16
Quốc tế -
Thứ Sáu 15-12-2023
Tiêu điểm
DƯƠNGKHANG
N
gày 11-12, với 248 phiếu
thuậnvà201phiếuchống,
Quốc hội Ba Lan ủng hộ
ông Donald Tusk trở thành
tân thủ tướng của nước này.
Quyết định trên đã chấm dứt
tám năm cầm quyền của đảng
Luật pháp và Công lý (PiS)
và đưa Ba Lan tiến tới việc
cải thiện quan hệ với Liên
minh châu Âu (EU), theo
hãng tin
Reuters
.
Hàng loạt cải cách
đối nội, đối ngoại
Ngay trong bài tuyên thệ
nhậm chức hôm 13-12, ông
Tusk đã cam kết rằng chính
phủ của ông sẽ tuân theo hiến
pháp của đất nước - một đòn
dội nước lạnh nhắmvào chính
phủ sắpmãn nhiệmvốn bị cáo
buộc vi phạmhiến pháp trong
khi cố gắng đặt hệ thống tư
pháp dưới sự kiểm soát của
họ, theo tờ
Politico
. “Trung
thành với các điều luật của
hiến pháp sẽ là thương hiệu
của chính phủ mới” - ông
Tusk tuyên bố.
Việc tập trung vào pháp
quyền làmột nỗ lực nhằmhàn
gắn mối quan hệ của Ba Lan
với Brussels. Ủy ban châu Âu
đã chặn 35 tỉ euro tiền tài trợ
và cho vay nhằmphục hồi sau
đại dịch COVID-19 cũng như
76,5 tỉ euro phát triển thường
xuyên của EU do Ba Lan, do
cáo buộcWarsawvi phạmcác
nguyên tắc dân chủ của khối.
Về đối ngoại, ông Tusk
cho biết mục tiêu của ông là
Ba Lan và sự trở lại củaThủ tướng
DonaldTusk
Việc ông Tusk quay trở lại làm thủ tướng Ba Lan dấy lên hy vọng về mối quan hệ suôn sẻ hơn giữa Ba
Lan với phần còn lại của Liênminh châu Âu.
Xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas (kiểm
soát Dải Gaza, Palestine) vẫn leo thang nghiêm trọng bất chấp
thương vong dân thường ngày càng tăng cao. Theo số liệu mới
nhất từ cơ quan y tế Gaza, kể từ khi xung đột bùng phát, hơn
18.600 người Palestine ở Gaza đã thiệt mạng.
Ngày 14-12, Giám đốc Cơ quan tình báo Israel (Mossad)
David Barnea đã hủy chuyến đi đến Qatar, vốn được lên kế
hoạch trước đó, để thảo luận về việc nối lại các cuộc đàm phán
với Hamas. Diễn biến này cho thấy triển vọng hòa đàm giữa
Israel và Hamas tiếp tục bế tắc, đài
CNN
dẫn nguồn tin quen
thuộc với các cuộc đàm phán cho biết.
Nguồn tin cũng cho biết phía Hamas hiện không phản hồi
những lời đề nghị mà Mỹ và các bên hòa giải đưa ra liên quan
việc khôi phục các cuộc đàm phán và trả tự do cho con tin.
Trước đó, ngày 13-12, Văn phòng Thủ tướng Israel
Benjamin Netanyahu xác nhận thêmmột con tin Israel đã chết
trong khi bị Hamas giam giữ. Văn phòng Thủ tướng Israel tin
rằng Hamas đang giữ 135 con tin Israel, trong đó có 116 người
còn sống.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh giao tranh giữa
Israel và Hamas vẫn ác liệt, đặc biệt là ở phía Nam Gaza.
Ngày qua, lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố tiêu diệt
một số thành viên Hamas trong cuộc đột kích vào một trường
học ở TPKhan Younis (phía Nam Gaza).
