XUAN-2023 - page 25

XuânQuýMão
26
ErichTrần
N
gười đi ngoài
đường cứ tất
bật vội vã,
tỏ vẻ bận
rộn, có kẻ cố
chấp vượt cả vài giây đèn
đỏ chỉ để đến quán cà phê
cho đúng hẹn đặng tà tà
“tám” với bạn bè.
Bản thân “chủ đề” cà
phê Sài Gòn cũng là những
câu chuyện dài “talk” mãi
không hồi kết. Ai mang
cà phê đến Sài Gòn? Rất
nhiều người không có câu
trả lời nhưng cũng ráng
suy ngẫm xem mình đã
biết, đã xem hay đã đọc
ở đâu chưa. Nhưng nếu
hỏi cà phê ở Sài Gòn có
bao nhiêu loại, bao nhiêu
phong cách thì câu trả lời
chắc chắn có ngay trong
tích tắc: “Không biết”!
Cho nên lại nói cà phê
không phải là đặc sản của
Sài Gòn nhưng chắc chắn
là đặc trưng của Sài Gòn.
Bạn bè gặp nhau: Vào
quán cà phê. Gia đình
quây quần: Đi cà phê.
Tình nhân hẹn hò: Vô
cà phê… Và “talk about
cà phê Sài Gòn” cũng đa
dạng, đa sắc, đa phong
cách như để chiều lòng
muôn vạn khách.
Sài Gòn lúc nào chả ồn
ào, náo nhiệt, thế nhưng
chả hiểu sao gần đây
lại xuất hiện “cà phê cô
đơn”. Đó là kiểu cà phê
thiết kế cho những người
“trăm năm cô đơn” hoặc
chỉ thích cô đơn hoặc có
nhu cầu cô đơn. Họ đến
quán có vẻ chỉ để lặng lẽ
độc thoại với chính mình.
Thực ra ngay cả những
người không cô đơn nhưng
đôi khi cũng muốn “tự
kỷ” để tìm chút lắng đọng,
khỏi sự quấy rầy.
.
Dù ai muốn cô đơn thì
Sài Gòn cũng chẳng lúc
nào bớt náo nhiệt. Thế
nên cà phê cô đơn có vẻ
chưa đủ đô nhỉ? Sài Gòn
gần đây còn xuất hiện
những loại hình cà phê
“đóng đô” nguyên ngày
dành cho những ai lười
biếng ra ngoài, lười biếng
về nhà, lười biếng la cà.
Những quán này thiết kế
theo phong cách mỗi bàn
cà phê là một chỗ riêng tư
để khách hàng tự do làm
những gì mình thích như
xem tivi, nghe nhạc, làm
việc hoặc… ngủ.
.
Sài Gòn còn có loại hình
cà phê quay về thời tiền
sử. Khi ấy loài khủng long
thống trị thế giới loài vật
và được trẻ con bây giờ
nhắc đến như một viên
bạo chúa thống trị tinh
thần trong nỗi sợ. Ở một
quán cà phê trên đường
Dương Quảng Hàm (quận
Gò Vấp) dựng một mô
hình chú khủng long siêu
to khổng lồ, cao 5 m đứng
khiêu khích trước quán.
Trong quán, hàng loạt mô
hình khủng long lớn nhỏ,
từ ăn cỏ đến ăn thịt, từ
loài cổ dài đến cổ ngắn,
từ loại ốm siêu mỏng đến
siêu béo mập… cho khách
hàng vừa thưởng thức cà
phê vừa mân mê những
chú khủng long thời cổ đại.
.
Xu hướng cà phê xưa, tìm
về chốn cũ đã xuất hiện ở
Sài Gòn ít lâu và nay càng
được phát triển rầm rộ. Cà
phê xưa thường làm theo
phong cách cái gì cũng cũ.
Ở đó có cái tivi trắng đen
đời đầu, điện thoại từ thời
cổ lai hy, máy cassette chạy
băng, đài phát thanh mini
và cả bàn ghế cũ hằn sâu
vết thời gian.
Ngôi nhà cà phê xưa
cũng được làm lại cho cũ
kỹ, mang dấu ấn những
ngôi nhà kiểu nông thôn
mộc mạc nhưng ưa sắc
màu. Hay gặp nhất là
ngôi nhà màu vàng có cái
cửa màu xanh, có cái tivi
màu đỏ và máy cassette
màu đen. View quán lại
rất vintage với hoa, với cỏ
kiểu bốn mùa thanh xuân.
