288-2023 - page 3

3
Họ đã nói
Thời sự -
Thứ Hai 18-12-2023
Đ i ề u
chúng tôi
quan tâm
n h ấ t l à
Googlegiúp
cho các cơ
quanbáochí
trong việc
bảo vệ bản
quyền. Đây là vấn đề bức xúc,
rất cấp báchmà Google là nền
tảnghoànhảogiúpđỡcơquan
báo chí trong việc bảo vệ bản
quyền và ngăn chặn những
trang, kênh lấy lại.
Ông
LÊ QUỐC MINH
,
Chủ tịch Hội
Nhà báo VN, Tổng Biên tập báo
Nhân
Dân
,
phát biểu tại buổi tổng kết
chương trình đào tạo chuyển đổi số
báo chí năm 2023
Thôngtin
chínhthống,
thông tincó
bản quyền
t ừ các cơ
quan báo
c h í p h ả i
được đánh
giáđúnggiá
trịvàđánhgiáđócuốicùngphải
quy ra hiệu quả kinh doanh và
hiệuquảthôngtintuyêntruyền
đến với xã hội.
Ông
NGUYỄN THANH LÂM
,
Thứ trưởng Bộ TT&TT,
phát biểu tại
buổi tổng kết chương trình đào tạo
chuyển đổi số báo chí năm 2023
kinh tế báo chí
Sựquan tâmcủa cơ quan
chủquản chưađồngđều
Thực tế có một số cơ quan chủ quản báo chí thiếu
quan tâm, để cho cơ quan báo chí tự chủ, tự “bơi”, thiếu
quan tâm đến việc chăm sóc, bồi dưỡng cho nguồn cán
bộ, nhân viên, PV cũng như cơ sở vật chất để họ hoàn
thành nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của cơ quan, tổ
chức của mình.
Mặt khác, về mặt khách quan, không phải cơ quan chủ
quản nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện được yêu
cầu trên. Có những hội ở Trung ương, thậm chí ở các địa
phương cũng rất khó khăn, đương nhiên kéo theo là khó
có điều kiện quan tâm, hỗ trợ tờ báo hoặc tạp chí của họ.
Đây là vấn đề nhận thức, vì có thể anh không có kinh
phí hay chưa có điều kiện nhưng về mặt nhận thức, anh
nên quan tâm, nắm được tình hình, tâm tư, nguyện vọng
và hướng phát triển, tạo điều kiện những cơ chế, những
cách và chỉ đạo cho các tổ chức của mình hỗ trợ, phối
hợp với các cơ quan báo chí thực hiện. Tôi cho rằng thế
cũng đã là giúp đỡ rồi, không phải là phải có kinh phí.
Trong đánh giá, nhận xét của Ban Bí thư cho đến Bộ
TT&TT, Hội Nhà báo có chung nhận xét về các cơ quan
chủ quản là không có sự quan tâm đồng đều.
Có cơ quan chủ quản quan tâm rất tốt, quan tâm từ
việc đào tạo, quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo, tạo
điều kiện về cơ sở vật chất, PV thâm nhập vào các lĩnh
vực theo đúng tôn chỉ, mục đích của họ. Như báo
Nông
nghiệp
chẳng hạn, lĩnh vực nông nghiệp họ tạo điều kiện
cho PV đi sâu vào những mảng về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, phối hợp với Hội Nhà báo xây dựng,
phát động những giải báo chí, những sân chơi vận động
xã hội hóa cho các hoạt động của báo, cùng với báo làm
rất nhiều chương trình cho xã hội, được bạn đọc quan
tâm.
Đặc biệt, báo chí TP.HCM hầu hết đều có những
chương trình, sự kiện gắn liền với sự hỗ trợ của cơ quan
chủ quản, trước đây là các sở, ngành, sau này là Ủy ban
và Thành ủy, đều rất quan tâm.