Tuy nhiên, IDF cũng thông báo rằng có thêmmột binh sĩ
Israel thiệt mạng trong cuộc giao tranh ở phía Nam Gaza vào
ngày 14-12, nâng số binh sĩ Israel thiệt mạng từ đầu cuộc xung
đột lên 116. Israel tố Hamas tiếp tục phóng rocket từ Dải Gaza
vào lãnh thổ Israel. Chỉ riêng ngày 13-12, Hamas đã phóng
đến 116 quả rocket, theo IDF.
Trong khi đó, truyền thông Hamas đưa tin cuộc tấn công của
Israel vào TP Rafah (phía Nam Gaza) hôm 14-12 đã làm 24
dân thường Palestine thiệt mạng. Bộ Y tế Palestine chưa xác
nhận thông tin này. Hãng thông tấn Palestine
WAFA
ngày qua
đưa tin hai người thiệt mạng và 10 người bị thương sau cuộc
đột kích của lực lượng Israel vào TP Jenin (Bờ Tây) trong đêm
13, rạng sáng 14-12. Theo
WAFA
, đây là ngày thứ hai liên tiếp
IDF tấn công TP Jenin. IDF chưa bình luận về vụ tấn công mới
nhất nhưng trước đó cho biết mục đích các cuộc đột kích vào
TP Jenin là nhằm “truy lùng nghi phạm truy nã”.
Tình hình nhân đạo ở Gaza tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng
và đặc biệt báo động sau trận mưa đêm 13-12. Theo hãng tin
Reuters,
trận mưa trên đã cuốn trôi lều trại và làm ngập lụt một
số khu vực ở Gaza.
Nhiều người dân phải sống trong cảnh đói rét do vừa thiếu
lương thực, quần áo vừa phải chống chọi với những cơn mưa
mùa đông lạnh giá bắt đầu xuất hiện ở Gaza. Tình hình ở Gaza
đáng ngại đến mức Tổng ủy viên Cơ quan Cứu trợ người tị
nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) Philippe Lazzarini
mô tả cuộc sống của người dân Gaza hiện tại là “địa ngục trần
gian”.
THẢOVY
Tân Thủ tướng Ba LanDonald Tusk. Ảnh: AP
Dàn đồng ca chúc mừng tân Thủ tướng
Donald Tusk
Các nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao trên khắp thế giới,
bao gồm Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Tổng Thư ký Tổ
chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã
chúc mừng ông Tusk và cho biết họ mong muốn được làm
việc với chính quyền của ông, theo đài
ABC News.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã sử dụng tiếng Ba Lan để gửi
thông điệp chúc mừng của mình tới tân Thủ tướng Donald
Tusk “thân mến”. “Ông Donald Tusk muốn Ba Lan trở lại là
trung tâm của EU và đó là vị trí của họ. Tôi rất vui vì được sát
cánh cùng Ba Lan, chúng ta có thể cùng nhau phát triển EU
và quan hệ Ba Lan - Đức” - ông Scholz nói.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng gửi lời chúc mừng
tới ôngTusk.“Thaymặt chính phủ Canada, tôi chúcmừng ông
DonaldTusk được bổ nhiệm làm thủ tướng Ba Lan. Canada và
Ba Lan sẽ tiếp tục là những đối tácmạnhmẽ giải quyết những
thách thức chung của thời đại và xây dựng một tương lai tốt
đẹp hơn, thịnh vượng hơn cho người dân hai nước” - ông
Trudeau chia sẻ.
Giao tranh tiếpdiễnkhiGaza thành“địangục trầngian”
Người dân
kiểmtra
thiệt hại
sau vụ tấn
công vào
TP Rafa
(phíaNam
Gaza)
ngày
14-12.
Ảnh: AFP
“củng cố quyết tâm của châu
Âu” trong việc hỗ trợ Kiev và
củng cố niềm tin vào chiến
thắng cuối cùng của Ukraine
trước Nga.
