3
Thời sự -
ThứSáu22-12-2023
MINHANH
(Theo
VGP
)
N
gày 21-12, Bộ Ngoại
giao đã tổ chức phiên
toàn thể về ngoại giao
kinh tế phục vụ phát triển đất
nước trong khuôn khổ Hội
nghị Ngoại giao lần thứ 32.
Thủ tướng Phạm Minh
Chính tham dự và phát biểu
chỉ đạo hội nghị.
Tạo môi trường
hòa bình, ổn định
cho phát triển
Phát biểu chỉ đạo hội nghị,
Thủ tướng PhạmMinh Chính
biểu dương và đánh giá cao
các nỗ lực và thành công của
ngành ngoại giao và các lực
lượng đối ngoại trong thời
gian qua với sáu thành tựu
nổi bật. Cụ thể, tiếp tục đổi
mới tư duy, nhận thức, biến
kinh tế thực sự trở thành
nhiệm vụ trung tâm của các
hoạt động đối ngoại, nắm
bắt sát diễn biến tình hình
và tham vấn hiệu quả trong
quốc gia, dân tộc lên trên hết.
Đồng thời phát huy truyền
thống tốt đẹp của các thế hệ
đi trước trong ngành ngoại
hơn, nâng cao tính chủ động
trong triển khai công tác ngoại
giao kinh tế. Công tác ngoại
giao toàn diện nhưng ngoại
giao kinh tế vẫn là trụ cột
quan trọng.
Phát huy tự lực,
tự cường, chủ động,
sáng tạo
Thủ tướng đề ra sáu nhiệm
vụ chính cho ngành ngoại
giao và các cơ quan liên
quan trong triển khai công tác
ngoại giao kinh tế. Đó là tiếp
tục thể chế hóa, cụ thể hóa
các chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước, Chính phủ về công tác
ngoại giao kinh tế trên cơ sở
đổi mới về tư duy, tầm nhìn
chiến lược, phương pháp luận
và cách tiếp cận để thúc đẩy
vai trò trung tâm của kinh
tế. Triển khai có trọng tâm,
trọng điểm, bám sát xu thế
chung của thế giới kết hợp
với tập trung tháo gỡ khó
khăn, vượt qua thách thức.
Đó còn là hoàn thiện cơ
chế, thúc đẩy hợp tác, cụ thể
hóa các cam kết, thỏa thuận
về kinh tế và rà soát quá trình
triển khai các cam kết đã ký;
đa dạng hóa thị trường, sản
phẩm, chuỗi cung ứng. Tập
trung khai thác tiềm năng của
các thị trường Trung Đông,
châu Phi, Nam Mỹ và thị
trường Halal; phát huy tính
tự lực, tự cường, chủ động,
sáng tạo; tăng cường phối
hợp, liên kết với các ngành,
địa phương theo tinh thần “lấy
doanh nghiệp, địa phương làm
trung tâm phục vụ”, bám sát
yêu cầu của người dân, doanh
nghiệp, phải làm, phải cung
cấp “những gì mà người ta
cần chứ không phải những
gì mình có”.
Hội nghị đã lĩnh hội các ý
kiến chỉ đạo của Thủ tướng
để thảo luận, đề ra chương
trình, đề án, biện pháp
triển khai đồng bộ, sáng
tạo, hiệu quả các hoạt động
ngoại giao kinh tế. Qua đó
góp phần đưa công tác này
thực sự trở thành một động
lực mạnh mẽ cho phát triển
nhanh, bền vững đất nước
trong giai đoạn mới.•
Thủ tướng PhạmMinh Chính đánh giá cao các nỗ lực và thành công của ngành ngoại giao. Ảnh: VGP
Công an TP.HCM nói gì về việc
người vi phạm nồng độ cồn tăng?
