7
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai18-12-2023
Tiêu điểm
Ông
ONGVĂNSỆT
, huyệnVĩnhChâu,
Sóc Trăng, người từng bị kết án oan:
Chụp ảnh và sử dụng hình
ảnh phải được sự đồng ý
Cơ quan tố
tụnghuyệnBình
Chánh, TP.HCM
đã về quê tôi để
xin lỗi vì kết tội
oan tôi cùng hai
người nữa. Hình
ảnh củabuổi xin
lỗi công khai đã
được các báo thông tin. Người thân,
bạn bè, bà con chòmxómđều đã biết
chúng tôi bị oan.
Những hình ảnh chúng tôi bị còng
taydẫngiải từ trại tạmgiamđếnphiên
tòa cũngđã được đăngbáonhiều. Khi
đó, bất kỳ ai, cả luật sư, nhà báo, người
tham dự phiên tòa có đề nghị được
ghi âm, ghi hình tôi thì tôi đều đồng
ý. Bởi lẽ tôi rất mong câu chuyện vụ
án cùng lời nói, hình ảnh củamình tại
phiên tòađược công khai, đặngngười
đời và những cấp cao hơn thấy được
sự khuất tất của việc điều tra, truy tố,
xét xử chúng tôi.
Tôi thấy quy định về việc chụp ảnh
và sử dụng hình ảnh tại phiên tòa
phải được sự đồng ý là rất đúng. Tôi
bị oan, tôi mong được nhiều người
biết về trường hợp của mình thì tôi
đồng ý cho ghi âm, ghi hình. Người
khác không bị oan nhưng ngại người
thân bị ảnh hưởng, ngại con cháu sau
này nhìn thấy thì có quyền từ chối bị
ghi âm, ghi hình.
PHẢI XIN PHÉP
bộnhưng
hòa
“Quy định về việc ghi
âm, ghi hình phải được
sự đồng ý của người
tham gia tố tụng... còn
mang ý nghĩa quan
trọng hơn: Đó là đảm
bảo quyền con người.”
Ông
Nguyễn Minh Cảnh
, nguyên
thẩm phán TAND TP.HCM
Quy định của các nước về việc ghi âm, ghi hình
tại phiên tòa
Đối với các vụ án hình sự, Điều 53 Luật Tố tụng hình sự liên bang Mỹ
quy định cấm chụp ảnh và phát sóng quá trình xét xử trong phòng xử án.
Đối với các vụ án dân sự, từ năm1990, Hội đồngTư pháp (cơ quan hoạch
định chính sách cho các tòa án liên bang Mỹ) thông qua đề xuất trao cho
thẩm phán quyền cấp phép việc phát sóng, ghi âm hoặc chụp ảnh trong
phòng xử án. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đến năm2016, các thẩmphán
trong các vụ án dân sự ở Mỹ có quyền cấp phép chụp ảnh và phát sóng
hình ảnh nếu đảm bảo: Việc này phù hợp với quyền của các bên, không
làm xao lãng những người tham gia thủ tục tố tụng và không can thiệp
vào việc thực thi công lý.
Chẳng hạn, trong vụ xét xử cựuTổng thốngMỹ DonaldTrump liên quan
cáo buộc dùng tiền bịt miệng hồi tháng 3, thẩm phán Tòa án Tối cao New
York - ông Juan Mercan đã từ chối để truyền thông ghi hình phiên tòa, chỉ
cho phép chụp ảnh ôngTrump và phòng xử án trước khi phiên tòa bắt đầu.
Tại New Zealand, theo nguyên tắc đưa tin tại tòa án do Bộ Tư pháp New
Zealand ban hành năm 2016, bất cứ cá nhân hay cơ quan truyền thông
nào muốn quay phim, chụp ảnh, ghi lại hoạt động và thủ tục tố tụng tại
tòa phải nộp đơn đăng ký tại tòa án đó và chờ thẩmphán cấp phép. Thẩm
phán có thể rút lại quyết định cấp phép bất cứ lúc nào nếu tin rằng việc
chụp ảnh và phát sóng ảnh hưởng đến bị cáo và những người tham gia
phiên tòa. Ngoài ra, liên quan đến tội phạm tình dục, việc chụp ảnh và phát
sóng phải xin ý kiến của người khởi kiện.
THẢOVY
phépcácbênliên
quan mà không
nêu các trường
hợp, điều kiện
cụ thể thì chưa
đạt đượcnguyên
tắc xét xử công
khai nhằm bảo
đảm sự giám
sát của công luận, bảo đảm chức
năng giáo dục của xét xử và tăng
cường trách nhiệm của cơ quan xét
xử trước pháp luật.
Ở góc độ báo chí, nếu nhà báo tác
nghiệp mà không được ghi âm, ghi
hình thì công chúng cũng bị hạn chế
cơ hội biết công lý được thực thi thế
nào ở chốn pháp đình.
Còn nói cấm ghi âm, ghi hình là
để bảo vệ người tham gia tố tụng
trong phiên tòa cũng chưa hẳn đúng
trong một số trường hợp. Vì ở một
số vụ án, bị cáo, đương sự cũng có
nhu cầu được công khai câu chuyện
của mình trước công luận.
Tuy nhiên, cũng cần xem xét giới
hạn của báo chí trong một số trường
hợp cụ thể như trong một số phiên
xử có yếu tố nhạy cảm như xét xử vị
thành niên hay tội phạm liên quan an
ninh quốc gia... nhằm bảo vệ quyền
con người, bảo vệ lợi ích chung. Thực
tế, tại các phiên xử này, việc ghi âm,
ghi hình đã được giới hạn lâu nay.
Do đó, theo tôi, cần có hướng dẫn
cụ thể việc “xin phép và phải được sự
đồng ý” khi ghi âm, ghi hình trong
phiên tòa, phiên họp.•
Khi đi chấp hành án, ông bị cắt hộ khẩu. Khi chấp hành án
xong, trở về địa phương nhập lại hộ khẩu, hai chữ “đi tù” vẫn
còn nguyên trong sổ. Khi đi vay vốn làm ăn, xin việc làm thì hai
chữ “đi tù” ấy luôn tạo ra định kiến. Thậm chí, trên không gian
mạng lúc đó vẫn còn các bài viết về hình ảnh của ông khi bị kết
án.
Theo Điều 234 BLTTDS và Điều 153 Luật Tố tụng hành chính
thì việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng
phải được sự đồng ý của họ. BLTTHS không có quy định này.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 256 BLTTHS lại có quy định “mọi
người trong phòng xử án phải tôn trọng HĐXX, giữ gìn trật tự
và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa”. Do đó, việc
ghi âm, ghi hình sẽ không thể được thực hiện nếu không có sự
đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
Đối với vấn đề ghi âm, ghi hình bị cáo thì pháp luật hiện hành
không có quy định phải xin phép họ. Theo nguyên tắc suy đoán
vô tội thì một bị cáo được đưa ra xét xử không đồng nghĩa với
việc xem người ấy như là đã có tội. Chính vì vậy, quy định về
việc “ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của bị cáo, đương sự, người
tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ và chủ tọa
phiên tòa, phiên họp” tại khoản 4 Điều 141 dự thảo Luật Tổ
chức TAND (sửa đổi) là một quy định khá tiến bộ vì đặt trong
mối quan hệ giữa quyền riêng tư với lợi ích của cộng đồng.
Trên thế giới, quyền được lãng quên trên không gian mạng
được nhiều quốc gia thừa nhận là một quyền quan trọng của
cá nhân. Quyền này được hiểu là quyền bảo đảm những thông
tin riêng tư về cá nhân sẽ bị xóa khỏi các kết quả tìm kiếm trên
Internet và các nền tảng lưu trữ khác trong một số trường hợp
nhất định, tại một thời điểm nhất định nhằm không cho phép bên
thứ ba truy cập thông tin.
Lập luận cơ bản để xuất hiện quyền được lãng quên là thông
tin có thể mất tầm quan trọng theo thời gian và do đó việc truy
cập vào thông tin đó nên bị hạn chế. Trong lĩnh vực tư pháp hình
sự, theo nguyên tắc xóa án tích, sau một thời gian nhất định,
người bị kết án hình sự sẽ được xem là không vi phạm hình sự.
Điều này có nghĩa là những dấu chỉ liên quan đến hành vi phạm
tội, hình ảnh, âm thanh tại phiên tòa của bị cáo qua một khoảng
thời gian nhất định sẽ được xóa khỏi không gian mạng. Đối với
những sai lầm trong quá khứ, người phạm tội đã phải trả giá
bằng việc cải tạo, chấp hành án phạt. Do đó, khi họ hòa nhập
cộng đồng thì xã hội hãy lãng quên và hướng đến những điều
tích cực hơn.
Tại một số quốc gia và Việt Nam, một số trường hợp người
chấp hành án xong, trở về gia đình đã liên hệ báo chí để gỡ bỏ
những hình ảnh trước đó. Trong nhiều trường hợp, các cơ quan
báo chí đã đồng ý với yêu cầu của họ. Giả sử bị báo chí từ chối,
họ có quyền khởi kiện.
Tại Mỹ, có câu chuyện về bà Lorraine Martin bị bắt cùng với
hai con trai vì các cáo buộc liên quan đến ma túy. Tuy nhiên, các
cơ quan có thẩm quyền đã không truy tố bà Martin và xóa hồ sơ
bắt giữ theo quy chế xóa hồ sơ hình sự của tiểu bang (Criminal
records erasure statute). Thế nhưng, các bài báo về vụ bắt giữ
bà Martin vẫn xuất hiện trên không gian mạng. Vì vụ bắt giữ đã
được xóa bỏ, bà Martin yêu cầu các phương tiện truyền thông
gỡ các bài báo liên quan. Tuy nhiên, Tập đoàn truyền thông
Hearst Corporation đã từ chối yêu cầu này. Do đó, bà Martin đã
kiện tập đoàn này với tội danh bôi nhọ danh dự.
Hoạt động nghiệp vụ báo chí của nhà báo không thể thoát ly
khỏi hoạt động ghi âm, ghi hình, kể cả tại phiên tòa, phiên họp
của tòa án nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần
thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, việc ghi âm, ghi hình vẫn cần
đặt trong mối tương quan với việc bảo đảm quyền nhân thân của
cá nhân. Việc mô tả, tường thuật diễn biến phiên tòa cũng như
phán quyết của tòa án vẫn có thể được thực hiện một cách công
khai trên nền tảng tuân thủ các quy định về ghi âm, ghi hình có
điều kiện. Ở góc độ tích cực, những phiên tòa mà HĐXX công
tâm, khách quan, tìm ra được sự thật của vụ án, xử đúng người,
đúng tội, không gây oan sai... thì việc ghi âm, ghi hình có giá trị
lan tỏa rất cao.
Ngoài ra, TAND Tối cao cần quy định thủ tục cụ thể trong việc
lấy ý kiến của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là bị cáo.
Chẳng hạn, muốn ghi âm, ghi hình thì phải đăng ký trước với
thư ký; nếu người nào không đồng ý việc ghi âm, ghi hình thì
chủ tọa không cho phép ghi âm, ghi hình đối với người đó. Thiết
nghĩ, khi có các quy phạm thủ tục rõ ràng thì hoạt động ghi âm,
ghi hình tại tòa án sẽ đi vào quy củ, vừa bảo đảm giữ trật tự, sự
tôn nghiêm của phiên tòa, đồng thời bảo vệ quyền con người,
quyền công dân của những người tham gia tố tụng.
TS
CAO VŨ MINH
,
Trường ĐH Kinh tế - Luật,
ĐH Quốc gia TP.HCM
Quyềnđược lãngquên
Việc ghi
âm lời
nói, ghi
hình ảnh
của người
thamgia
tố tụng
phải được
sự đồng ý
của họ và
chủ tọa.
Ảnhminh
họa: Một
phiên tòa
hình sự
tại TAND
quận 11,
TP.HCM.
Ảnh: TRẦN
LINH