12
HẢI DƯƠNG
T
rong kế hoạch giảm
nghèo giai đoạn 2021-
2025, tỉnh Bình Định đặt
mục tiêu tỉ lệ nghèo đa chiều
giảm 1,5%-2%/năm, huyện
nghèo giảm bình quân hằng
năm từ 6%.
Đến năm 2025, tỉnh giảm
1/2 số hộ nghèo, hộ cận nghèo
so với đầu kỳ theo tiêu chí
nghèo đa chiều của quốc gia.
Để thực hiện mục tiêu nói
trên, SởLĐ-TB&XHtỉnhBình
Định đã và đang nỗ lực triển
khai linh hoạt nhiều giải pháp
hỗ trợ giảm nghèo bền vững.
Từ hộ nghèo vươn
lên thành triệu phú
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh
Bình Định, phong trào thi đua
“Vì người nghèo -Không để ai
bị bỏ lại phía sau” luôn dành
được sự quan tâm rất lớn của
lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND,
UBND, Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh trong chỉ đạo, tổ
chức thực hiện.
Tất cả được cụ thể hóa
thông qua các cơ chế hỗ trợ
hộ nghèo, hộ cận nghèo của
tỉnh. Bên cạnh đó, chính sách
hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo
nhằm tạo cơ hội tiếp cận các
nguồn vốn tín dụng ưu đãi để
hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo
việc làm ổn định, từng bước
vươn lên thoát nghèo, thậm
chí thành triệu phú.
Từ những tấm gương điển
hình này đã tạo được niềm tin
cho nhiều hộ nghèo, hộ cận
nghèo, tạo thành phong trào
sâu rộng để nhiều người học
tập và noi theo.
Hộ ôngĐinhVănCho (thôn
2, xã An Quang, huyện An
Lão) - một trong những hộ
gia đình điển hình tiêu biểu
trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số về phát triển kinh tế
hộ gia đình.
sự hỗ trợ kiến thức của ban
ngành, địa phương và được
vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông
dân, ông Ngôn đã mạnh dạn
chi hơn 300 triệu đồng để đầu
tư chuồng trại và chăn nuôi
15 con bò sinh sản.
Bên cạnh đó, ôngNgôn còn
tận dụng diện tích đất gò đồi
để trồng ngô và cỏ làm thức
ăn nuôi bò. Từ đó việc chăn
nuôi của gia đình có hiệu
quả hơn, trong những năm
2021-2023, thu nhập bình
quân sau khi trừ các chi phí
đạt trên 200 triệu đồng/năm
từ mô hình chăn nuôi.
Hiện ông Ngôn còn là chủ
đại lý bán cám. Không chỉ
vươn lên thoát nghèo, ông
Ngôn còn giúp đỡ bà con cùng
sản xuất tăng thu nhập, nâng
cao đời sống; tạo công ăn việc
làm cho nhiều lao động trong
địa phương.
Không để ai bị bỏ lại
phía sau
Theo bà ĐỗThị DiệuHạnh,
GiámđốcSởLĐ-TB&XHtỉnh
Bình Định, phong trào thi đua
“Vì người nghèo - Không để
ai bị bỏ lại phía sau” đã khơi
dậy ý chí tự lực, tự cường,
phát huy nội lực của người
dân để vươn lên thoát nghèo.
Và phong trào đã được từng
cấp, từng ngành đưa đến mọi
ngõ ngách, đời sống cụ thể
của nhân dân, vùng nghèo,
xã nghèo.
Cụ thể, trong ba năm (2021-
2023), từ nguồn ngân sách nhà
nước và huy động, UBND
tỉnh đã tặng quà cho 68.389
lượt hộ nghèo trên địa bàn
tỉnh nhân dịp Tết Nguyên
đán với tổng kinh phí đã thực
hiện hơn 34 tỉ đồng.