Ông
TRẦN TRỌNG DŨNG
,
Phó Chủ tịch
Hội Nhà báo Việt Nam
Sớmhoàn thiện chế độ
tiền lương chất lượng,
đúng tiếnđộ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ liên
quan xây dựng các văn bản, công việc cụ thể
để triển khai chế độ tiền lương bảo đảm chất
lượng, hiệu quả, đúng tiến độ.
Tại Nghị quyết 217 về phiên họp Chính phủ thường
kỳ tháng 11, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu
các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh rà soát, sắp xếp
tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế, sắp xếp lại đơn vị
hành chính cấp huyện, xã theo quy định.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển
khai toàn diện, đồng bộ cải cách hành chính, nhất là
thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh, đặc biệt là tái cấu trúc 53 dịch vụ công thiết
yếu tích hợp, cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc
gia.
Chính phủ giao các đơn vị, địa phương bám sát tình
hình, diễn biến cung - cầu hàng hóa thiết yếu trong
nước, chủ động phương án điều tiết phù hợp, triển
khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường,
giá cả, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu
phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm và Tết
Nguyên đán, trong đó chú trọng chính sách an sinh
xã hội, chăm lo chu đáo đời sống của nhân dân, nhất
là người có công với cách mạng, gia đình chính sách,
người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo.
Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu các đơn vị,
địa phương thúc đẩy mạnh mẽ các động lực về đầu
tư, tiêu dùng, xuất khẩu nhằm phục hồi nhanh tăng
trưởng kinh tế; quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy
các động lực tăng trưởng mới; thúc đẩy phục hồi
nhanh sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các ngành
sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Đồng thời xử lý hiệu quả các tồn tại, vướng mắc để
phục hồi và phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh,
bền vững các thị trường, nhất là thị trường trái phiếu
doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán, lao động,
khoa học công nghệ...
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ gồm
Nội vụ, Tài chính, LĐ-TB&XH theo chức năng,
nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng các văn bản
quy định và công việc cụ thể để triển khai chế độ tiền
lương mới kể từ ngày 1-7-2024 bảo đảm chất lượng,
hiệu quả, đúng tiến độ.
Trong đó, yêu cầu các địa phương hoàn thiện xây
dựng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức
trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp
công lập.
Đối với các địa phương, Thủ tướng yêu cầu quyết
liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu
hoàn thành giải ngân ở mức cao nhất kế hoạch vốn
đầu tư công năm 2023 được giao.
Các địa phương cũng cần quan tâm thực hiện tốt
các chính sách đối với người có công với cách mạng,
tạo công ăn việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, đời
sống của nhân dân. Kịp thời giải quyết các khó khăn,
vướng mắc, vấn đề tồn đọng kéo dài.
N.THẢO
Chính phủ yêu cầu các địa phương nhanh chóng hoàn thiện
ngay việc xây dựng vị trí việc làmcủa cán bộ, công chức.
Ảnh: LÊ THOA
nghiệp thì chúng ta mới nói
được với bên ngoài.
Ví dụ, chúng ta yêu cầu các
nền tảng mạng xã hội, người
dùng tôn trọng bản quyền thì
chính cơ quan báo chí cũng
phải tôn trọng bản quyền của
báo bạn. Thực tế, rất nhiều báo
sao chép của nhau mà không
trả tiền bản quyền, khai thác
hình ảnh của báo khác nhưng
không đề tên và cũng không
trả nhuận ảnh.
Cần sự hỗ trợ hơn nữa
về chính sách thuế
. Nói về nguồn thu của báo
chí, một số cơ quan báo chí
cũng đã có chuyên mục thu
phí bạn đọc, ông đánh giá thế
nào về giải pháp này?
+ Theo thông tin tôi nắm
được thì hiệu quả vẫn chưa
nhiều. Lý do là bên cạnh chất
lượng của thông tin thì vẫn có
nguyên nhân bản quyền. Bởi
chỉ cần có người sao chép
và lan truyền mà không cần
phải trả một chi phí nào thì cơ
quan báo chí không giữ được
bản quyền.
