3
Thời sự -
ThứBảy23-12-2023
VIẾT THỊNH
N
gày 22-12, tại Hà Nội
đã diễn ra Hội nghị toàn
quốc về phát triển các
ngành công nghiệp văn hóa
(CNVH)Việt Nam. Đây là hội
nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng về phát triển
các ngành CNVHViệt Nam.
Công nghiệp văn hóa
đóng góp tích cực
vào thành tựu
kinh tế chung
Phát biểu tại hội nghị, Thủ
tướng Chính phủ PhạmMinh
Chính bày tỏ: Văn hóa Việt
Nam là kết tinh thành quả
của hàng ngàn năm văn hiến,
lao động sáng tạo, đấu tranh
kiên cường dựng nước và giữ
nước của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Văn hóa là kết
quả giao lưu và tiếp thụ tinh
hoa của nhiều nền văn hóa
thế giới để không ngừng hoàn
thiện mình và phát triển.
Theo Thủ tướng, CNVH là
đề cập đến các ngành công
nghiệp sản xuất ra các sản
triển kinh tế - xã hội chung
của đất nước. Cụ thể, đóng
góp của ngành này năm 2021
đạt 3,92% GDP. Năm 2022
tăng lên 4,04% GDP.
Các sản phẩm CNVH trên
các lĩnh vực (âm nhạc, hội
họa, văn chương, sân khấu,
điện ảnh…) ngày càng đa
dạng, phong phú, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu
quan tâm đặc biệt của Đảng,
Nhà nước và sự vào cuộc của
các cấp, các ngành, các địa
phương, thời gian qua các
ngành CNVH dần trở thành
những ngành kinh tế dịch vụ
quan trọng. Sự đầu tư nguồn
vốn vào các ngành CNVH đã
thúc đẩy thị trường CNVH có
những bước tiến mới, đóng
góp tích cực vào phát triển
kinh tế - xã hội.
Chưa phát huy hết
tiềm năng, lợi thế
Thủ tướng nhận định so
với một số ngành khác thì
các ngành CNVHnước ta vẫn
chưa phát huy được hết tiềm
năng, lợi thế. Nguyên nhân
là từ thể chế, cơ chế, chính
sách phát triển CNVH chưa
theo kịp thực tiễn. Công tác tổ
chức thực hiện trong một số
ngành, lĩnh vực thuộc CNVH
chưa hiệu quả (như việc xử lý
các vấn đề sao chép, vi phạm
bản quyền...).
Nguồn lực đầu tư cho
CNVH chưa tương xứng, còn
dàn trải; việc huy động các
nguồn lực ngoài Nhà nước,
phương thức đối tác công tư
chưa đạt yêu cầu.
Nội dung, hình thức sản
phẩm, dịch vụ trong các lĩnh
vực CNVH còn hạn chế. Cụ
thể là thiếu những sản phẩm,
tác phẩm lớn, phản ánh được
hơi thở, sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước; một
số tác phẩm có biểu hiện
“lệch chuẩn”. Văn hóa dễ bị
tác động bởi các yếu tố bên
ngoài như suy thoái kinh tế,
dịch bệnh…
Nguồn nhân lực trong các
ngành CNVH chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển, cả về số
lượng và chất lượng; thiếu
chính sách đãi ngộ phù hợp.
Sau khi chỉ ra nguyên
nhân, hạn chế, bài học kinh
nghiệm cũng như tiềm năng
to lớn của ngành CNVH, Thủ
tướng cũng chỉ rõ các quan
điểmđể phát triển ngành công
nghiệp này. Đồng thời, Thủ
tướng yêu cầu các cơ quan
tính toán dành gói tín dụng
ưu đãi (trước mắt khoảng
20.000-30.000 tỉ đồng) để
phát triển ngành này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài
chính, Bộ KH&ĐT, Ngân
hàng Nhà nước chủ trì, phối
hợp với Bộ VH-TT&DL và
các bộ, ngành, địa phương
nghiên cứu, đề xuất xây
dựng, hoàn thiện các cơ chế,
chính sách liên quan. Trong
đó có chính sách ưu đãi đầu
tư, hợp tác công tư, quản lý
tài sản công, thuế, hoàn thuế
giá trị gia tăng, tiếp cận tín
dụng đối với doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân đầu tư vào
các ngành CNVH.•
Thủ tướng Chính phủ PhạmMinhChính chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành
công nghiệp văn hóa Việt Nam. Ảnh: VGP
Sáng 22-12, trong khuôn khổ Hội nghị
Ngoại giao lần thứ 32, Bộ Ngoại giao tổ
chức phiên họp toàn thể về xây dựng, phát
triển ngành. Tại hội nghị, Phó Thủ tướng
Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận những
kết quả toàn ngành ngoại giao đạt được
trong thời gian qua.
Ông ghi nhận phát biểu tham luận của
một số bộ, ngành, các đại sứ, trưởng cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Đồng
thời ghi nhận những nỗ lực của ngành trong
chuẩn hóa quy trình đào tạo, bồi dưỡng, bổ
nhiệm cán bộ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương.
Phó Thủ tướng đề nghị ngành ngoại giao
trong năm 2024 cần phát huy những kết
quả đạt được để chuyển mình mạnh mẽ
hơn nữa. Theo ông, đất nước đã ở thế và
lực khác, trong khi thế giới có nhiều biến
chuyển phức tạp nên người làm đối ngoại
cũng phải “giỏi hơn, mạnh hơn”.
