XUAN-2023 - page 35

XuânQuýMão
36
TS.NguyễnThịHậu
1
Gia Định thành thông chí
của Trịnh Hoài Đức vào
khoảng năm 1820 đã cho
biết vào đầu thế kỷ 19 các
trấn ở Nam Bộ đã là những
trung tâm kinh tế sầm uất,
cùng các thành là trung
tâm hành chính thì nhà
cửa, phố xá, bến chợ luôn
được nhắc đến như một
thành phần quan trọng của
một trấn. Sau đây là vài
miêu tả trong phần Thành
trì chí.
“Trấn Phiên An trước
thành có phố chợ, nhà cửa
rất trù mật... tụ tập hàng
trăm thứ hàng hóa, dọc bến
sông thuyền buôn lớn nhỏ
đi lại san sát. Phố Sài Gòn
(Chợ Lớn) đường phố lớn,
thẳng suốt ba đường giáp
đến bến sông... đan xuyên
nhau như chữ điền, phố
xá liền mái, người Việt và
người Trung Quốc cùng
sinh sống... Hai bên nam -
bắc bến sông không thứ gì
là không có. Ngoài ra còn
có các chợ khác cũng nổi
tiếng như chợ Khung Dong
(chợ Cây Da Còm), chợ
Điều Khiển, phố chợ Lịch
Tân (chợ Bến Sỏi), chợ
Tân Kiểng...
Trấn Biên Hòa có phố
lớn Nông Nại - cù lao Đại
Phố, mái ngói tường vôi,
lầu quán cao ngất, dòng
sông rực rỡ, ánh nhật huy
hoàng, liền nhau tới 5 dặm,
chia làm ba đường phố,
đường phố lớn lát đá trắng,
đường phố ngang lót đá
ong, đường phố nhỏ lót
đá xanh, toàn thể đường
bằng phẳng như đá mài. Kẻ
buôn tụ tập, thuyền đi biển,
chốn phồn hoa.
Trấn Hà Tiên: Đường sá
giao nhau, phố xá nối liền.
Người Việt, người Hoa,
người Cao Miên, người
Chà Và tụ họp chia ở,
thuyền biển ghe sông qua
lại như mắc cửi, thật là nơi
đô hội góc biển vậy”.
Có thể nhận thấy thế kỷ
17 khi Chúa Nguyễn mở
mang vùng đất Nam Bộ
cũng là thời kỳ hoạt động
ngoại thương ở khu vực
Đông Nam Á sôi động.
Ngoài thương cảng Hội An
ở miền Trung nổi tiếng từ
thế kỷ 16, các trung tâm
thương cảng mới như Cù
Lao Phố (Biên Hòa), Mỹ
Tho, Hà Tiên cũng phát
triển nhờ lợi thế của hệ
thống giao thông đường
thủy (cảng biển, sông
rạch...). Sau khi được xây
dựng vào năm 1790, thành
Gia Định từ một trung tâm
đi sông đều đến cuốn buồm
neo đậu, đầu đuôi thuyền
đậu kế tiếp nhau, thật là
một chỗ đô hội…
Trấn Định Tường có chợ
và phố lớn Mỹ Tho, mái
ngói cột chạm phủ, đình
cao, nha thự rộng, thuyền
bè sông biển ra vào, buồm
thuyền trông như mắc cửi,
thật là nơi đô hội lớn phồn
hoa huyên náo.
Trấn Vĩnh Thanh có chợ
Vĩnh Thanh, chợ Long
Hồ, phố xá liền nhau, hàng
hóa cả trăm món, dài đến 5
dặm, ghe thuyền đậu suốt
bến, miếu thần, đình làng
mọc lên, đờn ca náo nhiệt,
là chợ phố lớn của trấn.
Chợ Sa Đéc: Phố chợ nằm
dọc theo bờ sông, mái nối
mái liền nhau đối nhau
san sát như vảy cá... trên
bờ dưới sông có hàng trăm
thứ hàng hóa tốt đẹp, nhìn
ngợp mắt thỏa lòng, quả là
chính trị mau chóng trở
thành một thương cảng lớn
của Đàng Trong và trong
khu vực Đông Nam Á.
Thế kỷ 19, Gia Định
thành đã là một đô thị
quan trọng sánh ngang
Thăng Long và Phú Xuân
nhưng khác chức năng
chính là trung tâm chính
trị. Sài Gòn - Gia Định
được nhìn nhận có một
vai trò kinh tế quan trọng
(thương nghiệp, xuất nhập
khẩu, thủ công nghiệp)
bên cạnh vai trò trung tâm
chính trị - văn hóa của
Đàng Trong.
2
Năm 1899, Toàn quyền
Đông Dương ra nghị định
đổi tên gọi “hạt” thành
“tỉnh” (province) và chia
Nam kỳ thành ba miền. Lúc
TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CỦA
CÁC TRẤN Ở NAM BỘ TỪ THỜI NHÀ
NGUYỄN ĐÃ LÀ NHỮNG ĐÔ THỊ
SẦM UẤT PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI,
GẮN LIỀN VỚI ĐƯỜNG SÔNG VÀ
ĐƯỜNG BIỂN.
Đường phố Sài Gòn năm 1915.
(Nguồn: Wikipedia)
củacác
Vị trí cửa thành Gia Định (1836-1859)
ngày nay là đường Đinh Tiên Hoàng,
quận 1. (Nguồn: Wikipedia)
CÁC ĐÔ THỊ Ở NAM BỘ
CÓ PHẦN KHÁC BIỆT
SO VỚI CÁC VÙNG,
MIỀN KHÁC, ĐẤY LÀ
NHỮNG TRUNG TÂM
HÀNH CHÍNH - QUÂN
SỰ NHƯNG KHÔNG
THỂ THIẾU YẾU TỐ LÀ
TRUNG TÂM KINH TẾ.
Cầu sở thú qua Thị Nghè năm 1963. Ảnh: FLICKR
ĐÔTHỊ
NAMBỘ
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...62
Powered by FlippingBook