Trong điều kiện việc sao
chép rất đơn giản như hiện
nay thì không có một biện
pháp nào có thể ngăn được
nếu không có luật pháp quy
định cụ thể. Ngoài ra, bạn đọc
cũng đã hình thành thói quen
đọc không mất tiền, hay nói
một cách dân dã là “đọc chùa”.
Tuy nhiên, trong bức tranh
chung này cũng có báo cho
biết trang thu phí của họ trên
báo điện tử đã cân bằng được
thu chi, nếu đúng như thế thì
rất mừng và đáng khuyến
khích. Cho dù còn khó khăn
nhưng tôi rất ủng hộ thu phí
từ độc giả, vì như thế tờ báo
mới sống bền vững, mới sống
bằng nguồn của độc giả, còn
những gì đang cản trở chúng
ta trên con đường đó thì chúng
ta phải tháo gỡ.
. Mới đây, Bộ TT&TT đã có
đề xuất giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp xuống 10%
đối với các nguồn thu của
cơ quan báo chí, ông đánh
giá thế nào về động thái này?
+ Đây là đề xuất rất đúng.
Ngay từ năm 2020, lúc dịch
bệnh bùng phát, Hội Nhà báo
cũng đã có văn bản gửi BộTài
chính, trong đó có nội dung về
giảm thuế. Điều đơn giản là
tác phẩm báo chí là một loại
hàng hóa đặc biệt, không chỉ
theo quy luật cung - cầu như
các hàng hóa khác mà nội
dung lại phục vụ cho công
tác tư tưởng, cung cấp thông
tin chính sách, tuyên truyền.
Vì thế, nếu không có sự
hỗ trợ của Nhà nước, trong
đó có chính sách thuế thì sẽ
thiếu công bằng khi cơ quan
báo chí cũng phải nộp thuế
như các doanh nghiệp trong
khi vẫn phải thực hiện nhiệm
vụ chính trị của mình. Cho
nên cảm giác có gì đó không
công bằng.
Việc cơquan nhà nước giảm
thuế cũng chính là để hỗ trợ
thực hiện tốt hơn nhiệm vụ
chính trị của mình, có điều
kiện sử dụng nguồn kinh phí
hiệu quả hơn cho việc nâng
cao chất lượng nội dung.
Giảm thuế không phải để
làm giàu cho cơ quan báo
chí mà chủ yếu để cơ quan
báo chí giảm bớt khó khăn
để tái sản xuất sức lao động,
ổn định cho người lao động
và đầu tư, đặc biệt là những
công trình về chuyển đổi số.
Tôi tin rằng Bộ Tài chính
sẽ tiếp thu ý kiến này để
trình Chính phủ trong thời
gian tới. Ngoài ra, cũng cần
phải đề cao vai trò của cơ
quan chủ quản của các cơ
quan báo chí trong giai đoạn
hiện nay. Rõ ràng trên thực
tế, không phải cơ quan báo
chí nào cũng được hỗ trợ một
cách hiệu quả xuất phát từ
nhiều yếu tố.
. Với những đánh giá như
trên, ông nhìn nhận thế nào về
bức tranh của báo chí VN trong
thời gian tới?
+Từnhữngchínhsáchvĩmô,
từ những chiến lược về chuyển
đổi số báo chí của Bộ TT&TT
cho đến các địa phương, sự vào
cuộccủacáccơquanbáochí, tôi
tin rằng trong vòng 5-7 nămnữa
chúng ta sẽ thấy được sự lột xác
toàn diện của báo chíVN.
Thời điểmnày tôi cảmnhận
chuyển đổi số của báo chí VN
đã sánhngang, thậmchí cómặt
còn nhỉnh hơn các nước trong
khu vực. Chúng ta cũng chứng
kiến được những thế hệ trẻ làm
báohiệnnayđãnắmđượccông
nghệ và đammê nghề nghiệp,
tôi tin rằng họ sẽ thành công.
. Xin cảm ơn ông.•
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook