XUAN-2023 - page 14

XuânQuýMão
15
sóng “hình sin” theo chiều
hướng lên xuống và đây
là giai đoạn chuẩn bị nhảy
sóng. Bởi lẽ theo nguyên
lý, muốn tiến thì buộc phải
lùi, giống như cung và tên
vậy, khi bắn ra khỏi đường
cung, mũi tên nhất định
phải khiêm tốn lùi về phía
sau vài nhịp.
Một tín hiệu vô cùng khả
quan sau giai đoạn “đóng
băng”, chúng ta cực kỳ ấn
tượng với vấn đề chuyển
đổi số trong phát triển kinh
tế. Có thể thấy từ trung
ương đến địa phương, từ
các cơ quan nhà nước đến
doanh nghiệp đều bắt đầu
những câu chuyện “đỉnh
cao của kỷ nguyên công
nghệ” với tiêu chí lấy
chuyển đổi số làm trọng
tâm để phát triển.
Hay nói cách khác, thời
kỳ “đóng băng” do dịch
COVID-19 là giai đoạn
“nằm kén”, đây là giai
đoạn tìm xu hướng mới
để “tiến hóa”, để chuyển
mình, để tập trung tất cả
sức lực nhằm “phá kén” và
tung cánh tự tin bay trên
bầu trời. Và một trong
những xu hướng ta tìm
thấy trong thời kỳ “nằm
kén” chính là chuyển đổi
số như đã nói. Theo lẽ,
chuyển đổi số chắc chắn
chưa phát triển nhanh như
hiện nay nếu chưa “đụng
độ” với dịch bệnh.
Vì đụng độ với dịch bệnh
mà các nền tảng như họp
mặt online, tổ chức sự kiện
online, làm việc online,
mua sắm online; thậm chí
ăn nhậu, đi du lịch cũng
online... đều phát triển và
nâng tầm cao mới. Đây
cũng là một câu chuyện lạc
quan trong thời kỳ “ngủ
đông”, bởi dịch bệnh có
thể ảnh hưởng đến tất cả
lĩnh vực nhưng lại không
“có cửa” tác động đến công
nghệ số.
Với những dữ liệu và
dữ kiện hiện nay, những
định hướng trong tương
lai gần, xa, nền kinh tế
VN chắc chắn sẽ tiếp tục
tỏa sáng, tiếp tục là “vơ
đét” của khu vực châu Á
và vươn xa ra thế giới. Vị
thế của VN sẽ thay đổi
nhanh, mạnh, bền vững
với tiêu chí đẩy mạnh
chuyển đổi số. Chúng ta
hoàn toàn có thể lạc quan
bởi nhìn ở góc độ “chớp
cơ hội” thì đây là thời
điểm cho hàng loạt doanh
nghiệp bứt phá, trong đó
có giới trẻ với những xu
hướng “khởi nghiệp 4.0”.•
THỜI CỦA “KHỞI NGHIỆP 4.0”
Vì công nghệ số quá phát triển nên hiện nay ở nước ta đã xuất hiện những xu hướng kinh
doanh, khởi nghiệp mới với tên gọi “khởi nghiệp thời 4.0”. Thương mại điện tử hiện nay
không chỉ hoạt động ở vùng phủ sóng trong nước mà đã “xuyên biên giới”. Thậm chí các
doanh nghiệp còn dựa vào công nghệ để khảo sát nhu cầu, đánh giá thị trường và tạo nhu
cầu để cung ứng sản phẩm.
Nhìn lại trước thời kỳ dịch bệnh, công nghệ 4.0 vốn đã phát triển một cách tương đối. Từ
việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử, công nghệ gọi xe, giao hàng, mua sắm trên
mạng…đã được người dân ưa chuộng, bởi thực ra những hình thức này vốn rất mới, lạ và
tất nhiên cũng rất… sành.
Quay về khoảng năm năm trước, cô bán quần áo, chị bán giày, anh bán bánh, chú
bán cá, dì bán tôm…đã biết tận dụng Facebook - một loại hình mặt bằng miễn phí để
livestream bán hàng. Tuy nhiên, cũng chính vì việc lạm dụng mạng xã hội để kinh doanh
đã dẫn đến nhiều hệ lụy như bán hàng tràn lan, hàng giả, hàng nhái, lừa đảo…khiến
người dân mất dần niềm tin với loại hình kinh doanh không mặt bằng này.
