XUAN-2023 - page 41

XuânQuýMão
42
Pgs-TsNguyễnNgọcThơ
K
hông biết tự
bao giờ, mèo
có một vai trò
vô cùng quan
trọng trong cuộc
sống của người Việt. Có
lẽ từ khi con người biết
trồng lúa nước, mèo đã
hiện diện, trở thành “cứu
tinh” và là người bạn của
nhà nông vì nó là khắc tinh
của chuột. Vì lẽ đó, bao
đời nay trong văn hóa dân
gian, loài mèo đã góp phần
mang lại sự no đủ, ấm cúng
và thịnh vượng cho gia chủ.
Mèo trong văn hóa của
mỗi quốc gia, dân tộc luôn
có sự khác nhau, thậm chí
đã có nhiều điểm dị biệt.
Chẳng hạn, đối với các
nước Islam (Hồi giáo),
họ không được đụng
chạm hoặc không được
nuôi heo hay chó. Nếu
có dịp ghé qua Kuching
hay Kota Kinabalu của
Malaysia, bạn sẽ ngạc
nhiên khi thấy mèo có ở
khắp nơi trong TP, bởi đa
phần người dân nước này
đều theo đạo Hồi.
Thậm chí, trong tâm thức
và đời sống của con người
tại một số quốc gia có nền
nông nghiệp lúa nước ở
châu Á như Việt Nam,
Trung Quốc, Nhật Bản,
Triều Tiên, mèo cũng được
quan tâm, dù mỗi dân tộc
lại có những cách đánh giá
riêng về chúng. Ở Trung
Quốc, mèo là loài vật bắt
chuột, bảo vệ thóc lúa, gia
sản; trong nghệ thuật hội
họa truyền thống mèo xuất
hiện trong tranh
Đám cưới
chuột
với vai phản diện
(thế lực bóc lột), ít nhiều
có ảnh hưởng tới làng
tranh Đông Hồ.
Đối với đa số người Việt,
hình ảnh con mèo có ý
nghĩa rất khác, có sự đặc
biệt hơn nhiều đối với các
loài vật nuôi thân thiện
trong nhà.
Đầu tiên, mèo là “cứu
tinh của bác nông dân”.
Mèo luôn gắn với hình ảnh
“dũng sĩ diệt chuột” để bảo
vệ mùa màng, lương thực,
góp phần mang lại sự no
đủ cho cuộc sống của con
người. Với vai trò này, mèo
được ví và gắn liền với sự
hưng thịnh của nhà nông.
Sứ mệnh và vai trò của
loài vật này được thể hiện
rõ hơn vào mỗi mùa thu
hoạch lúa. Lúc này, loài
mèo sẽ trở thành “vệ sĩ”
trông giữ bồ thóc cho chủ
thức của người Việt, tạo
sự khác biệt về văn hóa so
với các quốc gia khác trong
khu vực.
Điều khác biệt thứ ba,
trong tâm thức của đa phần
người Việt thì mèo chính
là biểu tượng của sự ấm
cúng và thịnh vượng. Cũng
bắt đầu từ cái tập tính sinh
học, mèo thường thích
cuộn tròn ở nơi có hơi ấm
như lò than, gần với bếp
lửa và ở cạnh con người…
tạo cảm giác ấm áp ngay cả
trong thời tiết lạnh lẽo.
Không ít người nhận
định sinh con vào năm
mão sẽ được an nhàn, no
nhà.
Đặc biệt, nước ta là
quốc gia xuất khẩu
gạo hàng đầu thế giới
nên trong tâm niệm
của người dân, mèo
càng có vai trò quan
trọng. Ngày nay, con
người có thể sử dụng
nhiều biện pháp khác
nhau để tránh sự phá hoại
của chuột, song dù ở TP
hay nông thôn, vai trò và
ý nghĩa của loài mèo vẫn
không thay đổi.
Thứ hai, mèo là con vật
chỉ có trong 12 con giáp
của Việt Nam. Trong chi
mão của văn hóa Trung
Hoa, thỏ là con vật được
đại diện, song với người
Việt, loài vật đại diện
chi này lại chính là mèo.
