6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai18-12-2023
YẾNCHÂU
K
hoa Dân sự, Trường ĐH Luật TP.HCM vừa tổ
chức hội thảo góp ý dự thảo Nghị quyết hướng
dẫn một số quy định của pháp luật trong giải
quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình (HNGĐ).
Khó giải quyết yêu cầu bồi thường…
tuổi thanh xuân
Tại hội thảo, ThS - nghiên cứu sinh Nguyễn Đức
Phước (Chánh án TAND quận Bình Tân) trình bày
tham luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
pháp luật về HNGĐ.
Theo đó, hiện nay BLDS năm 2015, Luật HNGĐ
năm 2014 và dự thảo nghị quyết chưa quy định cụ
thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong HNGĐ.
Trong khi đó, vợ chồng có nghĩa vụ về nhân thân,
tài sản nhưng việc một bên vi phạm chưa được xử
lý bằng chế tài thích hợp. Dự thảo
nên bổ sung vấn đề này để bảo đảm
sự bình đẳng giữa vợ và chồng,
các quyền nhân thân, tài sản giữa
vợ chồng được thực thi toàn diện,
đầy đủ và triệt để.
Ông Phước chia sẻ có trường
hợp người vợ ly hôn và yêu cầu
bồi thường tuổi thanh xuân 20 năm chung sống. Nội
dung này chưa được quy định, cũng chưa có một
án lệ nào về vấn đề này trong khi tòa án lại không
được từ chối giải quyết. Vì vậy, cần xây dựng chế
định riêng về bồi thường trong HNGĐ để cụ thể hóa
trách nhiệm bồi thường...
Ông Phước cho rằng nguyên tắc bồi thường đã
được BLDS quy định nên dự thảo chỉ cần quy định
về chủ thể và hành vi. Trong đó, chủ thể gây ra thiệt
hại phải bồi thường là vợ chồng. Còn hành vi trái
pháp luật gây thiệt hại là hành vi của vợ hoặc chồng
vi phạm Luật HNGĐ và các luật liên quan gây thiệt
hại cho bên còn lại. Đó là hành vi vợ hoặc chồng vi
phạm về nghĩa vụ nhân thân (mang tính chất tình
cảm riêng tư giữa vợ chồng) hoặc gây thiệt hại về
tài sản, ảnh hưởng đến quyền của bên còn lại...
Khó xác định mâu thuẫn
đã trầm trọng hay chưa
Đồng tình với ông Phước, bà Lê Duy Bảo Chinh
(kiểm sát viên, VKSND quận Gò Vấp) cũng nêu
trường hợp xảy ra tại quận Gò Vấp là vợ yêu cầu
chồng bồi thường tiền ăn học, nuôi dưỡng con dù
khi ly hôn, con đã thành niên. Người vợ đã cung
cấp nhiều chứng từ như tiền đóng học phí, ăn ở...
để chứng minh cho yêu cầu của mình. Còn người
chồng thì cho rằng ông không đi làm nhưng là người
chăm sóc con.
Dưới góc nhìn của thẩm phán, bà Đỗ Thị Hương
(Phó Chánh Tòa Dân sự, TAND huyện Châu Thành,
Tây Ninh) đồng ý với đại biểu Phước rằng dự thảo
nên quy định bồi thường thiệt hại trong HNGĐ.
Bà Hương cũng nêu một vụ án về bồi thường thiệt
hại trong quan hệ HNGĐ mà bà
gặp phải. Đó là một vụ án người
vợ yêu cầu bồi thường 300.000
đồng/ngày trong suốt 16 năm
thanh xuân. Lý do người vợ yêu
cầu số tiền 300.000 đồng/ngày vì
bắt gặp người chồng đi bia ôm bo
300.000 đồng cho cô nhân viên.
PGS-TS Vũ Thị Hồng Yến (Trưởng khoa Luật,
Trường ĐH Sài Gòn) thì băn khoăn về vấn đề thực
hiện việc bồi thường. Chẳng hạn trong thời kỳ hôn
nhân, vợ hoặc chồng vi phạm pháp luật, phải bồi
thường cho bị hại thì sao. Lúc này phải xác định
tài sản chung, tài sản riêng mới thực hiện việc bồi
thường được…
Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Huy Hoàng (Phó
Chánh án TAND quận Gò Vấp) cho biết trong giải
quyết án ly hôn, hiện rất khó xác định mâu thuẫn
giữa vợ chồng đã trầm trọng hay chưa. Việc xác
minh tại Hội Phụ nữ cũng không thể chính xác. Vì
mâu thuẫn không phải là cãi vã ồn ào; hàng xóm
bên cạnh còn không thể biết chứ đừng nói đến các
cơ quan khác...•
Cónênquyđịnh trách
nhiệmbồi thường trong
hônnhângiađình?
Nhiều trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại tuổi
thanh xuân, bồi thường vì người kia ngoại tình... khi ly hôn
nhưng luật chưa quy định cụ thể.
Quang
cảnh buổi
hội thảo.
Ảnh: YC
Góp ý về phạm vi điều chỉnh của nghị quyết
Nhiều ý kiến cho rằng
cần xây dựng chế định
riêng về bồi thường
trong hôn nhân và gia
đình để cụ thể hóa trách
nhiệm bồi thường...
Sovớiyêucầucủathựctiễn,cóthểthấyphạmvinộidung
được nghị quyết điều chỉnh là chưa bao phủ được các vấn
đề bất cập đã và đang phát sinh cần giải quyết.
