XUAN-2023 - page 27

XuânQuýMão
28
TrươngGiaHòa
H
ình như lâu
quá rồi,
mình không
lang thang
giữa Sài Gòn
đêm. Lén thả cho bạn một
tin nhắn, như là nói lén
vào một hố bom đang mở
miệng, cốt là cho qua cái
cảm xúc ẩm ương hoặc là
cho chìm đi một nỗi nhớ
ngớ ngẩn rằng mình đang
nhớ Sài Gòn quá chừng.
Bạn trả lời đúng một chữ
“Điên”.
Tôi đã lặng người đi một
chút rồi cười một mình.
Vì đó là bạn. Ừ thì cũng
điên. Tụi mình đang nằm
dài nằm duỗi trong lòng
Sài Gòn chứ đâu. Như con
sâu cuộn mình trong lá mà
miệng cứ lép nhép nói nhớ
chiếc lá vậy.
15 phút sau, bạn nhắn
tin: “Ra cửa đi, tao chở đi
một vòng Sài Gòn. Nỗi
nhớ khùng điên coi vậy
chớ lây lan khiếp quá!”.
Bạn chép miệng nói!
Thỉnh thoảng lại thấy
báo đăng ai đó đã đi được
bao nhiêu quốc gia trên thế
giới. Như mới đây, cô gái
nọ đã đến được 99 nước của
Trái đất này và đang hứng
khởi chuẩn bị đi đến một
đảo quốc trên biển Caribe
để chạmmốc 100 quốc gia
trong cuộc đời tươi trẻ của
mình. Đó quả thật là điều
đáng ngưỡng mộ, bởi không
phải ai cũng có đủ điều kiện
về sức khỏe, tài chính lẫn
thời gian để biến cuộc đời
mình trở thành một hành
trình xa xỉ, cuốn hút mê say
như vậy.
Ở quy mô nhỏ hơn một
chút, cô bạn thân của tôi
đang treo một cái bản đồ
hình chữ S thật to ở phòng
khách. Trên đó, bạn đã tô
nhiều dấu chân màu sắc rực
rỡ lẫn trầm buồn cho những
nơi bạn đã đặt chân đến!
Ừ nhỉ, ai rồi cũng có
một cái bản đồ riêng cho
đời mình. Có người đã đi
hầu khắp các quốc gia.
Có người tự đặt mục tiêu
đặt chân lên được 63 tỉnh,
thành của Việt Nam. Còn
tôi, cái bản đồ của mình
sao mà nhỏ bé lại vừa
mênh mông, sao mà gọn
gàng nhưng lại quá ngoằn
ngoèo, chi chít mang tên
Sài Gòn.
Tấm bản đồ được ghi
nhận đầu tiên của Sài
Gòn đã được lập nên từ
năm 1799 dưới thời Chúa
Nguyễn với sự hiện diện
của hai trung tâm đô thị
lớn là Bến Nghé và Chợ
Lớn. Sau đó lần lượt những
tấm bản đồ khác được ra
đời, hầu hết là do người
Pháp thực hiện, phục vụ
cho những mục đích khác
nhau và dĩ nhiên là chính
xác hơn, chi tiết hơn, nhiều
công trình hiện diện ra rõ
nét hơn...
Rồi đến một ngày, khi
Google Map đã cất giọng,
100 m nữa quẹo phải,
mấy ai còn nhớ tấm bản
đồ dán băng keo trong để
vá những đường rách của
mình đang nằm ở hốc kẹt
nào hay là đã nằm trong
mớ giấy vụn bán cho bà ve
chai từ nhiều năm trước.
Không còn nữa hình ảnh
những em sinh viên đi xe
đạp, dán mắt vào tấm bản
đồ ở một góc ngã tư nào đó
rồi ngẩng đầu lên đi tiếp.
Giờ đây mỗi khi ra đường,
bạn hẳn sẽ tự tin hơn khi
điện thoại còn pin và có
kết nối 4G. Những tấm bản
GIỜ ĐÂY, KHI NGHE
GOOGLE MAP
CẤT GIỌNG CHỈ
ĐƯỜNG, AI CÒN
NHỚ TẤM BẢN ĐỒ
- VẬT BẤT LY THÂN
KHI MỚI ĐẾN SÀI
GÒN HỌC HÀNH
RỒI TRỤ LẠI
LẬP NGHIỆP…
TỤI MÌNH ĐANG
NẰM DÀI NẰM
DUỖI TRONG
LÒNG SÀI GÒN
CHỨ ĐÂU. NHƯ
CON SÂU CUỘN
MÌNH TRONG LÁ
MÀ MIỆNG CỨ LÉP
NHÉP NÓI NHỚ
CHIẾC LÁ VẬY.
