XUAN-2023 - page 45

XuânQuýMão
47
những người phạm lỗi có
một lý do nào đó, có thể là
những lý do to lớn. Trẻ con
không có lý do gì to lớn.
Chúng có cả thế giới trong
mình rồi. Chúng không cần
phạm lỗi để nhanh hơn,
để vượt lên, để nắm phần
thắng.
Chở con vào một tiệm
bánh, phần thưởng của
một kỳ thi tốt là một chiếc
bánh phô mai.
Phía bên ngoài, xa xa cửa
tiệm có một cô đẩy xe đạp
bán những loại bánh tráng,
bánh men rẻ tiền, cô nói
bâng quơ:
“Ế thiệt là ế, sáng
giờ đi miết chưa bán được”
.
Con nghe thấy khi đi ngang
qua, con ngần ngừ rồi đề
nghị mua bánh men và bánh
tráng thay vì bánh phô mai.
Tôi đồng ý và hỏi tại sao.
Con nói:
“Chắc cô kia cần
người mua hơn tiệm bánh,
tiệm bánh con thấy đã có
khách bước vô mua”.
“Nhưng con có thích
bánh men và bánh tráng
đâu?”.
“Thì mình phải mua cho
người cần hơn, con chưa
cần ăn bánh phô mai đến
vậy”
- con bỏ miếng bánh
men trắng tròn vào miệng
-
“Cũng ngon mà ba, ổn
đấy!”.
Con chưa hề biết đến
những lý thuyết về phân
phối, về chia sẻ, về đảm
bảo nguồn lực xã hội, tự
bên trong con, con hiểu
ai cần hơn thì xứng đáng
được nhận. Nhu cầu của
bản thân, nếu chưa cần
lắm, có thể hoãn lại, có
thể chờ đợi, những nhánh
ngang dọc, những khoảng
dừng chờ đợi trên đường,
có khi ngon lành, giòn rụm,
tan ra trên đầu lưỡi, như
một chiếc bánh men. Trực
tiếp và dễ thương, hồn
nhiên và đúng đắn!
Con tôi chỉ cho tôi một
trái bầu đã đậu, đã lớn lên:
“Ba thấy chưa, cây cần
thì cây sẽ đậu trái, có cần
phải làm gì đâu!”
. Tôi thấy
những chú ong đang bay về
vờn hoa, tôi nghĩ con nói
đúng.
“Sống dễ lắm! Cứ nhìn
vào mắt bọn trẻ con mà
sống...”
, nhà văn Nguyễn
Huy Thiệp viết thế. Không
chỉ nhìn vào, có lẽ chúng
ta giữ một đôi mắt trẻ thơ
bên trong, giữ lại một đứa
trẻ bên trong, chúng ta
sẽ dễ sống hơn, chúng ta
thấy cuộc sống đẹp hơn và
chúng ta sống đẹp hơn.•
Cứ nhìn vào
mắt trẻ con
mà sống
Vương Thuấn
M
ùa xuân,
tôi trồng
hai dây
bầu trong
ô đất trên
ban công, cây mướt xanh,
chằng chịt ngọn, cành khỏe
và lá xum xuê. Con trai tôi
thích lắm, cứ ngắm miết.
Con mân mê từng đường
gân lá, từng cánh trắng
he hé nở ra một mùa tròn
trịa. Con thích thú cả con
bọ rầy nho nhỏ bu về, đẻ
những trứng li ti trên mặt
lá. Nhưng tất cả điều con
thích thú ấy dẫn đến một
việc dây bầu mãi không
đậu trái. Hoa và trái non
cứ đen dần, nhũn ra và
rụng xuống.
Tôi tham khảo đủ cách
và chiều ấy, khi tỉa xong
các lá bệnh, già úa, xịt một
bình nước tỏi pha ớt trị
nấm cho cây, tôi dùng một
con dao rạch đoạn gần gốc
dây bầu, nhét vào ấy mảnh
sành, chia cắt hai nửa thân
gốc bầu. Người ta nói bằng
cách không để hai nửa bị
tách ấy chập lại, dây bầu sẽ
phát hiện nguy hiểm cho
sự tồn tại, bầu sẽ tập trung
cho việc ra hoa, kết trái.
Trong nỗi lo vết thương
không lành, dây bầu cuống
quýt sống, hoài thai và kết
trái, mong để lại một phần
bản thân mình trên cõi đời,
thông qua những trái xanh
mơn mởn trĩu cành.
Tôi nghĩ về những trái
bầu thành tựu ấy khi nhấn
nhẹ mũi dao vào gốc dây
bầu, không hay sau lưng
mình con trai tôi đã đứng
nhìn, quan sát.
“Sao ba lại
chẻ gốc cây? Cây đâu có
lỗi gì đâu, mình chăm sóc
cây mà”
- cậu con trai đứng
nhìn tôi, đôi mắt tròn ngạc
nhiên nhưng cũng đầy xót
xa và trách móc.