Ủy ban MTTQ Việt Nam
tỉnh và các hội, đoàn thể trong
tỉnh đã huy động các nguồn
với tổng kinh phí hơn 313 tỉ
đồng để hỗ trợ xây dựng, sửa
chữa 1.095 căn nhà; 1.253 hộ
nghèo, hộ cận nghèo được
hỗ trợ phát triển sản xuất…
Bên cạnh đó, chính sách tín
dụng ưu đãi đã cung cấp vốn
đầy đủ cho hộ dân thuộc đối
tượng được hỗ trợ theo nhu
cầu và điều kiện khi tham gia
vay vốn tín dụng ưu đãi. Đã
có hơn 20.000 hộ nghèo, hộ
cận nghèo tham gia vay vốn,
trong đó gần 20% hộ vươn
lên thoát nghèo…•
Quahainămthựchiệnchương
trình giảm nghèo trên địa bàn
tỉnhBìnhĐịnhđãmanglạinhiều
kết quả phấn khởi. Nhiều hộ
nghèo, hộ cận nghèo làm ăn
có hiệu quả, vươn lên thoát
nghèo bền vững; đời sống của
người nghèo được cải thiện cả
về vật chất và tinh thần, thu
hẹp khoảng cáchgiàu - nghèo.
Bà
ĐỖ THỊ DIỆU HẠNH,
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định
Tiêu điểm
Ủy banMTTQViệt Namtỉnh BìnhĐịnh phối hợp cùngỦy banMTTQViệt Namthị xãHoài Nhơn
bàn giao hỗ trợ nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo. Ảnh: NGỌCDIỄM
Ông Cho chia sẻ trước đây
là hộ nghèo, cuộc sống vô
cùng khó khăn, căn nhà kiên
cố là niềm mơ ước xa xỉ đối
với gia đình ông.
“Năm 2021, từ chương
trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo, tôi được hỗ trợ ba con
heo giống nên tôi mạnh dạn
vay vốn từ Ngân hàng Chính
sách xã hội để đầu tư phát triển
chăn nuôi heo đen. Kết hợp
với việc nấu rượu lấy hèmnuôi
heo và buôn bán nhỏ lẻ, bước
đầu đã đem lại thu nhập ổn
định, đảm bảo cuộc sống cho
gia đình” - ông Cho chia sẻ.
Ngoài ra, ông Cho còn mở
rộng đầu tư phát triển kinh tế
bằng cách mở thêm dịch vụ
Phong trào thi đua
“Vì người nghèo -
Không để ai bị bỏ lại
phía sau” đã khơi
dậy ý chí tự lực, tự
cường, phát huy nội
lực của người dân để
vươn lên thoát nghèo.
bida, buôn bán một số mặt
hàng, đầu tư phát triển trồng
cây nguyên liệu giấy. Với sự
nỗ lực, tự chủ, vượt khó vươn
lên, năm 2022 hộ ông Cho
đã thoát nghèo bền vững và
có thu nhập ổn định, đã xây
dựng được nhà ở kiên cố và
đủ điều kiện nuôi con cái học
hành tử tế.
Tương tự, từ một hộ nghèo
lâunăm, nayôngLêVănNgôn
(thôn Vạn An, xã Mỹ Châu,
huyện PhùMỹ) đã thành triệu
phú tại địa phương.
Trước đây, dù có 7 sào lúa
nhưng do cách canh tác không
hiệu quả nên nhiều năm liền
gia đình ông Ngôn vẫn là hộ
nghèo của xã. Năm2021, nhờ
Đời sống xã hội -
ThứBảy23-12-2023
Bình Định: Nhiều người
thoát nghèo, thành triệu phú
Nhiều hộ
nghèo ở Bình
Định đã thoát
nghèo, thậm
chí thành
triệu phú
nhờmô hình
giảmnghèo
bền vững.