Chiều 21-12, tại buổi họp báo định kỳ về tình hình kinh
tế - xã hội TP.HCM, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng
phòng Tham mưu Công an TP.HCM, đã có thông tin về
kết quả xử lý nồng độ cồn trong đợt cao điểm từ ngày
16-11 đến 15-12. Theo đó, Công an TP đã thực hiện kiểm
soát, phát hiện, xử lý 2.256 trường hợp vi phạm nồng độ
cồn. So với cùng kỳ năm 2022, con số này tăng 1.095
trường hợp (94%).
Lý giải về việc trường hợp vi phạm nồng độ cồn tăng
94% so với cùng kỳ năm ngoái, ông Hà cho biết đây là
thời điểm Công an TP mở cao điểm xử lý nồng độ cồn.
“Công an TP đã tăng cường các tổ công tác, tăng cường
trang thiết bị cho công an quận, huyện xử lý vi phạm nồng
độ cồn. Đồng thời, thực hiện kiểm tra triệt để, không có
vùng cấm, không có ngoại lệ, do đó ghi nhận số lượng
người vi phạm cao” - ông Hà nhìn nhận.
Cũng theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, trong thời gian đầu
triển khai cao điểm kiểm tra nồng độ cồn, Công an TP ghi
nhận số lượng người vi phạm tăng cao. Tuy nhiên càng
về sau, số người vi phạm đã giảm dần do người dân đã ý
thức, chấp hành nghiêm chỉnh quy định. Về tình hình tai
nạn giao thông, ông Hà cho biết từ ngày 16-11 đến 15-12,
Công an TP.HCM ghi nhận 180 vụ tai nạn, làm 40 người
chết và 131 người bị thương. So với cùng kỳ năm ngoái,
tăng tám vụ và giảm 10 người tử vong.
BẢO PHƯƠNG
TP.HCM kiến nghị có ưu đãi
cán bộ văn thư, lưu trữ
Ngày 21-12, UBND TP.HCM đã có buổi làm việc với
đoàn công tác Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, khảo sát
phục vụ dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang làm trưởng đoàn.
Thông tin với đoàn, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô
Minh Châu cho biết hiện TP.HCM đã đầu tư xây dựng
công trình Trung tâm lưu trữ TP giai đoạn 1 với tổng kinh
phí là 420 tỉ đồng với 18 tầng. Đây là điều cần thiết để
bảo quản 3.900 m tài liệu.
Hiện TP.HCM có 1.187 nhân sự làm công tác lưu trữ,
đang bảo quản hơn 214.900 m giá tài liệu; phục vụ khai
thác sử dụng tài liệu trên 30.000 lượt/năm.
Ông Châu nhìn nhận qua 10 năm thực hiện Luật Lưu
trữ, bên cạnh mặt được vẫn còn những tồn tại, khó khăn.
Đơn cử kinh phí cho công tác lưu trữ còn ít, kho lưu trữ
tại một số cơ quan chưa được xây dựng mới, trang thiết bị
bảo quản tài liệu chưa được đầu tư hiện đại.
Từ thực tế đó, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh
Châu kiến nghị quy định cụ thể về tài liệu điện tử và tài
liệu số, quy định thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy,
biên chế quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ cấp tỉnh; đề
nghị bổ sung quy định chế tài trong công tác lưu trữ. Theo
ông, phải có chế tài để các cơ quan có liên quan khi kiểm
tra, xử lý, xử phạt, tạo tính răn đe bắt buộc cao hơn.
BẢO PHƯƠNG
xây dựng chính sách ngoại
giao kinh tế; kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, giữa bên trong và
bên ngoài.
Đồng thời, góp phần giải
quyết các vấn đề mang tính
toàn cầu, toàn dân như an
ninh lương thực, ứng phó với
biến đổi khí hậu, bảo vệ môi
trường; tạo lập môi trường
hòa bình, ổn định, hợp tác
cho phát triển.