đồ giấy người ta còn không
nghĩ tới nó nữa, huống gì
chuyện vẽ lại bản đồ. Vậy
mà chúng tôi đã đi đến cạn
bình xăng chỉ để nói về
chuyện vẽ bản đồ cho Sài
Gòn thôi đấy.
Bạn nói xa xăm: “Tao
sẽ bắt đầu từ Bến xe Bà
Quẹo”. Đúng rồi, khi
chúng tôi nhảy khỏi chiếc
xe đò cũ nát và ở trên nóc
anh lơ xe cái miệng bài
hãi hỏi xe này của ai rồi
gần như quăng nó xuống
đất. Tôi một chiếc, bạn
một chiếc xe đạp, cứ theo
đường Cách Mạng Tháng
Tám mà chạy cắm đầu. Tới
ngã tư Bảy Hiền, vẫy tay
chào nhau. Bạn sẽ quẹo
phải vào Lý Thường Kiệt
về ký túc xá Bách khoa.
Tôi đi thẳng, thẳng hoài
chừng nào qua khỏi bùng
binh Thánh Gióng, “Tên
đường dù không còn là
Cách Mạng Tháng Tám thì
con cũng nhớ đi thẳng”.
Lời dặn của ba chính là nét
vẽ đầu tiên cho tấm bản đồ
Sài Gòn của riêng mình.
Sau khi quẹo phải vào
Trần Hưng Đạo, nhìn bên
trái “Chỗ mà quần áo treo
lõng võng, cũ kỹ, xấu xí là
nó đó”. Vậy là tôi “quánh
dấu” cái ký túc xá xa lạ này
bằng một ngôi sao xanh.
Rồi từ cái ngôi sao xanh
thắm ước mơ tuổi trẻ ấy,
tấm bản đồ Sài Gòn của tôi
đã mở rộng dần ra.
Đây là Văn khoa ở
Đinh Tiên Hoàng, đây là
trường và nơi học của chị
ở Nguyễn Chí Thanh, đây
là nhà cậu, đây là ký túc xá
của đám bạn Bách khoa, là
nơi đi dạy kèm, là trường
học Anh văn… tấm bản đồ
Sài Gòn hay tình yêu Sài
Gòn không biết tự lúc nào
đã đậm màu dần, dày đặc
thêm mỗi ngày. Tôi và bạn
bè mình đã vẽ lên đó bằng
bao nhiêu là trải nghiệm, là
xúc cảm ngây ngô lẫn dại
khờ của tuổi 20.
Những công trình, những
công viên và nhất là những
con đường chúng ta đã
đi qua. Đã có lúc chúng
không còn là con đường
nữa, khi người yêu chở đi
trên con đường ấy vì đơn
giản sẽ ngang qua một cây
ngọc lan đẫm hương. Có
những con đường chúng
tôi cố tình đi lạc để rồi ghé
một quán sinh tố vỉa hè,
bâng quơ nhìn dòng người
qua lại, lòng thầm kiên
định một ý chí ở lại Sài
Gòn, dù mọi thứ vẫn còn
khá mơ hồ trước mắt.
Hẳn là bạn cũng đã có
một tấm bản đồ Sài Gòn
trong lòng mình rồi chứ
gì. Nếu bạn ở miền Trung,
có lẽ sẽ bắt đầu vẽ từ cầu
Bình Triệu bạn nhỉ. Nếu
là từ Bến xe Miền Tây ở
đường Kinh Dương Vương
thì thật dễ để biết quê
hương bạn ở đâu rồi.
Tấm bản đồ của chúng
ta biến chuyển mỗi ngày.
Như là nó thở được, như
là có những đôi mắt đang
nheo lại, đang mở to, đang
rưng rưng mờ nhòe. Công
nghệ của Google Map có
thông minh đến đâu cũng
làm sao ướp vào đấy hương
hoa, mùi thuốc Bắc, mùi
của mồ hôi lao nhọc. Có
xao xác hoa dầu khi mùa
hè đến và cả xao xác thất
thần trên đường Nguyễn
Chí Thanh đoạn ngang
qua Chợ Rẫy? Những con
đường bạn đi là để thêm
da thêm thịt cho tấm bản
đồ ấy. Mỗi hơi thở bạn thở
ra là tô cho tấm bản đồ ấy
một gam màu ấm áp thêm
một chút.
Như là đêm nay, tôi có
bạn hiểu được nỗi nhớ cho
mình. Không phải là nhớ
Sài Gòn, mà chính xác
là nhớ việc vẽ bản đồ Sài
Gòn! Như là đêm nay,
chúng tôi đã cùng nhau vẽ
thêm một cung đường của
tình bạn. Ngày tết đang
gần thật gần, tấm bản đồ
dường như đang nở hoa
suốt những con đường đi.
Để Sài Gòn của tôi, từ
đó lại trở nên gần gũi và
thênh thang hơn.•
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...62
Powered by FlippingBook