nhân lực,
phát triển chuỗi cung ứng.
Chủ nhiệm Ủy ban Nhà
nước về người Việt Nam ở
nước ngoài cũng đánh giá
hội nghị sẽ là cơ hội kết
nối nhân sĩ, chuyên gia,
doanh nhân người Việt ở
nước ngoài. Đây là cơ hội
để các cơ quan Trung ương,
cho kiều bào về nước tham
gia kinh doanh, đầu tư cũng
như góp phần củng cố các
cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài” - bà Lê Thị
Thu Hằng nhấn mạnh.
ViệtNamnằmtrong top
10 nước nhận kiều hối
lớn nhất thế giới
Thông tin từ cuộc họp báo,
từ 2,7 triệu người năm 2003,
cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài hiện gồm khoảng
6 triệu người sinh sống tại
của người Việt Nam ở nước
ngoài đã góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội,
tạo việc làm cho lao động ở
địa phương và tăng nguồn
thu từ thuế cho ngân sách
nhà nước.
Lượng kiều hối gửi về
nước tính từ năm 1993 (năm
đầu tiên thống kê kiều hối)
đến năm 2022 đạt trên 190
tỉ USD, gần bằng nguồn vốn
FDI đã giải ngân trong cùng
kỳ. Kiều hối gửi về trong nước
tăng ổn định hằng năm, kể
cả trong bối cảnh khó khăn
do dịch COVID-19. Việt
Nam nhiều năm liền nằm
trong top 10 quốc gia nhận
kiều hối lớn nhất thế giới.
PhóChủ tịchUBNDTPHải
Phòng Hoàng Minh Cường
khẳng định TP Hải Phòng
coi đây là cơ hội quảng bá
văn hóa, con người, cơ hội
đầu tư ở một TP đang phát
triển hết sức năng động. “Đây
cũng là hoạt động quan trọng
góp phần phát huy tiềm năng
của cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài, trong
đó có cộng đồng người Hải
Phòng ở nước ngoài” - ông
Cường nói.•
Chủ nhiệmỦy banNhà nước về người Việt Namở nước ngoài Lê Thị ThuHằng
trả lời câu hỏi của báo chí. Ảnh: TRẦNTIÊU
địa phương trong nước nắm
bắt tình hình, nguyện vọng
của kiều bào. Đồng thời là
cơ hội để kiều bào tìm hiểu
tiềm năng, thế mạnh, cơ
hội kinh doanh, nghiên cứu
khoa học. Từ đó có phương
hướng, cách thức đóng góp
tích cực và hiệu quả hơn cho
đất nước.
“Các cơ quan quản lý cũng
sẽ có thêm thông tin để tham
mưu hiệu quả cho Đảng,
Nhà nước có những chính
sách mới, hỗ trợ thuận lợi
hơn 130 quốc gia và vùng
lãnh thổ, trong đó trên 80%
ở các nước phát triển.
Theo thống kê gần đây,
kiều bào từ 35 quốc gia và
vùng lãnh thổ đã đầu tư 385
dự án FDI tại 42/63 tỉnh, TP
ở Việt Nam với tổng số vốn
đăng ký 1,72 tỉ USD. Bên
cạnh đó còn có nguồn vốn
đầu tư của kiều bào về nước
theo các hình thức gián tiếp
khác hoặc theo hình thức
đầu tư trong nước. Hoạt
động đầu tư, kinh doanh
Hải Phòng có 47.000 kiều bào
ở 56 quốc gia, vùng lãnh thổ
Hải Phònghiện có khoảng47.000người định cưở56quốc
gia và vùng lãnh thổ, tập trung ở châu Á (64%), châu Âu
(25%), châu Mỹ (10%). Tỉ lệ kiều bào/dân số của TP khoảng
2% - thuộc nhóm đầu trên cả nước, trong đó 65% có việc
làm ổn định.
Hội nghị“Phát huy nguồn lực kiềubào, kết nối địa phương
và doanh nghiệp”năm2023 dự kiến được tổ chức trong các
ngày 26 và 27-12 tại Hải Phòng. Ngày 28-12, kiềubào sẽ tham
quan các cơ sở văn hóa, kinh tế của TP cảng.
“Cộng đồng người
Việt Nam ở nước
ngoài hiện gồm
khoảng 6 triệu
người sinh sống tại
hơn 130 quốc gia và
vùng lãnh thổ, trong
đó trên 80% ở các
nước phát triển.”
Phát huy nguồn lực từ kiều bào
hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ
Hàng trămkiều bào sẽ về nước dựHội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương
và doanh nghiệp” năm2023 tại Hải Phòng vào cuối tháng 12.
BộNgoạigiaonói về“hợptác cộngđồngchiasẻ tươnglaiViệtNam-TrungQuốc”
Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND
TP.HCM Phan Văn Mãi tại hội nghị lần
thứ 16 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
Cần Giờ khóa XII, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ
chức chiều 14-12.
Liên quan đến đề án Cần Giờ xanh, ông
Phan Văn Mãi yêu cầu Huyện ủy Cần Giờ
tập trung lãnh đạo triển khai để cơ bản
hoàn thành trước năm 2030. Theo ông
Mãi, Cần Giờ có đủ điều kiện để làm thành
công đề án Cần Giờ xanh. Đồng thời,
hướng đến việc các phương tiện giao thông
trên địa bàn huyện không sử dụng xăng.
Ông Mãi cho rằng đề án này có thể
triển khai song song với điều chỉnh quy
hoạch của huyện. Theo đó, Chủ tịch
UBND TP yêu cầu huyện hoàn thiện kết
cấu đường giao thông, phương tiện giao
thông xanh. Đẩy mạnh hơn nữa du lịch
xanh, trong đó huyện mời gọi các nhà đầu
tư lớn đến để triển khai thật sự có điểm
nhấn. Chủ tịch UBND TP lưu ý không
chờ đến khi có khu đô thị lấn biển, mà
phải phát triển ngay.
Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi đề
nghị Cần Giờ tập trung quy hoạch, xây
dựng các khu dân cư xanh. Cần Giờ có
80.000 dân, quy hoạch lại thành 10 khu
dân cư với hạ tầng phát triển đồng bộ, thiết
kế các công trình xanh phù hợp với truyền
thống vùng đất Cần Giờ, vùng Nam Bộ
và vùng biển. Các vùng đất còn lại sẽ phát
triển nông nghiệp tập trung hoặc phát triển
các mảng xanh, đồng thời tạo quỹ đất dự
trữ phát triển về sau.
Ông Mãi khẳng định nếu làm khu dân cư
xanh ở toàn TP sẽ khó nhưng tập trung cho
Cần Giờ sẽ dễ làm hơn. “Cần Giờ cố gắng
giai đoạn từ năm 2024-2025 làm một khu
như thế để thí điểm” - ông Mãi nói.
PV
“Cần Giờ đủ điều kiện để làm thành công đề án Cần Giờ xanh”