Nâng cao hiệu quả công tác
ngoại giao văn hóa, chuyển
văn hóa thành sức mạnh nội
sinh; triển khai hiệu quả công
tác ngoại giao nhân dân, thúc
đẩy quan hệ kinh tế giữa
doanh nghiệp với doanh
nghiệp, người dân với người
dân, đặc biệt là địa phương
với địa phương.
Thủ tướng nhìn nhận những
thành tích đó có được nhờ
sự nỗ lực của Bộ Ngoại giao
trong việc quán triệt, cụ thể
hóa đường lối đối ngoại của
Đảng, Nhà nước, đặt lợi ích
giao, cùng sự phối hợp chặt
chẽ, nhịp nhàng giữa các
bộ, ban ngành, địa phương;
phản ứng nhanh, chính xác,
kịp thời.
Thủ tướng Phạm Minh
Chính đề nghị công tác ngoại
giao kinh tế phải bám sát yêu
cầu trong nước, lấy thực tiễn
làm thước đo, đề cao tính
hiệu quả, chân thành, tôn
trọng, tin cậy, đồng thời đẩy
mạnh xây dựng đội ngũ cán
bộ ngoại giao nhạy bén về
chính trị, nhạy cảm về kinh
tế, sâu sắc về khoa học công
nghệ, tinh thông về ngoại
giao, hiểu biết về luật pháp,
có tâm và có tầm.
Thủ tướng đánh giá trong
thời gian tới, tình hình thế
giới sẽ tiếp tục khó khăn,
nguy nhiều hơn cơ, do đó
Bộ Ngoại giao phải nỗ lực
Tình hình thế giới
tiếp tục khó khăn,
phức tạp, do đó Bộ
Ngoại giao phải nỗ
lực hơn, nâng cao
tính chủ động trong
triển khai ngoại
giao kinh tế.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết từ đầu những
năm2000, Đảng bộ và chính quyềnTP đã chú
trọngphát triển thị trường tài chính, từđóhình
thành ý tưởng về việc xây dựng trung tâm tài
chính quốc tế của Việt Nam tại TP.
Tháng 10-2023, Chính phủ đã ban hành
quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng
đề ánTrung tâm tài chính khu vực và quốc tế
do phó thủ tướng Chính phủ làmtrưởng ban.
Theo ôngHoan, kết quả năm2023,TP.HCM
thu hút vốn FDI được khoảng 3,4 tỉ USD;
lượng kiều hối chuyển về đạt gần 9 tỉ USD,
tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm 2022. Các
nguồn lực tài chính được thu hút thông qua
các hoạt động ngoại giao kinh tế và các chính
sách thu hút hiệu quả của TP có vai trò quan
trọng, góp phần tạo nguồn lực, mở rộng và
đẩymạnhphát triển cácdịchvụ tài chính, giao
dịch tài chính từngbước hình thànhdiệnmạo
một trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM.
Trong thời gian tới,TP tiếp tục triểnkhai hiệu
quả, đồng bộ các hoạt động đối ngoại trên
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa thông
tin đối ngoại, công tác ngườiViệt Namở nước
ngoài trên tinh thần chủ động và sáng tạo,
thực chất và chuyên nghiệp, phù hợp với đặc
điểmvà tìnhhình; tập trung xây dựng thương
hiệu và quảng bá hình ảnh quốc tế vềTP thân
thiện, năng động, an toàn, là điểm đến hấp
dẫn của du khách và nhà đầu tư quốc tế, sẵn
sàng quỹ đất; sẵn sàng quy hoạch; sẵn sàng
hạ tầng; sẵn sàng nguồn nhân lực để đápứng
cho các nhà đầu tư...
NGỌC DIỆP
Kiều hối về TP.HCM năm 2023 gần 9 tỉ USD
Ngoại giao kinh tế là trụ cột
quan trọng
Thủ tướng PhạmMinh Chính đề nghị ngoại giao kinh tế phải bám sát yêu cầu trong nước,
lấy thực tiễn làm thước đo, đề cao tính hiệu quả, chân thành, tôn trọng, tin cậy.