Phạm vi điều chỉnh của dự thảo có thểmở rộngmột số
nội dung như cần có quy định hướng dẫn thống nhất tiêu
chíxácđịnhviệcchấmdứt“quanhệvợchồng”đốivớitrường
hợp các bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
trướcngày3-1-1987nhưngkhôngcònchungsốngvớinhau
trên thực tế.Minhđịnh lại thẩmquyềncủa tòaán trongxác
định lại quan hệ cha con - mẹ con. Cần quy định hướng
dẫn giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng dù không sống
chungnhưngnếu cóquanhệ chămsóc, nuôi dưỡngnhau
theoquyđịnh thì phát sinhquyền thừa kế theopháp luật...
ThS
LÊTHỊ MẬN
(TrườngĐHLuật TP.HCM)
QUY ĐỊNH GHI ÂM, GHI HÌNH TẠI TÒA
Nhân văn, tiến
cần phải hài
Cân bằng và hài hòa lợi ích giữa quyền riêng
tư và lợi ích cộng đồng là cần thiết để đảmbảo
quy phạmpháp luật khi đi vào thực tiễn nhận
được sự đồng thuận cao.
NHÓMPHÓNGVIÊN
D
ự thảo lần thứ năm Luật Tổ
chứcTAND (sửa đổi) vừa được
thảo luận tại Quốc hội. Khoản
4 Điều 141 dự thảo quy định: Việc
ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của bị
cáo, đương sự, người tham gia tố
tụng khác phải được sự đồng ý của
họ và chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
Việc bảo đảm sự tôn nghiêm của
pháp đình, hoạt động tố tụng được
diễn ra hiệu quả, thông suốt là điều
quan trọng. Cùng với đó là quyền của
cá nhân đối với hình ảnh, lời nói là
quyền được pháp luật bảo vệ. Song
việc đảm bảo tiếp cận thông tin để
xã hội giám sát và phản biện cũng
góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Cân bằng và hài hòa lợi ích giữa
những đối tượng chịu sự tác động
khác nhau trong một văn bản quy
phạm pháp luật là điều khó, bởi
bên nào cũng muốn có được những
phần lợi thế.
Pháp Luật TP.HCM
xin giới thiệu
các ý kiến góp ý để đảm bảo quy
phạm pháp luật khi đi vào thực tiễn
nhận được sự đồng thuận cao, đồng
thời tạm khép lại loạt bài góp ý cho
quy định này.
Ông
NGUYỄN MINH CẢNH
,
nguyên thẩm phán TAND TP.HCM:
Tiệm cận với pháp luật
các nước và thông lệ
quốc tế
Cùng với sự
phát triển của
truyền thông,
quyền hình ảnh
củacánhânngày
càng được đề
cao và coi trọng.
Quyền hình ảnh
của cá nhân là quyền nhân thân của
cá nhân.
Do đó, khi sử dụng hình ảnh của
bất cứ ai cũng phải được người đó
cho phép và đồng ý. Nếu bị tùy tiện
sử dụng hình ảnh cá nhân thì người
có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án
ra quyết định buộc người vi phạm
phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc
sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt
hại và áp dụng các biện pháp xử lý
khác theo quy định của pháp luật.
Tại nhiều nước trên thế giới, việc
ghi hình dưới mọi hình thức đều bị
cấm nếu chưa được cho phép. Ngay
cả việc phát trực tuyến phiên xử cũng
phải có chỉ định theo tính chất vụ án.
Quy định tại Điều 141 dự thảo
Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) cho
thấy các quy định về hoạt động tư
pháp của nước ta đang theo hướng
tiệm cận với pháp luật các nước và
thông lệ quốc tế. Ởmột góc độ rộng
hơn thì quy định của dự thảo về việc
ghi âm, ghi hình phải được sự đồng
ý của người tham gia tố tụng và chủ
tọa phiên tòa, phiên họp còn mang
ý nghĩa quan trọng hơn: Đó là đảm
bảo quyền con người.
Luật sư
HOÀNG KIM MINH
CHÂU
, Đoàn Luật sư TP.HCM:
Quá khứ lầm lỡ
cần được lãng quên
TheoLuậtTiếp
cận thông tin
năm2016, công
dân được quyền
tiếp cận thông
tin từ cơ quan
nhà nước, trừ
các trường hợp
thông tin liên quan đến quốc phòng
- an ninh hoặc thông tin liên quan
đến bí mật đời tư thì phải được sự
đồng ý của người đó.
Điều 32 BLDS quy định sử dụng
hình ảnh của cá nhân phải được người
đó đồng ý; trừ khi hình ảnh được sử
dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi
ích công cộng/hoặc sử dụng hình
ảnh từ các hoạt động công cộng mà
không làm tổn hại đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Có nhiều vụ án hình sự mà bị can,
bị cáo là những kẻ giết người man
rợ, những tham quan ăn của dân
không từ thứ gì, những kẻ ấu dâm,
mua dâm người chưa thành niên...
Việc phản ánh những thông tin về
việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ
án này được công chúng chờ đón.
Một bài báo dù thông tin hấp dẫnmà
thiếu hình ảnh đi kèm thì cũng giảm
đi sự hấp dẫn của nội dung thông tin.
Nói đi cũng phải nói lại, mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật, quá
khứ lầm lỡ, đen tối cần được lãng
quên. Do vậy, những người đã chấp
hành xong bản án, đã tái hòa nhập
cộng đồng có quyền yêu cầu các
cơ quan báo chí hoặc chủ tài khoản
mạng xã hội gỡ bỏ hình ảnh, viết
tắt danh tính, thông tin cá nhân của
mình trong các phiên tòa hình sự
trước đây.
PV
Ý NHI
, báo
Người Lao Động:
Cần hướng dẫn cụ thể
Nếu yêu cầu tuyệt đối phải xin