XUAN-2023 - page 19

XuânQuýMão
20
“VUATÀUCÁ”
  SáuNinh
“TỪ NHỎ TÔI ĐÃ GẮN
VỚI BIỂN CẢ, TÔI HIỂU
RÕ NHỮNG RỦI RO,
NGUY HIỂM LUÔN
RÌNH RẬP NGƯ DÂN.
TÔI THÀNH LẬP TỔ ĐỘI
ĐOÀN KẾT, TRANG BỊ
CÁC THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI
CHO CÁC TÀU CÁ ĐỂ
ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG
AN TOÀN” - “VUA TÀU CÁ”
SÁU NINH TRẢI LÒNG.
TấnLộc
N
hững ngày
cuối năm
2022, biển
động liên
tục, ông Sáu
Ninh hầu như không rời
chiếc điện thoại. Ông ngồi
tại nhà điều hành hoạt
động của tám chiếc tàu
công suất lớn của gia đình
đang đánh bắt ở các vùng
biển Hoàng Sa, Trường
Sa của Việt Nam. Ông là
Bùi Thanh Ninh, 65 tuổi,
ngụ thôn Thiện Chánh 1,
phường Tam Quan Bắc,
thị xã Hoài Nhơn (Bình
Định). Ông Sáu Ninh được
người dân địa phương tôn
vinh là “vua tàu cá”.
KÉO KHƠI XA GẦN VỚI
ĐẤT LIỀN
Ngồi tại nhà nhưng ông
Sáu Ninh nắm rõ tình hình
của tám chiếc tàu đang
đánh bắt ngoài khơi xa bởi
các tàu liên tục cập nhật
thông tin về đất liền. Từ
đó, ông Sáu Ninh kịp thời
đưa ra các yêu cầu, chỉ dẫn,
điều phối để các tàu hoạt
động phù hợp, hiệu quả,
kịp thời hỗ trợ lẫn nhau.
Ông Sáu Ninh chia tám
chiếc tàu của mình thành
hai tổ đội đánh bắt. Mỗi
khi ra khơi các tàu cùng tổ
đội đi thành đoàn, đánh
bắt ở khu vực gần nhau
để kịp thời hỗ trợ, giúp
đỡ nhau. Mỗi tổ đội luôn
có một tàu thường xuyên
nằm ở vùng biển Trường
Sa hoặc Hoàng Sa để làm
nhiệm vụ thả chà, chong
đèn dụ cá, phục vụ cho các
tàu còn lại đến đánh bắt.
Hằng tháng anh em liên
tục “đổi bạn” để thay nhau
về đất liền.
Khi có tàu gặp luồng cá
lớn, đánh bắt đầy khoang,
ông Sáu Ninh điều những
tàu gần đó đến tiếp
sức. Nếu gặp lúc “biển
đói”, đánh bắt dài ngày
nhưng sản lượng thấp, tàu
gần cạn nhiên liệu, lương
thực… ông sẽ cho các tàu
gom hải sản lại để một tàu
1978, khi ông
đang là trung đội
trưởng trinh sát
thuộc Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh Gia
Lai - Kon Tum
thì cha ông bệnh
nặng, không có
người chăm sóc
nên ông xin xuất
ngũ. Khi ông về
quê nhà, tài sản
duy nhất của gia
đình là chiếc ghe
máy cũ nát. Hằng
ngày ông dùng
chiếc ghe này
đánh cá nuôi sống
cả nhà.
“Hồi đó, biển nhiều cá
lắm nhưng mình không
có tàu lớn nên quanh năm
chiếc ghe chỉ quanh quẩn
gần bờ. Lúc nào tôi cũng
khát khao đóng được chiếc
tàu lớn để ra khơi” - ông
Sáu Ninh nhớ lại.
Đến năm 1994, khi đã
tích góp được gần 30 lượng
vàng, ông vay thêm vốn
ngân hàng rồi trực tiếp đi
tìm mua gỗ, tự tay vẽ mẫu,
sau đó thuê thợ đóng chiếc
tàu theo thiết kế riêng của
mình. Chiếc tàu đầu tiên
do ông Sáu Ninh đóng (trị
giá 200 triệu đồng) chỉ có
công suất 40 CV nhưng là
niềm mơ ước, khát khao
của biết bao gia đình ngư
dân nghèo khó lúc đó.
Chiếc tàu đầu tiên đi biển
liên tục có lãi, ông trả dần
nợ ngân hàng rồi dành
dụm, vài năm sau ông đóng
chở về bờ, các tàu còn lại
tiếp tục đánh bắt.
Sau khi bán hải sản, tàu
về bờ chở nhiên liệu, lương
thực… ra khơi tiếp tế cho
các tàu đang bám biển. Đặc
biệt, khi có tàu bị sự cố, ông
Sáu Ninh có thể điều nhiều
tàu đánh bắt gần đó đến ứng
cứu kịp thời.