Câu nói của con vang
lên khiến vết cắt dừng lại
đột ngột, một dòng nhựa
trong đã chảy ra, những
trái bầu mơ tưởng đã rơi
đâu mất, chỉ còn nỗi bối
rối như tôi vừa phá nát
điều gì phía bên trong con
trai mình. Một điều gì đó
vừa tự nhiên vừa trong
trẻo như những dòng nhựa
sống nuôi dưỡng thân cây
đã chảy ra từ ánh nhìn
của con.
Tôi đã giải thích rất lâu,
rất nhiều lời, rất nhiều kiến
giải khoa học cho con biết
rằng ba không làm một
điều xấu, ba không cố tâm
gây tổn hại cho cây, mục
đích của ba là một kết quả
tốt cho cây, cho chúng ta.
Con nhìn tôi rồi hỏi:
“Nhưng cây có thích như
vậy không? Sao ba chắc
cây ra lá to không để bọ
rầy có cái bụng màu cam
đẹp bay về? Lỡ cây không
muốn kết trái mà ba lại bắt
cây kết trái thì sao?”.
Tôi không trả lời được,
những kiến thức khoa học
hay dân gian, những mong
muốn tạo trái ngọt lành
cho mình ngắm và hưởng
đều tan mất trong câu hỏi
của con. Không có một
mục đích, lợi ích cụ thể
nào có thể quy đổi, đo đếm
được từ câu hỏi của con,
trong cách nghĩ ấy, trong
ánh nhìn ấy, dù muốn dù
không tôi cũng là kẻ đã
phạm tội. Tội đi ngược
lại ước muốn của sinh thể
khác, tội bắt nạt thiên
nhiên để phục vụ mục đích
của mình.
Trong con mắt trẻ thơ,
thiên nhiên là bè bạn, dây
bầu cũng bình đẳng, con
bọ rầy cũng đáng yêu như
nụ hoa trắng. Tôi biết làm
cách nào để dạy con phân
định tốt xấu, dạy con rằng
trái thì tốt hơn hoa? Con
đã học trong bài tự nhiên
rằng hệ sinh thái đủ chỗ
cho tất cả sinh vật và mỗi
một loài đều có nhiệm vụ
riêng, đều có lý do và xứng
đáng được tồn tại. Bài học
tôi cũng đã học và đã quên
đi hay hiểu theo cách rất
khác khi lớn lên.
Con trai tôi lấy mảnh vải
nhỏ băng lại cho gốc cây,
một chiếc nơ xinh xinh thắt
lên vết thương do tôi gây
ra. Tôi cùng con tỉa lá sâu
và nấm nặng, xịt nước tỏi
ớt. Tôi đã thỏa thuận rằng
tuy tất cả mọi loài đều có
quyền sinh tồn nhưng khi
sự sinh tồn có khả năng
gây hại quá nhiều cho một
loài khác, chúng ta sẽ can
thiệp, nếu có thể, để giữ lại
sự cân bằng.
Con đồng ý, mấy chiếc lá
xanh, hoa trắng cũng rung
rinh đồng ý.
Chiều kẹt xe, dồn ứ
những bực dọc, mệt mỏi.
Thấy nhiều xe leo lên lề
để rẽ phải, tôi dợm tay
ga. Một cái ôm siết nhẹ
từ phía sau:
“Đừng chớ
ba, leo lề là sai đó!”
. Tay
ga nhả ra nhưng tôi nói:
“Nhiều người cũng đi kìa
con, mình rẽ phải thôi
mà!”. “Nhưng là sai, người
ta chấp nhận sai chắc là có
việc gì gấp lắm, có ai đó
cần giúp, mình có vội gì
đâu ba!”.
Ừ, mình có vội gì đâu, cứ
thong thả rồi đèn xanh, rồi
dòng chảy sẽ trôi về phía
trước thôi. Trong mắt con,
KHÔNG CHỈ NHÌN VÀO MẮT TRẺ CON, CÓ
LẼ CHÚNG TA GIỮ MỘT ĐÔI MẮT TRẺ THƠ
BÊN TRONG, GIỮ LẠI MỘT ĐỨA TRẺ BÊN
TRONG, CHÚNG TA SẼ SỐNG ĐẸP HƠN VÀ
THẤY CUỘC ĐỜI TƯƠI HỒNG HƠN.
CHIỀU KẸT XE,
DỒN Ứ NHỮNG
BỰC DỌC, MỆT
MỎI. THẤY NHIỀU
XE LEO LÊN LỀ ĐỂ
RẼ PHẢI, TÔI DỢM
TAY GA. MỘT CÁI
ÔM SIẾT NHẸ TỪ
PHÍA SAU: “ĐỪNG
CHỚ BA, LEO LỀ
LÀ SAI ĐÓ!”.
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...62
Powered by FlippingBook