13
Lao động trẻ
“thắt lưng buộc bụng”
vượt khó ở xứ người
VÕTHƠ
C
hỉ ngủ khoảng 3 tiếng
mỗi ngày, “cõng” ba
công việc một lúc là
tình trạng diễn ra gần một
năm nay của Lê Tiến Sơn
(24 tuổi, quê Thanh Hóa)
để thích nghi với tình hình
kinh tế ngày một khó khăn.
Tiết kiệm hết sức
mới có tiền gửi về
Sang Hàn Quốc xuất khẩu
lao động từ năm 2021, công
việc chính của Sơn là làm
việc tại một nông trại ở
Gyeongsang Bắc. Dù công
việc nặng nhọc nhưng bù lại
Sơn có thể kiếmđược khoảng
37 triệu đồng/tháng.
Sau hai năm tương đối ổn
định, một năm nay giá thuê
nhà và chi phí sinh hoạt tăng
nhanh. Sơn buộc phải làm
thêm, chắt bóp các khoản chi
tiêu mới đủ trang trải cuộc
sống và mục tiêu tiết kiệm
đã đề ra.
Không chọn đi làm “chui”
như một số người, Sơn tranh
thủ nhận làm đồ họa online,
đồng thời tích cực “săn” mỹ
phẩmgiảmgiá bán cho những
người Việt ở Hàn Quốc qua
mạng. “Thiếu ngủ, làm việc
nhiều, sức khỏe của tôi bị ảnh
hưởng không nhỏ. Nhưng nếu
không làmvậy sẽ khó có dư ra
để gửi về nhà” - Sơn tâm sự.
Tính đến tháng 12 này,
Nguyễn Thị Hoa (19 tuổi,
quê NghệAn) sang Nhật Bản
theo diện thực tập sinh được
chín tháng. Hiện Hoa đang
làm việc trong một nông trại
ở Fukuoka với mức lươngmỗi
tháng 18 triệu đồng.
Hoàn cảnh gia đình khó
khăn nên sau khi học xong
cấp III, gia đình Hoa vay
mượn được 200 triệu đồng để
cô sang Nhật làm việc, mong
cuộc sống sẽ khá hơn. Khi
đồng yenmất giá, chi phí sinh
hoạt tăng trong khi công việc
giảm, không có tăng ca. Hoa
thắt chặt các khoản chi tiêu,
thường đợi đến cuối ngàymới
đi mua thực phẩm giảm giá.
Cũng tại Nhật Bản, thực tập
sinhTrầnQuỳnhThy (22 tuổi,
quê Quảng Nam) gắn bó với
công việc chăm sóc người cao
tuổi một năm nay. Giống như
Hoa, Thy chật vật hơn trước
khi mọi chi phí đều tăng trong
khi việc giảm, tăng ca không
đáng kể, tiền thưởng ít đi.
“Trước kia, một lần thưởng
bằng gần hai tháng lương là
bình thường. Giờ hầu như
trông vào tiền lương khoảng
30 triệu đồng tiền Việt Nam
mỗi tháng nên phải tiết kiệm
hết sức mới có chút tiền gửi
về. Thực tập sinh chỉ được làm
duy nhất một công việc, song
song là học nâng cao tiếng
Nhật nên tôi không dám ra
ngoài làm thêm” - Thy chia sẻ.
Lao động sang nước
ngoài cuối năm giảm
AnhNgôAnKhanh, đại diện
Công ty Tư vấn xuất khẩu lao
độngThăngLong, chobiết thời
điểm cuối năm nay, số người
có nhu cầu tư vấn xuất khẩu
lao động có xu hướng chững
lại, giảm hơn so với cùng kỳ
những năm trước.
Cũng theo anh Khanh,
trong tình hình khó khăn
chung như hiện nay, nhiều
người rất e ngại, cân nhắc khi
sang nước ngoài làm việc do
không đảm bảo có thu nhập
như mong muốn.
“Hằng tháng, công ty đều
tuyển dụng 20-30 lao động
có nhu cầu xuất khẩu lao
động sang các nước như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
nhưng đáng nói là tuyển vẫn
không đủ số lượng” - anh
Khanh chia sẻ.
Theo PGS-TSNguyễnĐức
Lộc, Viện trưởngViệnNghiên
cứu đời sống xã hội (Social
Life), người lao động khi sang
làm việc ở nước ngoài phải
đầu tư một khoản tiền lớn.
Nhiều trường hợp trong số
đó phải vay tiền mới đi được.
Do đó, dù có khó khăn thế
nào họ cũng buộc mình phải
vượt qua để tiếp tục làm việc.
“Trong giai đoạn kinh tế
khó khăn chung như hiện
nay, không chỉ tình hình lao
động, việc làm trong nước
gặp khó khăn mà những lao
động Việt Nam đi xuất khẩu
lao động, làm việc tại nước
ngoài cũng bị ảnh hưởng. Do
đó, các bạn trẻ nên suy nghĩ
thật kỹ trước khi quyết định
để không phải thất vọng khi
không đạt được mức lương
như mong muốn” - ông Lộc
khuyến cáo.•
Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có 70 doanh nghiệp được
cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm
việcởnướcngoài.Thunhậpbìnhquânhằng thángcủangười
lao động ở nước ngoài khoảng 15-28 triệu đồng. Người lao
động đi làm việc chủ yếu chưa qua đào tạo, phần lớn là lao
động phổ thông, làm những công việc đơn giản. Số người
có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỉ lệ chưa cao.