Tưởng chừng hình thức bán hàng qua “phây” mất điểm trong mắt người tiêu dùng thì
khoảng năm 2019, 2020 một lần nữa dịch bệnh lại vô hình trung tạo cơ hội cho loại hình
kinh doanh này bùng nổ trở lại. Việc ngại đi ra ngoài mua sắm để tránh dịch đã dần thay
thế bằng thói quen mua đồ online. Thế nhưng tư duy bán hàng thời kỳ này đã khác, chúng
ta bắt gặp rất nhiều KOL (Key Opinion Leader - những người có tầm ảnh hưởng, có sức
hút) đứng ra livestream bán hàng để tạo niềm tin, uy tín đối với người mua. Vậy nên không
khó để bạn lướt “phây”, like dạo lại bắt gặp nhiều, thậm chí rất nhiều diễn viên, nghệ sĩ nổi
tiếng quảng cáo những mặt hàng bạn đang cần nào là son phấn, quần áo, thuốc giảm cân,
thực phẩm chức năng, nước hoa hàng hiệu…đố bạn tìm ra mặt hàng nào còn thiếu.
CHỚP CƠ HỘI KIẾM BỘN TIỀN
YouTube là một trong những kênh kinh doanh một lần nữa được bùng nổ trở lại và nằm
trong xu hướng khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ. Các YouTuber bắt đầu chú trọng vào việc
phát triển kênh để kiếm tiền hơn là làm chơi cho biết hay làm vì đammê. Trong hai năm
“nằm vùng” do đại dịch, con người có xu hướng chủ động tìm kiếm, xemmột số chủ đề
mình yêu thích và kênh YouTube trở thành công cụ hữu hiệu để phục vụ cho nhu cầu này.
Đặc biệt, sau dịch bệnh con người càng có xu hướng tìm kiếm những điều mới mẻ khiến
các kênh YouTube tưởng chừng đã vào “kỷ băng hà” thì nay lại được tái tạo và nở hoa.
Thậm chí các nhà đài, công ty truyền thông trước đây vốn quen thuộc với các giờ phát
sóng truyền hình thì nay họ hầu như tập trung phần lớn để xây dựng kênh YouTube. Đặc
biệt, họ cũng không nằm ngoài xu hướng sử dụng các KOL để phát triển kênh và tăng
lượng người xem. Đối với loại hình kinh doanh bằng cách xây dựng kênh YouTube, chẳng
có gì ngon ăn bằng những lượt view, người xem càng đông, càng vui, tiền vào càng nhiều.
Đi cùng “anh chàng” YouTube là xu hướng kiếm bộn tiền của “cô nàng” TikTok. Nếu
trước đây TikTok đơn thuần là trò chơi của giới trẻ khi phát những video ngắn mang tính
vui chơi, giải trí thì nay kênh này trở thành phương tiện kiếm tiền ngang ngửa các CEO,
nghệ sĩ nổi tiếng…Dễ nhận thấy một số kênh TikTok được đầu tư một cách chuyên
nghiệp, không khác gì một doanh nghiệp thực thụ. Họ có các diễn viên, quản lý kinh
doanh, đội ngũ viết kịch bản và đạo diễn chuyên nghiệp. Không ít TikToker đã vô hình
trung trở thành những KOL với lượng follower tăng chóng mặt.
TikToker ngày nay làm việc rất chuyên nghiệp, đúng với xu hướng lấy chuyển đổi
số làm trọng tâm. Họ có khảo sát, tìm hiểu nhu cầu của người xem để “kích” đúng chỗ
“thích” của đông đảo bạn trẻ. Thường họ sẽ xây dựng một kịch bản và mỗi tập phim ngắn
sẽ là một tình tiết khiến nhiều người chú ý và đã xem thì phải chờ xem tập tiếp theo để thỏa
mãn cái kết…HE (happy ending).•
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...62
Powered by FlippingBook