Trong dân gian, người Việt
vẫn gọi năm mão là mẹo
và mẹo đọc gần với mèo.
Điều này phần nào nói lên
vị trí của mèo trong tâm
đủ và ấm cúng như… mèo.
Ở góc nhìn này, loài mèo
mang đến sự thanh nhàn,
hòa bình, an nhiên, tự tại.
Chính vì lẽ đó, mèo trong
văn hóa Việt Nam được
cho là mang tính đặc thù
so với hình ảnh mèo trong
văn hóa Trung Hoa, Nhật
Bản, Triều Tiên.
Thứ tư, chủ động, linh
hoạt trong mọi tình huống.
Cũng với “tính cách” của
mình, mèo rất tự chủ từ
nguồn thức ăn đến sinh
hoạt. Khi thực sự cần thiết,
mèo có thể tự tìm kiếm
nguồn thức ăn để nuôi
sống chính mình như bắt
chuột, bắt cá, tôm ngoài
đồng. Không chỉ vậy, mèo
còn có khả năng tự vệ cao,
một khi cảm thấy nguy hại,
nó lập tức phản vệ để bảo
vệ bản thân.
Với những đặc điểm
độc đáo nói trên, có thể
khẳng định mèo là một
trong những loài vật gần
gũi, quen thuộc nhất trong
tâm thức của người Việt.
Nhìn từ thực tế, mèo trong
thời đại 4.0 cũng đã có sự
chuyển đổi nhịp nhàng cho
phù hợp với đời sống đô
thị. Ở đó, mèo ngoài chức
năng đuổi chuột thì còn là
thú cưng, là thành viên của
nhiều gia đình và là người
bạn thân thiết của các cô
chủ, cậu chủ.•
CẦNGIẢI OANCHOLOÀI MÈO
Chẳng hiểu vì sao lại có quan niệm cho rằng “mèo đến
nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”? Cho đến nay dân
gian cũng không có một lời giải thích nào thuyết phục về
quan niệm như vậy. Một số người cho rằng loài mèo có
khả năng linh cảm cao, có thể dự báo những tin không
hay nên người ta không muốn mèo nhà khác đến nhà
mình. Ngoài ra, dân gian cũng có câu “mèo mả gà đồng”
dùng để ám chỉ những người có thói trăng hoa bay bướm,
có các mối quan hệ nam nữ bất chính, lăng nhăng. Mèo
mả là loài hoang trái ngược mèo nhà, thường sống ở các
bãi tha ma, nghĩa địa không có chủ, không có nhà cửa,
thường đi lang thang để kiếm ăn.
Mèo có vài tập tính gắn với màn đêm, ví như nó thường
đi ăn đêm, hay kêu gào tranh bạn tình trong đêm, ánh mắt
sáng nên đôi khi ảnh hưởng giấc ngủ của con người, trong
khi ban ngày nó lại cuộn tròn trong nhà. Ngoài ra, với
bản tính thích cuộn tròn, nằm chỗ ấm khiến người ta liên
tưởng đến tính cách lười biếng, ngủ nhiều, ít vận động.
Đặc biệt, có trường hợp cần giải oan ngay cho mèo bởi
dân gian hay ví người thứ ba trong tình yêu - hôn nhân là
“mèo”. Cách hiểu này có phần tiêu cực và có phần oan
cho mèo bởi mèo và người thứ ba nào có liên quan.
SỨ MỆNH VÀ VAI TRÒ CỦA
LOÀI VẬT NÀY ĐƯỢC THỂ
HIỆN RÕ HƠN VÀO MỖI MÙA
THU HOẠCH LÚA. LÚC NÀY,
LOÀI MÈO SẼ TRỞ THÀNH
“VỆ SĨ” TRÔNG GIỮ BỒ THÓC
CHO GIA CHỦ.
MÈO LÀ LOÀI VẬT CHỈ
XUẤT HIỆN TRONG 12
CON GIÁP CỦA VIỆT
NAM, BỞI ĐỐI VỚI
CÁC NƯỚC TRONG
KHU VỰC THÌ CON
GIÁP ĐỨNG THỨ TƯ
LẠI LÀ THỎ.
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...62
Powered by FlippingBook