Trước năm 2020, bình quân mỗi năm các doanh nghiệp
đưa 10.000-14.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Từ năm
2020 đến nay, con số này giảm mạnh.
Bà
HUỲNH LÊ NHƯ TRANG
,
Phó Giám
đốc
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
Đồng yen mất giá,
chi phí sinh hoạt
tăng cao, Hoa
thường đợi đến cuối
ngày mới đi mua
thực phẩm giảm giá.
Đời sống xã hội -
ThứHai 18-12-2023
Nhiều lao động Việt Namđi xuất khẩu lao động, làmviệc ở nước ngoài
đang gặp khó khăn khi việc làm ít đi, thu nhập giảm.
Tiêu điểm
8.583
là số lao động tại TP.HCM đi
làm việc ở nước ngoài trong
11 tháng năm 2023.
Nguyễn
Thị Hoa
thường tự
đạp xe đến
siêu thị vào
cuối ngày
đểmua
được thực
phẩmgiảm
giá.
Ảnh: NVCC
Đồng ý cho Bộ GTVT tiếp tục quản lý
12 trường cao đẳng
Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản bày tỏ đồng thuận
với đề xuất của Bộ GTVT về việc tiếp tục duy trì
các trường cao đẳng trực thuộc Bộ GTVT đến năm
2025 để đào tạo nhân lực phục vụ phát triển ngành.
Trong quá trình từ nay đến năm 2025, Bộ GTVT
cần nghiên cứu xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức
lại các trường cao đẳng trực thuộc, đảm bảo thu gọn
đầu mối, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Cuối tháng 10, Bộ GTVT có văn bản gửi Bộ LĐ-
TB&XH đề nghị chưa chuyển các trường cao đẳng
trực thuộc Bộ GTVT về Bộ LĐ-TB&XH quản lý.
Nguyên nhân là do ngành giao thông đang tập
trung đột phá xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông, nhất là các công trình, dự án quan trọng
quốc gia, trọng điểm. Nhiệm vụ này đòi hỏi Bộ
GTVT phải có nguồn nhân lực trình độ chuyên môn,
am hiểu về ngành, lĩnh vực và kinh nghiệm để triển
khai thực hiện có hiệu quả.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã chủ động phối hợp với
các bộ, ngành, địa phương liên quan tiến hành bàn
giao các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng,
phục hồi chức năng thuộc Cục Y tế GTVT về địa
phương quản lý. Quá trình bàn giao các cơ sở y tế
trong ba năm qua gặp rất nhiều khó khăn do phải
giải quyết những vấn đề liên quan đến biên chế,
công ăn việc làm...
Vì vậy, Bộ GTVT thấy rằng việc sắp xếp các đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc bộ cần phải được cân
nhắc kỹ, tiến hành thận trọng, bảo đảm tính hiệu quả
và tổng thể.
VIẾT LONG
250 nghệ nhân tham gia liên hoan
cồng chiêng ở Bình Định
Tối 16-12, Liên hoan Văn hóa cồng chiêng các
dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ II-2023 với
chủ đề “Âm vang nhịp điệu núi rừng” đã diễn ra tại
Quảng trường trung tâm TP Quy Nhơn.
Liên hoan có sự tham gia của gần 250 nghệ nhân,
diễn viên của đội cồng chiêng đến từ các huyện
Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Tây Sơn, Phù Cát,
Hoài Ân và Trường Phổ thông dân tộc nội trú -
THPT Bình Định.
Bình Định là nơi hội tụ và giao thoa văn hóa của
nhiều dân tộc anh em trong khu vực. Trên địa bàn
tỉnh có 39 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó chủ
yếu là dân tộc Chăm H’roi, Ba Na, H’rê với phong
tục tập quán đậm nét riêng được giữ gìn và lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Trong đêm liên hoan, dù tham gia cuộc thi nhưng
các đoàn trình diễn cồng chiêng đều bỏ qua mục tiêu
thắng - thua. Thay vào đó, các nghệ nhân, diễn viên
đều tập trung phô diễn vẻ đẹp thiêng liêng của dân
tộc mình trong những tiết mục.
Khép lại liên hoan, ban tổ chức đã trao 1 giải A
cho đoàn Vĩnh Thạnh, 2 giải B cho đoàn An Lão và
đoàn Trường Phổ thông dân tộc nội trú - THPT Bình
Định; 4 giải C cho các đoàn Vân Canh, Tây Sơn,
Hoài Ân, Phù Cát.
Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình
Định, cho biết tỉnh luôn ưu tiên dành nguồn lực đầu
tư hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh cũng
đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi, trong đó có công tác bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc
thiểu số gắn với phát triển du lịch.
THU DỊU
TrầnQuỳnh
Thy
(bên
phải)
cùng
các thực
tập sinh
thực hành
chămsóc
người cao
tuổi khi mới
sangNhật
Bản.
Ảnh: NVCC
ÔngHồQuốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy BìnhĐịnh, trao giải A
cho đoàn nghệ nhân Vĩnh Thạnh. Ảnh: TD