.
Dù có bao nhiêu phiên
bản quán cà phê thì nhiều
người ở Sài Gòn vẫn mê
phiên bản “cà phê tết”.
Những chủ quán cà phê
táo bạo, mới mẻ, lạ lẫm.
Bạn sẽ như hoàng tử, công
chúa khi được đi trên con
đường hoa đào, hoa mai
dẫn lối. Vào tới quán, bạn
sẽ choáng ngợp với quả
“key moment” đập ngay
trước mắt. Thường sẽ là
chiếc studio chụp ảnh tết
được trang trí công phu
để khách hàng tha hồ
“check in”, “seo phì”, “tự
sướng”…
.
Cà phê phong cách các
nước như Hàn Quốc, Nhật
Bản… cũng rầm rộ phát
triển sau dịch COVID-19
nhằm thỏa mãn nhu cầu
“check in” của giới trẻ.
Tuy nhiên, những loại
hình này dù mới ra đời
nhưng đang có xu hướng
đuối đuối, bởi giới trẻ
đến quán đâu chỉ có nhu
cầu sống ảo, họ cũng cần
thưởng thức hương vị cà
phê đúng nghĩa chứ nhỉ.
Nhiều bạn trẻ thừa nhận
vị cà phê Việt Nam vẫn
cuốn hút hơn cả.
À mà nói đến hương vị
cà phê mới nhớ, Sài Gòn
giờ có nhiều loại cà phê
pha chế với phong cách
vạn người mê. Được coi
là thứ kích thích trí não
cho con người sáng tạo,
vậy nên bản thân cà phê
cũng là niềm cảm hứng để
đi vào sự sáng tạo bất tận
của con người.
Dân ghiền cà phê đang
lùng sục để thưởng thức
cho được cà phê muối
- một loại cà phê được
coi là “luxury” đến từ xứ
Huế. Lạ ở chỗ vị mặn của
muối và vị đắng của cà
phê tưởng chừng là hai thế
giới khác nhau, chẳng ăn
nhập ở một vị trí nào trên
“map” đồ uống nhưng
chuyện tình cà phê và
muối vẫn diễn ra trong sự
nồng nàn, tinh tế mang lại
cảm giác rất lạ cho người
thưởng thức.
Góp mặt trong danh
mục thức uống nóng sốt
trên 40 độ C vài năm trở
lại đây, cà phê ủ trở thành
đối thủ đáng gờm trong
họ hàng nhà cà phê. Để
tạo ra tác phẩm cà phê
ủ, người pha phải đúng
chất là nghệ sĩ. Bởi nghe
đâu phải ủ đúng giờ, đúng
lượng, qua từng giai đoạn
và phải có bí quyết riêng
để phù phép cho tác phẩm
có sức gây nghiện.
Kết: Talks cà phê Sài
Gòn không có “cap” kết,
chỉ có dấu “…” (ba chấm).
Bởi cà phê Sài Gòn vốn
không bao giờ thôi sáng
tạo, thôi đổi mới, thôi
mang đến những điều lạ
lẫm để chúng mình tiếp tục
điền vào dấu ba chấm.•
ĐI CÀ PHÊ ĐỂ
“TÁM”, ĐỂ TRAO
ĐỔI LÀM ĂN, ĐỂ
ĐƠN GIẢN LÀ “ĂN
SÁNG, UỐNG CÀ
PHÊ” VÀ CÓ KHI
LÀ ĐỂ TÌM CHÚT
LẮNG ĐỌNG SAU
NHỮNG ỒN Ã,
XÔ BỒ.
càphê
s
ài
g
òn
CÀ PHÊ SÀI GÒN
ĐA MÀU,
ĐA SẮC, ĐA
PHONG CÁCH,
MUÔN HÌNH VẠN
TRẠNG NHƯ ĐỂ
CHIỀU LÒNG
MUÔN VẠN
KHÁCH.
tết Sài Gòn luôn “chơi
lớn” với lối trang trí quen
thuộc của phong vị tết xưa
nhưng lạ với phong cách
1...,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,...62
Powered by FlippingBook