Với tinh thần này, Phó Thủ tướng đề nghị
Bộ Ngoại giao sớm hoàn thiện Đề án Chiến
lược xây dựng và phát triển ngành ngoại
giao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần Bộ
Ngoại giao phải chủ động phối hợp, đồng
hành với các bộ, ngành, địa phương, với
bạn bè quốc tế để nhận được sự ủng hộ và
“4 đồng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
nêu “đồng tình, đồng lòng, đồng sức, đồng
minh”.
Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại
giao Nguyễn Minh Vũ, từ Hội nghị Ngoại
giao lần thứ 31 (2021) đến nay, trước diễn
biến phức tạp trên thế giới cũng như yêu
cầu nhiệm vụ ngày càng cao đặt ra cho công
tác đối ngoại, công tác xây dựng ngành
ngoại giao đã đạt nhiều kết quả nổi bật.
Ngành ngoại giao đã làm tốt công tác
cán bộ với việc chuẩn hóa công tác tuyển
dụng theo hướng bài bản. Ngành đề cao yếu
tố công khai, minh bạch, công bằng, cạnh
tranh; đề cao tư duy, trình độ ngoại ngữ và
khả năng phát triển của ứng viên; liên tục
đổi mới, sáng tạo hình thức tuyển dụng để
thu hút nhân tài.
Cùng với đó, ngành ngoại giao tiếp tục
kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần
Nghị quyết 18/2017 của Trung ương về sắp
xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị;
xây dựng và chuẩn hóa quy chế, quy trình
làm việc và cơ chế chỉ đạo điều hành.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ,
ngành ngoại giao đang tích cực xây dựng
Đề án Chiến lược xây dựng và phát triển
ngành ngoại giao đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045. Đây sẽ là văn bản đầu tiên
hệ thống hóa các quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng
ngành ngoại giao mang tính tổng thể và
toàn diện, có ý nghĩa định hướng.
Nhiều nội dung liên quan trong Đề án
Chiến lược đã được Bộ Ngoại giao đưa ra
lấy ý kiến trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại
giao lần thứ 32 và Hội nghị Ngoại vụ lần
thứ 21.
V.HOA
phẩm mang tính nghệ thuật
và sáng tạo cả vật thể hoặc
phi vật thể. Nguồn lợi kinh
tế mang lại từ ngành công
nghiệp này được tạo ra từ
việc khai thác những giá trị
văn hóa cùng những sản phẩm
và dịch vụ có tính trí tuệ, có
ý nghĩa xã hội.
Ngành CNVH đóng góp
tích cực vào thành tựu phát
của công chúng. Trong đó,
nhiều sản phẩm có giá trị cao,
tạo được tiếng vang trong
nước và quốc tế. Nhiều di
sản văn hóa được khai thác
có hiệu quả; nhiều ca sĩ Việt
đạt hàng trăm triệu lượt xem
trên YouTube hay được yêu
thích trên các nền tảng số
khác trong và ngoài nước…
Ngày càng nhiều doanh
nghiệp, người lao động tham
gia phát triển CNVH. Giai
đoạn 2018-2022, số lượng
các cơ sở kinh tế hoạt động
trong các ngành CNVH tăng
khá cao ở mức 7,2%/năm
(hiện có trên 70.000 cơ sở
kinh tế). Lực lượng lao động
thuộc các ngành CNVH tăng
khá nhanh ở mức 7,4%/năm.
Hiện thu hút khoảng 2,3 triệu
lao động, chiếm 4,42% tổng
lực lượng lao động của toàn
nền kinh tế.
Thủ tướng nhận định với sự
“Ngành công
nghiệp văn hóa
đóng góp tích cực
vào thành tựu phát
triển kinh tế - xã hội
chung của đất nước.
Cụ thể, năm 2021
đạt 3,92% GDP,
năm 2022 tăng lên
4,04% GDP.”
1. Phát triểnCNVHphải bámsát chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước về văn hóa.
2.PháttriểnCNVHphảigópphầnquantrọng
xây dựng nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm
đàbảnsắcdântộc,phảiđượcđặttrongtổngthể
phát triển kinh tế - xã hội. CNVHphải được tiếp
cậnbìnhđẳngvớicácngànhcôngnghiệpkhác
vềtiếpcậnvốn,đấtđai,thuếvàcácưuđãikhác.
3. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm
CNVH theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại,
năng động, sáng tạo, có tính cạnh tranh cao.
4. Phát triển CNVH phải gắn liền với việc
quảng bá, lan tỏa hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam.
5. Các sản phẩm, dịch vụ CNVH phải đảm
bảo đáp ứng được các yếu tố“Sáng tạo - bản
sắc - độc đáo - chuyên nghiệp - lành mạnh
- cạnh tranh - bền vững”, trên nền tảng “Dân
tộc - khoa học - đại chúng” theo Đề cương
văn hóa Việt Nam (1943).
6. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phải
đồng bộ, quyết liệt, kiên trì, có trọng tâm,
trọng điểm.
6 quan điểm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
Gói tín dụng ưu đãi 20-30 ngàn tỉ
cho ngành công nghiệp văn hóa
Thủ tướng PhạmMinh Chính đề nghị dành gói tín dụng ưu đãi để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
Việt Nam trong thời gian tới.
Ngànhngoạigiaocầnpháthuyđểchuyểnmìnhmạnhmẽhơn
Phó Thủ tướng Trần LưuQuang đề nghị dành gói
tín dụng ưu đãi để phát triển các ngành
công nghiệp văn hóa. Ảnh: VGP