THÔNG BÁO THAY ĐỔI NỘI DUNG GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật
, Giấy Đăng ký hoạt động số
41.07.0823/TP/ĐKHĐ cấp lần đầu ngày 15/07/2008, thay đổi lần 08 ngày
22/11/2023, địa chỉ trụ sở: 19B (Lầu 1,2,3) Cao Bá Nhạ, Phường Nguyễn Cư
Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, điện thoại: (028) 6290 6420, email:
, website: dongphuongluat.com, người đại diện
theo pháp luật: Luật sư Nguyễn Thành Công, công bố thông tin đăng ký
thay đổi lần thứ 8 nội dung đăng ký hoạt động như sau:
Cập nhật thông tin văn phòng giao dịch của Công ty tại địa chỉ: KL30
Khu dân cư Phú Long- Phân khu số 5, đường Nguyễn Hữu Thọ, ấp 5, xã
PhướcKiển,huyệnNhàBè,ThànhphốHồChíMinh;điệnthoại:0906633168;
người thường trực: ông Nguyễn Thành Công.
Quảng cáo
Vụ “bữa ăn bán trú vùng cao”:
Hiệu trưởng xin từ chức
Ngày 22-12, ông Trần Ngọc Hà, Hiệu trưởng Trường
Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 Hoàng Thu Phố,
đã có đơn xin từ chức gửi UBND huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Trong đơn, ông Hà thừa nhận ở vị trí lãnh đạo, ông đã
không làm tốt dẫn đến bất bình trong dư luận.
Lãnh đạo huyện Bắc Hà cho biết sự việc diễn ra trong
thời gian ông Hà bị tạm đình chỉ để phục vụ công tác điều
tra, xác minh. Tuy nhiên, UBND huyện đang xem xét, xử
lý theo quy định.
Như báo
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, vụ việc “bất
thường bữa ăn bán trú vùng cao” trở thành điểm nóng từ
ngày 16-12, khi
VTV24
phát phóng sự về 11 học sinh của
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 Hoàng
Thu Phố ăn chung hai gói mì ăn liền chan với cơm.
Tỉnh Lào Cai hôm sau lập tức yêu cầu huyện Bắc Hà phối
hợp cùng Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai lập đoàn kiểm tra, xác
minh vụ việc. Ngày 17-12, UBND huyện Bắc Hà đã tạm
đình chỉ công tác với ông Trần Ngọc Hà.
XUÂN NGUYỄN
TP.HCM khánh thành đường sách
TP Thủ Đức
Sáng 22-12, TP.HCM đã khánh thành đường sách TP
Thủ Đức tại tuyến đường Hồ Thị Tư có chiều dài 206 m.
Ông Lê Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Đường sách
TP.HCM, cho biết thiết kế đường sách lấy cảm hứng của
vùng sông nước Nam Bộ với tổng giá trị 10 tỉ đồng từ
nguồn vốn xã hội hóa.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc
Sở TT&TT TP.HCM, cho biết sự ra đời của đường sách TP
Thủ Đức đã nối dài thành công của đường sách TP.HCM
và cũng là thành tựu trong việc phát triển văn hóa đọc của
TP. Cũng theo ông Thắng, TP đang định hướng tăng cường
phát triển văn hóa đọc và tăng cường xây dựng các không
gian sách, các đường sách trên địa bàn để giúp người dân
có điều kiện thưởng thức và đọc sách.
TP.HCM sẽ phát triển các không gian sách ở bốn trục
của TP. Phía đông là đường sách TP Thủ Đức, phía nam là
quận 7, phía tây dự kiến là quận Bình Tân và phía bắc dự
kiến là huyện Củ Chi.
VĂN HÀ
Hội Chữ thập đỏ huyệnAn Lão trao bê cái sinh sản hỗ trợ sinh kế
cho hộ nghèo ở xã An Trung. Ảnh: TL
12 tập thể và 13 cá nhân được chủ tịch UBND tỉnh Bình
Định trao tặng bằng khen về thành tích xuất sắc tiêu biểu
trong thực hiện phong trào thi đua“Vì người nghèo - Không
để ai bị bỏ lại phía sau”giai đoạn2021-2025 trênđịa bàn tỉnh.