Ông cũng cam kết sẽ làm
việc với các đối tác châu Âu
để giải quyết tình trạng di cư
bất thường, một vấn đề ngày
càng được quan tâmởBa Lan
và toàn châu Âu sau khi hàng
ngàn người (chủ yếu đến từ
Trung Đông) cố gắng vượt
biên từ Belarus qua biên giới
Ba Lan để được vào EU. “Ba
Lan đã trở lại châu Âu. Đây
là thời điểm quan trọng nhất
trong cuộc đời chính trị của
tôi” - ông nói.
Ngoài ra, theo tổ chức
nghiên cứu và phân tích các
vấnđề quốc tế
The Jamestown
Foundation
, ngay sau khi
được bổ nhiệm, ông Tusk đã
công bố ý định của chính phủ
ông nhằm làm tan băng mối
quan hệ với Đức. Hai nước
thường xuyên xảy ra xung
đột dưới thời chính phủ PiS
về các vấn đề như khoản bồi
thường chiến tranh của Đức
cho Ba Lan. Chính phủ mới
cũng có thể sẽ tìm cách cải
thiện hình ảnh của Ba Lan
như một quốc gia dân chủ để
tạo ra những cơ hội hợp tác
mới với các thành viên EU.
Nhìn chung, bốn ưu tiên
chính nhằm định hình tương
lai chính sách đối ngoại của
Ba Lan dưới thời chính phủ
ông Tusk bao gồm cải thiện
triển vọng hợp tác với EU,
tăng cường quan hệ xuyên
Đại Tây Dương, mở ra các
cơ hội mới trong khu vực
và đảm bảo sự hỗ trợ đầy đủ
cho Ukraine.
Vẫn còn trở ngại lớn
trong quan hệ với
Ukraine
Mặc dù tânThủ tướngTusk
đã cam kết sẽ đưa Ba Lan trở
lại khu vực châu Âu sau khi
ông nhậm chức nhưng có ít
nhất một trở ngại mà ông
chưa thể vượt qua. Chính
phủ của ông Tusk sẽ tiếp tục
đóng cửa nhập khẩu nông sản
của Ukraine, một thành viên
cấp cao của chính quyền mới
chia sẻ với
Politico
.
Lệnh cấmdo chínhphủdưới
thời PiS áp đặt vào tháng 4,
đã làm gián đoạn hoạt động
xuất khẩu lúa mì và ngô của
Ukraine (nguồn thu xuất khẩu
chính của Kiev). Lệnh cấm
khiến quan hệ giữa Kiev và
Warsaw căng thẳng từ đó và
đặt Ba Lan vào tình thế bất
đồng với phần còn lại của EU.
Chính quyền mới của Ba
Lan được kỳ vọng sẽ là một
đối tác đàm phán minh bạch
hơn và dễ đoán hơn, tuy
nhiên đó không phải là điều
dễ dàng. Trong phép thử đầu
tiên, đảng Nhân dân Ba Lan
(PSL) - đảng sẽ nắm giữ Bộ
Nông nghiệp Ba Lan dưới
thời ông Tusk - đã báo hiệu
ý định duy trì lệnh cấm nhập
khẩu và mở rộng danh sách
các sản phẩmUkraine bị cấm.
Thành viên PSLvà phục vụ
trong Bộ Nông nghiệp Stefan
Krajewski nói rằng hiện tại
cần phải duy trì lệnh cấm vận
này, đồng thời nhấn mạnh
rằng nông dân và doanh nhân
Ba Lan không nên chịu gánh
nặng từ việc giúp đỡUkraine.•
“Ba Lan cuối cùng sẽ có
lại một chính sách đối ngoại
nghiêm túc thay vì một chính
sách đối ngoại được cho là chỉ
xoay quanh chính trị trong
nước”- ông Roman Kuzniar, GS
nghiên cứu chiến lược và quốc
tế tại ĐHWarsaw (Ba Lan), nói.
Mục tiêu của ông
Tusk là “củng cố
quyết tâm của châu
Âu” trong việc hỗ
trợ Kiev và củng cố
niềm tin vào chiến
thắng cuối cùng của
Ukraine trước Nga.