Ông Sáu Ninh đầu tư
hàng trăm triệu đồng trang
bị nhiều thiết bị công nghệ
để giữ liên lạc thường
xuyên với các tàu, hỗ trợ
đánh bắt. Nhờ vậy, đội
tàu của ông luôn chủ động
trước tình hình thời tiết,
neo trú an toàn mỗi khi có
gió bão. Đặc biệt, ông Sáu
Ninh thường xuyên giám
sát để đảm bảo tất cả tàu
cá đều đánh bắt tại vùng
biển hợp pháp.
“Từ nhỏ tôi đã gắn với
biển cả, tôi hiểu rõ những
rủi ro, nguy hiểm luôn rình
rập ngư dân. Tôi thành lập
tổ đội đoàn kết, trang bị các
thiết bị hiện đại cho các tàu
cá để đảm bảo hoạt động an
toàn” - ông Sáu Ninh nói.
Ông Nguyễn Chí Công,
Phó Chủ tịch UBND thị
xã Hoài Nhơn, nói: “Cách
thức tổ chức hoạt động
đánh bắt, chỉ huy đội tàu
của ông Ninh đã kéo khơi
xa về gần hơn với đất liền.
Nhờ đó, việc đánh bắt ngày
càng hiệu quả, an toàn”.
TỪ CHIẾC GHE NÁT
ĐẾN “VUA TÀU CÁ”
Ông Sáu Ninh kể: Năm
tiếp chiếc tàu thứ hai với
công suất lớn hơn.
Những chiếc tàu của ông
ra khơi đánh bắt xa bờ liên
tục trúng lớn. Với khát
vọng ra khơi xa làm giàu,
khi tích lũy đủ vốn, ông
lại đóng thêm tàu có công
suất lớn hơn.
Dù chưa bao giờ qua
trường lớp nào về đóng
tàu nhưng ông Sáu Ninh
lại rất rành về thiết kế
các mẫu tàu, kể cả vận
hành sao cho an toàn,
hiệu quả. Chính vì thế
ngư dân khắp nơi đến đặt
ông đóng tàu. Có năm
ông nhận đóng hơn 200
chiếc tàu. Khi có vốn, ông
đầu tư, điều hành luôn
xí nghiệp đóng tàu ngay
cạnh nhà ông.
Tiếp đó, ông mở thêm
các dịch vụ cung ứng nhiên
liệu, thực phẩm cho các tàu
đánh cá rồi bao tiêu luôn
sản phẩm. Từ nguồn thu
nhập này, ông tập trung
đầu tư phát triển đội tàu
của tổ đánh bắt thủy sản
Sáu Ninh. Chính vì thế,
người dân địa phương gọi
ông là “vua tàu cá”.•
KHÁTVỌNGMỞCƠSỞ
NGHỀCÁỞTRƯỜNGSA
Vị thủ lĩnh tổ đánh bắt thủy sản Sáu Ninh từng gửi đơn
đến các cơ quan chức năng xin được cấp một mảnh đất
tại đảo Song Tử Tây thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh
Khánh Hòa để lập cơ sở phục vụ nghề cá. “Nguyện vọng
của tôi là được xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá ở
đảo Song Tử Tây. Cơ sở này nhằm xây dựng trạm cho tổ
đội đánh bắt thủy sản ra vào. Hai là để giảm bớt chi phí
nguyên liệu. Ba là thời gian bám biển dài ngày hơn. Bốn
là nối đảo với đất liền gần hơn. Năm là để khẳng định chủ
quyền của Tổ quốc và chủ trương bám biển” - ông Sáu
Ninh trình bày nguyện vọng trong đơn.
“Đối với ngư dân, biển là ruộng, đảo là nhà. Nếu có cơ
sở làm ăn ngay trong nhà của mình ở Trường Sa thì tàu
thuyền của ngư dân sẽ không phải mất bốn, năm ngày để
vào đất liền tiếp nhiên liệu, lương thực và quan trọng nhất
là mình được làm ăn ngay trong nhà của mình ở nơi đầu
sóng ngọn gió, qua đó góp phần bảo vệ chủ quyền, đất
đai, trời biển của Tổ quốc” - ông Sáu Ninh chia sẻ.
KHỞI NGHIỆP TỪ CHIẾC GHE NHỎ,
ÔNG SÁU NINH VỚI KHÁT VỌNG
VƯƠN RA BIỂN LỚN ĐÃ DẦN TRỞ
THÀNH “VUA TÀU CÁ”, ĐOÀN KẾT
NGƯ DÂN CÙNG NHAU LÀM GIÀU.
với
khát vọng lớn
từbiển
"Vua tàu cá" Sáu Ninh đang trao đổi qua điện thoại với
các ngư dân đánh bắt ngoài khơi. Ảnh: T.LỘC
Niềm vui của ngư dân Bình Định
khi trúng mẻ cá ngừ đại dương. Ảnh: MINH THU
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...62
Powered by FlippingBook